Sẽ triển khai điều tra, thống kê số liệu công nghiệp ICT trực tuyến

Lan Phương| 20/12/2019 13:33
Theo dõi ICTVietnam trên

Năm 2019, các doanh nghiệp (DN) CNTT đã nộp ngân sách trên 53.000 tỷ đồng, đóng góp đáng kể cho ngành kinh tế.

Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TTTT Đào Đình Khả cho biết tại Tọa đàm nhu cầu thống kê số liệu phục vụ tương tác quản lý nhà nước về công nghiệp ICT ngày 19/12: Hiện nay, ngành công nghiệp CNTT là ngành hết sức quan trọng.

Ông Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ CNTT

Thời gian qua chúng ta đã nghe nhiều đến triển khai chính phủ điện tử, chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp lần thứ 4, kinh tế số, thành phố thông minh, chính quyền thông minh…

Những việc triển khai này đều cần những giải pháp, những sản phẩm CNTT, công nghệ số tiên tiến nhất. Đó là trách nhiệm của ngành công nghiệp CNTT.

Trong giai đoạn 5 năm 2014 - 2019, ngành công nghiệp CNTT đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của đất nước với doanh thu ước tính đạt 110 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 31,1%/năm, hình thành đội ngũ lao động công nghệ số với hơn 1 triệu người.

Tuy nhiên, dù có những đóng góp, nhưng vẫn còn vấn đề như có tăng trưởng bền vững, ưu đãi thuế đã hiệu quả chưa...? Ngoài đưa ra chính sách, biện pháp quản lý, chúng ta cần phải có số liệu thống kê. Nếu không có số liệu thống kê thì không thể xây dựng chính sách hiệu quả được. Vai trò của số liệu thống kê đang ngày càng cấp bách.

Trên thế giới hiện nay, theo ông Khả, đã có khái niệm xây dựng chính sách dựa trên số liệu hay sáng tạo dựa trên số liệu. Theo đó, Bộ TTTT có chủ trương tăng cường công tác thống kê trong thời gian tới.

Toạ đàm có sự tham gia của các đơn vị thuộc Bộ TTTT, Tổng cục Thống kê, doanh nghiệp ICT, Sở TTTT phía Bắc

Đề xuất 11 chỉ tiêu thống kê quản lý chuyên ngành

Là người chủ trì công tác thống kê công nghiệp ICT, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT đã thông tin về DN CNTT theo mã ngành kinh tế, các văn bản quy định sản phẩm, dịch vụ CNTT.

Về tồn tại, khó khăn trong lĩnh vực thống kê, ông Tuyên cho biết: số lượng DN CNTT nhiều (trên 70.000) và chủ yếu là DN tư nhân vừa và nhỏ và thường xuyên thay đổi địa chỉ, địa bàn hoạt động.

CNTT không nằm trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện nên không có quan hệ cấp phép, đăng ký kinh doanh với Bộ TTTT. Mức độ chấp hành của các DN CNTT về chế độ báo cáo là hạn chế.

Bên cạnh đó, chưa có quy định chế độ báo cáo đối với các DN CNTT (Thông thư 10/2018/TT-BTTTT quy định chế độ báo cáo ngành TTTT không có lĩnh vực công nghiệp CNTT. Mã ngành thống kê chưa đầy đủ so với quy định của Luật CNTT và các văn bản hướng dẫn.

Ông Tuyên đề xuất danh mục chỉ tiêu cần thu thập phục vụ quản lý gồm: Chỉ tiêu phục vụ báo cáo định kỳ: Tổng doanh thu công nghiệp CNTT; Lợi nhuận từ CNTT, Doanh thu xuất khẩu CNTT, Tổng số lao động CNTT, Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước từ công nghiệp CNTT

Chỉ tiêu phục vụ quản lý chuyên ngành gồm 11 chỉ tiêu: Doanh thu theo các lĩnh vực và loại hình doanh nghiệp; Doanh thu xuất khẩu theo lĩnh vực; Thu nhập bình quân năm/lao động CNTT; Lao động CNTT theo lĩnh vực, trình độ và giới tính; Chi cho nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ CNTT; Chi cho đào tạo nguồn nhân lực (của DN), số trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo CNTT; Chỉ tiêu tuyển sinh Đaị học, Cao đẳng về ngành CNTT và Số sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng về ngành CNTT; Thông tin về sản phẩm, dịch vụ CNTT (danh sách sản phẩm, giá trị, số lượng sản xuất/bán ra hoặc hợp đồng, giấy phép đã cung cấp…); Thông tin về thị trường xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ của DN (thị trường xuất khẩu chính, giá trị…).

Ứng dụng CNTT mạnh mẽ đáp ứng công tác điều tra, thống kê

Ông Trần Tuấn Hưng, Vụ trưởng Vụ Phương pháp chế độ Thống kê và CNTT - Tổng cục Thống kê cho biết các nội dung cơ bản của điều tra thống kê.

Điều tra thống kê để thu thập thông tin từ các DN CNTT có thể thực hiện qua Tổng điều tra 5 năm/lần và điều tra chọn mẫu các DN CNTT hàng năm thì sẽ chuyên sâu hơn.

"Thu thập DN nói chung là khó khăn, chưa nói đến DN CNTT. Phương pháp thu thập từ 2018 về trước là phỏng vấn từ trước, từ 2019 xây dựng phương án phiếu điện tử (e-survey), DN tự kê khai, trên cơ sở cấp mã và quyền truy cập. Trên cơ sở này Tổng cục có thể thống kê có thể phân tích", ông Hưng cho hay.

Ông Dương Đại Lâm, Giám đốc CNTT-TT, Sở TTTT Bắc Giang cho biết: Toàn tỉnh Bắc Giang có 363 DN hoạt động trong lĩnh vực CNTT, điện tử viễn thông, trong đó: có 183 DN sản xuất, lắp ráp, cung cấp dịch vụ phần cứng, điện tử; 149 DN phân phối, buôn bán sản phẩm CNTT; 08 DN sản xuất, cung cấp dịch vụ khác.

Khó khăn, vướng mắc khi thu thập số liệu từ DN CNTT là thu thập số liệu từ DN công nghiệp CNTT; thu thập số liệu từ Sở KH&ĐT, Cục Thuế, Ban Quản lý Khu Công nghiệp: Mỗi cơ quan chỉ quản lý dữ liệu riêng của mình, nên khi lấy dữ liệu Sở phải tự lọc dữ liệu, nên số liệu không đầy đủ, thiếu tính chính xác, liên kết các dữ liệu rất khó khăn…

Bên cạnh đó, còn thiếu văn bản quy phạm pháp luật quy định về chế độ báo cáo của DN công nghiệp CNTT nên việc chấp hành của các DN còn rất hạn chế.

Đại diện của CMC cho biết: Thu thập dữ liệu quan trọng hoạch định để phát triển. DN có rất nhiều số liệu báo cáo thuế, hải quan, áp dụng báo cáo tiếp thì mất thời gian, trùng lặp. Bộ phận hỗ trợ DN phải thực hiện rất nhiều thao tác. Số liệu về doanh thu, nhân sự, phát triển, tăng giảm (thuế có), nhập khẩu, xuất khẩu thiết bị CNTT.

“Việc áp dụng CNTT vào thu thập dữ liệu là rất cần thiết để giảm chi phí, công sức của DN”.

Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, hiện Vụ CNTT đang xây dựng nền tảng để thu thập số liệu thống kê của DN CNTT và mong các đơn vị ủng hộ.

Bài liên quan
  • Giải pháp xây dựng nền tảng ứng dụng AI trong doanh nghiệp
    Nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) kỹ thuật số tích hợp nhiều công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, các giải pháp CNTT điều khiển từ xa và phân tích dữ liệu để cải thiện việc cung cấp dịch vụ CNTT và điện tử viễn thông (ĐTVT).
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Sẽ triển khai điều tra, thống kê số liệu công nghiệp ICT trực tuyến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO