Singapore, Australia ký 7 MoU để hợp tác kinh tế số toàn diện

Hoàng Linh| 24/03/2020 10:29
Theo dõi ICTVietnam trên

Singapore và Australia vừa ký kết 7 thỏa thuận hợp tác về trí tuệ nhân tạo (AI), nhận dạng kỹ thuật số, thanh toán điện tử, luồng dữ liệu xuyên biên giới…

Singapore và Australia đã kết thúc các cuộc đàm phán về hiệp định hợp tác kinh tế số. Theo đó, hai nước sẽ hợp tác trên nhiều mặt, trong đó có hợp tác về AI, luồng dữ liệu xuyên biên giới, thanh toán điện tử.

Hiệp định sẽ là nột khung khổ để tạo điều kiện thúc đẩy "hợp tác sâu sắc hơn" đến "định hình" các quy tắc quốc tế và thiết lập khả năng tương tác giữa các hệ thống kỹ thuật số.

Các cuộc thảo luận về Thỏa thuận hợp tác Kinh tế số Australia - Singapore (DEA) đã bắt đầu vào tháng 10/2019 và cao điểm tại cuộc hội thảo video mới đây khi Thủ tướng Australia Scott Morrison và người đồng cấp Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long đồng ý mở rộng quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực.

Một số thỏa thuận đã được ký kết như một phần của các cuộc đàm phán, bao gồm các kế hoạch chia sẻ các thực tiễn nhất về công nghệ AI, hỗ trợ thương mại hóa các ứng dụng đó cũng như thúc đẩy việc áp dụng khung quản trị đạo đức trong việc ứng dụng AI.

Hai nước đều là thành viên của Tổ chức Viễn thông châu Á - Thái Bình Dương (APT) nên đặt ra các mục tiêu cho 5 năm tới để "hình thành một tương lai kỹ thuật số được kết nối" cho khu vực bao gồm xây dựng các chính sách và quy định về quyền riêng tư và an ninh mạng, nhưng cũng cho biết việc triển khai một số thành phần ở các quốc gia trong khu vực cũng gặp không ít thách thức.

Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm của Singapore (IMDA) và Bộ Công nghiệp, Khoa học, Năng lượng và Tài nguyên (DISER) của Australia cũng sẽ hỗ trợ các dự án chia sẻ dữ liệu xuyên biên giới, cho phép các doanh nghiệp truy cập dữ liệu để nắm bắt rõ hơn, phát triển các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo.

Ngoài ra, IMDA sẽ làm việc với Cục Thuế Australia để tạo điều kiện trao đổi và chia sẻ dữ liệu liên quan đến việc truyền điện tử các tài liệu kinh doanh, bao gồm cả hóa đơn điện tử. Cả hai cơ quan chính phủ sẽ thúc đẩy các tiêu chuẩn hóa đơn điện tử và thúc đẩy các giao dịch tương tự giữa các doanh nghiệp ở hai nước.

Hai nước cũng sẽ hỗ trợ phát triển thanh toán điện tử xuyên biên giới "an toàn và bảo mật", với cam kết sẽ thúc đẩy "các quy tắc minh bạch và thuận lợi" như thúc đẩy việc áp dụng API mở (giao diện lập trình ứng dụng) và các tiêu chuẩn được chấp nhận như ISO20022.

Bên cạnh đó, hai nước cũng đã lên kế hoạch triển khai chương trình thí điểm thiết lập trao đổi chứng chỉ điện tử đối với các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm thịt, thực vật, sữa, hải sản, cũng như động vật sống và các sản phẩm như thức ăn chăn nuôi, len và da cho các hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước.

Mục đích là giúp các công ty dễ dàng nộp các chứng nhận điện tử để xuất nhập khẩu sản phẩm và số hóa các thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động đó.

DEA cũng bao gồm các cam kết từ cả hai quốc gia để đảm bảo "lắp đặt, bảo trì và sửa chữa nhanh chóng và hiệu quả" các hệ thống cáp ngầm dưới biển ở từng lãnh thổ để duy trì kết nối viễn thông mạnh mẽ, kết nối viễn thông quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin và Phụ trách Hợp tác Thương mại Singapore i S. Iswaran cho biết: "DEA sẽ giúp các doanh nghiệp ở Singapore và Australia dễ dàng hoạt động cả hai nước bằng cách tăng cường kết nối kỹ thuật số của hai nước. 7 biên bản ghi nhớ (MoU)về các nội dung như đạo đức và quản trị của AI và đổi mới dựa trên dữ liệu đã được ký kết. Các biên bản ghi nhớ sẽ loại bỏ các rào cản mà các công ty có thể gặp phải trong nền kinh tế số, để các công ty có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số mới.

"DEA cũng sẽ giúp các công ty tiếp cận các công nghệ và tài năng AI ở Singapore và Australia, để các ứng dụng AI có thể được phát triển và thương mại hóa dễ dàng hơn", Bộ trưởng Iswaran nói.

Cả hai quốc gia cũng đổi mới hợp tác về an ninh mạng đã được ký kết vào năm 2017, bao gồm trao đổi thông tin, các diễn tập chung về an ninh mạng, đào tạo và chia sẻ các bài học thực tiễn, cùng với các quốc gia khác.

Trong hội nghị video, cả hai nguyên thủ quốc gia cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo thị trường vẫn mở và chuỗi cung ứng tiếp tục hoạt động để hỗ trợ việc cung cấp các nhu yếu phẩm thiết yếu trong đại dịch COVID-19.

Theo Cục Thống kê Australia, hiện Singapore là đối tác thương mại lớn thứ năm của Australia trong năm 2019, với thương mại song phương đạt 23,9 tỷ đô la Singapore (16,47 tỷ USD) và hiện là nhà đầu tư lớn thứ 6 của Ausralia, với khoản đầu tư trị giá 85,4 tỷ đô la Australia (49,49 tỷ USD) vào Australia.

Singapore vào tháng 1 đã kết thúc các cuộc đàm phán về các thỏa thuận thương mại kinh tế số tương tự với New Zealand và Chile, bao gồm nhiều thành phần khác nhau bao gồm nhận dạng số, luồng dữ liệu và AI. Những công tác này này nhằm thúc đẩy kết nối số mạnh mẽ hơn giữa các quốc gia và thiết lập các quy định đa phương về thương mại số của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Singapore, Australia ký 7 MoU để hợp tác kinh tế số toàn diện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO