Tăng cường xử lý các video nhảm nhí, giật gân trên YouTube

Ánh Dương| 16/11/2020 09:48
Theo dõi ICTVietnam trên

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện tràn lan những video có nội dung xấu độc, nhảm nhí, giật gân đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam hoặc tuyên truyền những thói hư, tật xấu, ảnh hưởng đến nhận thức, lối sống của giới trẻ, phần nào kéo văn hóa nghe - xem của xã hội đi xuống một cách báo động.

Tăng cường xử lý các video nhảm nhí, giật gân trên YouTube - Ảnh 1.

Thực trạng video xấu độc tràn lan trên mạng xã hội

Thời gian vừa qua, tình trạng người sử dụng mạng xã hội tự sản xuất những video, clip để đăng tải trên trang cá nhân nhằm câu view (lượt xem), like (yêu thích), từ đó thu về các khoản lợi nhuận đáng kể từ quảng cáo đang trở nên ngày phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội có nhiều người theo dõi như YouTube, Facebook,... Tuy nhiên, bên cạnh các video, clip được đầu tư công phu, chứa đựng nội dung lành mạnh, bổ ích lại đang xuất hiện ngày càng nhiều video mang nội dung xấu độc, nhảm nhí, giật gân, chủ yếu để câu khách, gây bức xúc trong dư luận.

Điển hình là trường hợp Nguyễn Văn Hưng (chủ kênh YouTube Hưng Vlog) lần thứ hai trong vòng 1 tháng bị cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang xử phạt hành chính vì cung cấp, chia sẻ thông tin không phù hợp, trái với thuần phong mỹ tục.

Ðể thu hút sự tò mò, hiếu kỳ của người xem, Nguyễn Văn Hưng thường xuyên đưa lên tài khoản YouTube của mình những video có nội dung vô bổ và nhảm nhí như "chơi khăm" mẹ (Bà Tân Vlog) bằng cách dùng nước ngọt nấu cơm cho cả nhà ăn hay thử thách nhảy xuống hố cát sâu đến ngực…

Với video "Troll lấy cắp tiền, đập bể heo đất của em gái, em trai đi ăn chơi", Nguyễn Văn Hưng đã bị Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang xử phạt 10 triệu đồng và buộc gỡ bỏ video.

Tăng cường xử lý các video nhảm nhí, giật gân trên YouTube - Ảnh 2.

Hình ảnh phản cảm trong clip "Troll lấy cắp tiền, đập bể heo đất của em gái, em trai đi ăn chơi" của Hưng Vlog. (Nguồn: YouTube)

Trước đó, đầu năm 2019, một số "giang hồ mạng" như Khá Bảnh (tức Ngô Bá Khá), Dương Minh Tuyền đăng tải những video, clip có nội dung bạo lực, cờ bạc, cổ xúy cho vi phạm pháp luật cũng đã bị dư luận và cộng đồng mạng lên án mạnh mẽ.

Ngoài ra, người xem có thể dễ dàng bắt gặp hàng loạt các kênh có nội dung phản cảm, thậm chí rẻ tiền, nhảm nhí khác như Bà Tân Vlog (chuyên nấu các món siêu khổng lồ với cách chế biến sơ sài, mất vệ sinh); Tam Mao TV (thường xuyên đưa nội dung ăn uống mất vệ sinh); Thanh Lương Vlog, Huỳnh Tấn Trường official hay PHD Troll (đưa ra những thử thách nguy hại, ảnh hưởng không tốt tới người xem)...

Ðiều đáng nói, các video có nội dung lố lăng, phản cảm như vậy, đang có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên các nền tảng mạng xã hội vì chủ nhân của những tài khoản này thường xuyên giở những chiêu trò, bất chấp dư luận, hậu quả về chuẩn mực đạo đức, văn hóa xã hội, thậm chí cố tình lách luật miễn sao đạt được mục đích đánh vào tâm lý tò mò, hiếu kỳ của người xem. Bởi nếu thu hút được càng nhiều người quan tâm họ sẽ có cơ hội kiếm nhiều tiền từ quảng cáo.

Trước thực trạng này, ngày 05/10/2020, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ TT&TT, Bộ Công an phối hợp các bộ, ngành liên quan tiến hành nghiên cứu, xử lý các video có nội dung nhảm nhí, giật gân xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. Ðiều này cho thấy việc kiểm soát các nội dung xấu độc trên mạng xã hội cần những hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn từ phía cơ quan chức năng.

Yêu cầu Google xử lý video nhảm nhí, giật gân trên YouTube

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mới đây, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) đã có văn bản yêu cầu Google xử lý video có nội dung nhảm nhí, giật gân trên YouTube.

Theo đó, trong công văn gửi Google, Cục PTTH&TTĐT cho biết hiện nay trên YouTube đang tồn tại nhiều kênh và video hướng tới đối tượng người xem là giới trẻ có nội dung không lành mạnh, vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Ví dụ như các kênh, video dành cho trẻ em nhưng có hình ảnh dung tục, phản cảm, nội dung nhảm nhí, cổ xúy việc chơi cờ bạc, thử ma túy, kích động bạo lực…

Thực trạng này đã được Cục PTTH&TTĐT nhiều lần cảnh báo và yêu cầu xử lý nhưng vẫn chưa được Công ty Google giải quyết triệt để. Đáng chú ý, Cục nhận thấy các kênh YouTube này đều là các kênh cá nhân hoạt động độc lập, không chịu sự quản lý của các công ty quản lý mạng đa kênh của YouTube tại Việt Nam (Multi-channel Network - MCN).

Trước tình hình này, Cục PTTH&TTĐT đề nghị Công ty Google tăng cường rà soát, chấn chỉnh, xử lý, cụ thể:

Google phải ngừng việc chia sẻ tiền quảng cáo đối với các kênh YouTube có nội dung nhảm nhí, giật gân khi có yêu cầu của Cục, nhằm bảo vệ người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ, và cộng đồng các nhà sáng tạo nội dung có uy tín tại Việt Nam. Nếu kênh tiếp tục vi phạm, Cục sẽ đề nghị YouTube ngăn chặn, gỡ bỏ kênh.

Tăng cường bộ lọc và công cụ kỹ thuật để chủ động rà soát, phát hiện các kênh, video có nội dung nhảm nhí, ảnh hưởng xấu đến giới trẻ để tiến hành ngăn chặn, gỡ bỏ. 

Cùng với đó là xem xét, yêu cầu các kênh YouTube được bật kiếm tiền tại Việt Nam đăng ký vào các MCN của YouTube tại Việt Nam, đồng thời tăng số lượng MCN nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả hoạt động của các kênh này.

Ngoài công văn gửi Google, Cục PTTH&TTĐT cũng có công văn gửi các MCN (Multi-channel Network), với vai trò là mạng đa kênh của YouTube tại Việt Nam tăng cường rà soát, chấn chỉnh các kênh YouTube thuộc mạng lưới quản lý của mình.

MCN phải yêu cầu các chủ kênh YouTube tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam trong việc cung cấp, quản lý nội dung và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến thuế. Không đăng tải các video clip có nội dung vi phạm pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, ví dụ như các kênh, video hướng tới đối tượng người xem là giới trẻ nhưng có hình ảnh dung tục, phản cảm, nội dung nhảm nhí, cổ xúy việc chơi cờ bạc, thử ma túy, kích động bạo lực, giang hồ mạng...

Bên cạnh đó, các MCN cần tăng cường giám sát, bổ sung nhân sự, bộ lọc và công cụ kỹ thuật để chủ động rà soát, phát hiện các kênh, video có nội dung vi phạm để kịp thời xử lý.

Cục PTTH&TTĐT cũng sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý nghiêm các đối tượng chủ kênh YouTube và các MCN vi phạm.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khoảng 95% người tiêu dùng mua hàng qua livestream
    Với dân số đông, tỷ lệ sử dụng Internet cao, Việt Nam là thị trường màu mỡ cho thương mại điện tử (TMĐT) phát triển. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, 95% người mua sắm trực tuyến đã mua hàng từ các phiên livestream trong suốt 3 tháng đầu năm 2024.
  • HONOR mở bán X8b tại Thế Giới Di Động
    Thế Giới Di Động (TGDĐ) và HONOR Việt Nam đã ký kết hợp tác kinh doanh, mở bán đặc quyền HONOR X8b với mức giá 7,69 triệu đồng.
  • Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp số toàn diện để giải quyết "điểm nghẽn"
    Tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) diễn ra mới đây, ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho rằng, CĐS nông nghiệp là một bài toán khó nhưng không thể không làm.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức ra mắt mini app BR-VT Smart trên Zalo
    Từ dịch vụ công (DVC) trực tuyến, giải đáp thắc mắc cho đến các tiện ích như hiến kế phát triển tỉnh, lịch tiếp công dân, thông tin quy hoạch, thông tin đất đai... đều được tích hợp trong mini app “BR-VT Smart” trên Zalo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • Số vốn đầu tư cho startup Việt năm 2023 giảm 17%
    Theo báo cáo Đầu tư công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, năm 2023, các startup Việt Nam nhận được tổng số vốn đầu tư là 529 triệu USD, giảm 17% so với năm trước, do ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế biến động trên toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường xử lý các video nhảm nhí, giật gân trên YouTube
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO