Tham gia chuỗi cung ứng và thách thức từ EVFTA

TH| 04/11/2020 20:43
Theo dõi ICTVietnam trên

Từ ngày 01/8/2020, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực, mở ra cơ hội bứt phát cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng ưu đãi thuế quan, các doanh nghiệp (DN) Việt phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao về xuất xứ, chất lượng, quy chuẩn, giá trị mà thị trường châu Âu đề ra.

Đối với Liên minh châu Âu (EU), Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 17 trên thế giới, thứ 8 ở châu Á và lớn thứ 2 trong ASEAN, và ngược lại EU hiện cũng là một trong các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Dựa trên nền tảng mối quan hệ đối tác chiến lược sẵn có, Hiệp định EVFTA tạo thêm cho Việt Nam rất nhiều lợi thế, ưu đãi và cơ hội mới, bao gồm: Hướng tới xóa bỏ gần 100% biểu thuế của EU; Động lực phát triển kinh tế xã hội bền vững; Thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao; Đa dạng hóa đối tác, mở rộng không gian chiến lược.

Tham gia chuỗi cung ứng và thách thức từ EVFTA - Ảnh 1.

Theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB), về lâu dài, tác động kết hợp của Covid-19 và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể dẫn tới quá trình tái cấu trúc các chuỗi giá trị toàn cầu, mở ra cơ hội cho Việt Nam lấp đầy chỗ trống trong chuỗi cung ứng.

Sự gần gũi địa lý của Việt Nam với Trung Quốc, giống như các quốc gia khác ở Đông Nam Á, là một trong những lý do khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn và duy trì kết nối với các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh đó, chi phí thấp, ổn định chính trị, các chính sách thân thiện với nhà đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng và những nỗ lực được nhà nước hậu thuẫn để thúc đẩy các công ty khởi nghiệp. Những yếu tố đó khiến Việt Nam càng trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư nước ngoài.

Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi cung ứng

Với việc áp dụng ưu đãi thuế quan cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, EVFTA giúp DN Việt Nam có được nhiều ưu thế hơn hẳn so với các quốc gia không ký Hiệp định tự do thương mại với EU.

Các ưu đãi về thuế quan đem cơ hội lớn cho DN Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa trực tiếp sang nước ngoài hoặc tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty đa quốc gia xuất khẩu sang châu Âu. Tuy nhiên, muốn hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào EU, các DN Việt cần xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa dựa trên công nghệ số với các tiêu chuẩn của EU.

Người tiêu dùng cũng như các DN châu Âu rất chú trọng đến tính bền vững, minh bạch, đảm bảo chất lượng, vấn đề lao động của chuỗi cung ứng ở Việt Nam, vậy nên các DN Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường châu Âu phải tập trung phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi cung ứng của mình. Chỉ khi đó, DN Việt Nam mới có thể tham gia các chuỗi liên kết theo giá trị và đưa hàng hóa lên các sàn giao dịch đạt chuẩn quốc tế.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có khả năng theo dõi được nhà cung cấp, tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô đến khi sản xuất các công đoạn khác nhau ở từng địa điểm và cuối cùng là lắp ráp, đóng gói sản phẩm cuối cùng. Xây dựng chuỗi cung ứng sẽ cho phép DN xác định, kiểm tra được các nhà cung cấp có thể đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng, môi trường, lao động của Hiệp định hay không, đồng thời có hướng giải quyết hiệu quả khi các nhà cung cấp không tuân thủ.

Các giải pháp phần mềm hoạch định nguồn lực DN ERP (Enterprise Resource Planning) và quản lý chuỗi cung ứng là một trong các công cụ hữu hiệu để các DN theo dõi được hoạt động của chuỗi cung ứng của mình. Ngoài ra, các công nghệ mới như blockchain, QR code hay RFID cũng có tiềm năng rất lớn trong việc theo dõi và truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong chuỗi cung ứng.

Việc ứng dụng các công nghệ số có thể giúp tối DN ưu hóa nguồn lực và đơn giản hóa các yêu cầu truy xuất nguồn gốc, tuy nhiên, khi triển khai các DN cần xem xét những công nghệ số phù hợp. Trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng, từ đó DN có thể xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược định giá phù hợp cho dài hạn và trung hạn.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
Tham gia chuỗi cung ứng và thách thức từ EVFTA
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO