Tại sao Microsoft muốn mua lại TikTok

Hoàng Linh| 04/08/2020 16:47
Theo dõi ICTVietnam trên

Microsoft đang trong quá trình đàm phán để mua lại Tik Tok. Đây sẽ là một thương vụ có lợi cho cả Microsoft lẫn TikTok.

Microsoft cuối tuần qua cho biết họ đang đẩy mạnh các cuộc đàm phán để mua lại TikTok, sau một cuộc trao đổi giữa CEO Satya Nadella và Tổng thống Donald Trump. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ cấm TikTok hoạt động tại nước này vì lý do bảo mật.

Tại sao Microsoft muốn mua lại TikTok - Ảnh 1.

Ảnh: Nikkei

Thương vụ này có thể phức tạp và khó thực hiện. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng thỏa thuận này sẽ có lợi cho cả hai bên.

Microsoft có thể sẽ trả 50 tỷ USD - mức giá trị dự báo của TikTok khi là một doanh nghiệp độc lập - để kiểm soát các hoạt động của ứng dụng này tại Mỹ, Canada, Úc và New Zealand. Tin tức về thương vụ có thể được tiết lộ vào tuần trước và kể từ phiên giao dịch chứng khoán kết thúc vào 31/7, vốn hóa thị trường của Microsoft đã đạt được 80 tỷ USD, một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư thích ý tưởng này.

Nhà đầu tư Dan Ives của Wedbush cho biết ông ước tính mức định giá của TikTok có thể đạt 200 tỷ USD chỉ trong vài năm "với số người sử dụng và hành trình tham gia ổn định của TikTok".

Tại sao Microsoft muốn mua lại TikTok - Ảnh 2.

Ảnh: nytimes.com

Đồng quan điểm, nhà phân tích Rishi Jaluria của DA Davidson cho biết: TikTok có tiềm năng phát triển "theo cấp số nhân", đặc biệt là khi việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội đã bùng nổ trong đại dịch Covid-19.

Đầu tư tập trung vào người dùng

Microsoft là một công ty tiên phong trong việc hướng các dịch vụ tới người tiêu dùng. Vì vậy, thỏa thuận với TikTok sẽ đánh dấu một "cú hích" đáng kể.

Ứng dụng TikTok đang rất phổ biến tại Mỹ và các nước phương Tây khác. Việc có được Tik Tok rất có thể sẽ thay đổi vị thế của Microsoft. Trong khi LinkedIn có một cộng đồng những người có ảnh hưởng ngày càng được mở rộng và các sản phẩm chơi game như Xbox và Minecraft rất phổ biến, thì Microsoft gần đây đã đóng cửa nền tảng phát trực tuyến game Mixer của mình. Các dịch vụ khác của Microsoft nhắm vào người tiêu dùng, chẳng hạn như Bing và điện thoại Windows hiện không còn tồn tại, vì đã thất bại.

Nhà phân tích Jaluria cho biết: "Microsoft là một công ty mà tất cả chúng ta đều biết, nhưng nó rất giống một công ty phần mềm doanh nghiệp. TikTok có thể là một cách để Microsoft tăng sự hiện diện ở mảng tiêu dùng khách hàng".

Liệu có khả thi?

Mặc dù Microsoft đã gặp phải một số thất bại trong các thương vụ trước đây, nhưng một số thương vụ được thực hiện trong nhiệm kỳ của CEO Nadella tại Microsoft đã được chứng minh là rất thành công.

Tại sao Microsoft muốn mua lại TikTok - Ảnh 3.

Microsoft đã mua lại LinkedIn với giá 26,2 tỷ USD

Thương vụ mua lại LinkedIn trị giá 26 tỷ USD của Microsoft trong năm 2016 là một "cú hích" cho công ty, một phần vì nền tảng truyền thông xã hội này được phép tiếp tục hoạt động độc lập, Jaluria nói.

"Microsoft đã không đặt lại thương hiệu cho LinkedIn. Nếu bạn xem trên trang web thì LinkedIn không được gọi là LinkedIn của Microsoft hoặc một cái gì đó tương tự như thế ... Và LinkedIn cung cấp cho Microsoft rất nhiều dữ liệu mà họ có thể hưởng lợi", Jaluria nói và cho biết thêm rằng cách tiếp cận tương tự có thể diễn ra với TikTok.

"Miễn là Microsoft không thay đổi sản phẩm cơ bản và duy trì vận hành theo cách mà lãnh đạo (ứng dụng) đã muốn, tôi nghĩ đây sẽ là một thương vụ thành công", nhà phân tích cho biết . Nhưng cũng có những rủi ro.

Như một phần thỏa thuận của thương vụ, Microsoft cam kết đảm bảo dữ liệu riêng tư của người dùng được lưu trữ tại Mỹ. Microsoft và công ty mẹ của TikTok là ByteDance sẽ cần nộp hồ sơ và có thể phải thực hiện một số loại thanh toán cho Ngân khố Mỹ. Và việc mua được một ứng dụng Trung Quốc có thể khiến Microsoft phải chịu giám sát mới vào thời điểm quan hệ Mỹ - Trung, đặc biệt là về lĩnh vực công nghệ, đang ở mức thấp.

Microsoft đã tránh được làn sóng kiểm soát pháp lý gần đây nhắm vào các công ty công nghệ thuộc nhóm Big Tech, nhưng điều đó có thể thay đổi nếu họ mua một ứng dụng truyền thông xã hội gây tranh cãi được tạo ra ở Trung Quốc với lượng người dùng khổng lồ. Vừa rồi, Peter Navarro, cố vấn thương mại của Nhà Trắng đã đưa ra một đề nghị rằng Microsoft phải "thoái vốn khỏi Trung Quốc" để được phép mua TikTok, ông trao đổi với Jim Scuitto của CNN trên "Newsroom" ngày 3/8.

Trong khi đó, nhà phân tích Jaluria cho biết: "Tôi không nghĩ sẽ có sự giám sát chống độc quyền đáng kể đối với thương vụ này, bởi vì Microsoft chưa có bất kỳ dấu vết nào trên phương tiện truyền thông xã hội của người dùng. Nhưng một TikTok hậu Microsoft có thể dễ va chạm về vấn đề tận dụng dữ liệu. Đó là vấn đề đối với Facebook và Google khi các công ty này sử dụng dữ liệu để quảng cáo".

Và sau đó là câu hỏi liệu thành công bùng nổ của TikTok có thực sự bền vững hay không.

Nếu TikTok chứng tỏ là Instagram tiếp theo, thương vụ này sẽ là một chiến thắng rõ ràng, nhà phân tích Ives của Wedbush cho biết.

"Tuy nhiên, nếu TikTok trở thành Snapchat tiếp theo và có một loạt các vấn đề về tăng trưởng và thu tiền của người dùng trong tương lai, thì thương vụ này có thể làm giảm giá trị theo thời gian do sự cạnh tranh lớn từ Facebook và những công ty khác", nhà phân tích cho biết.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Tại sao Microsoft muốn mua lại TikTok
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO