Thống kê về ATTT mạng 2016 của Cybersecurity Ventures

TP| 23/01/2017 14:53
Theo dõi ICTVietnam trên

Bước sang năm 2017, các chuyên gia an toàn thông tin (ATTT) đã tóm lược nền kinh tế an toàn mạng trên thế giới 2016 qua một số một số hình ảnh và con số điển hình cùng với bình luận.

Tổn thất do tội phạm mạng

Tin tặc (hacker) năm 2016 được công nhận đạt mức lịch sử về sự xâm nhập mạng tới các đối tượng: người tiêu dùng, các doanh nghiệp (DN) thuộc mọi quy mô, và chính phủ trên toàn cầu.

Cybersecurity Ventures dự đoán tổn thất do tội phạm mạng toàn cầu hàng năm sẽ tăng từ 3.000 tỷ USD trong năm 2015 lên đến 6.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2021, trong đó bao gồm thiệt hại và phá hủy dữ liệu, tiền bị đánh cắp, mất năng suất, tài sản trí tuệ, dữ liệu cá nhân và tài chính bị trộm cắp, DN bị tham ô, gian lận, gián đoạn quá trình hoạt động sau khi bị tấn công, điều tra pháp y, phục hồi và xóa bỏ các dữ liệu, các hệ thống bị tấn công, danh tiếng bị tổn hại.

Chi cho an toàn mạng

Năm 2004, thị trường an toàn mạng toàn cầu trị giá 3,5 tỷ USD và đến năm 2017 nó sẽ có giá trị 120 tỷ USD. Theo hầu hết các tính toán, thì ngành công nghiệp này đã tăng khoảng 35 lần trong 13 năm qua.

Cybersecurity Ventures dự báo rằng chi tiêu toàn cầu cho các sản phẩm và dịch vụ an toàn mạng sẽ vượt qua con số 1.000 tỷ USD tích lũy trong vòng 5 năm từ 2017 - 2021.
An toàn mạng được cho là lĩnh vực công nghệ phát triển nhanh nhất. Trong khi tất cả những ngành khác được thúc đẩy bằng cách giảm thiểu sự thiếu hiệu quả và tăng năng suất, thì chi tiêu an toàn mạng lại bị thúc đẩy bởi đại dịch tội phạm mạng lâu dài không có hồi kết, do vậy mà chi cho an toàn mạng ngày càng gia tăng.

Gia tăng số người sử dụng

Khi có sự tăng trưởng về số người sử dụng, thì có sự gia tăng tội phạm. Tương tự như vậy, ở đâu có sự phát triển Internet, có sự phát triển tội phạm mạng. Người dân, tòa nhà thông minh, thành phố thông minh, và các thiết bị IoT đều hứng chịu  các cuộc tấn công trên không gian mạng,và chúng gia tăng theo cấp số nhân hàng năm.
Microsoft ước tính đến năm 2020 có 4 tỉ người  trực tuyến - gấp đôi con số hiện đang trực tuyến, và thế giới sẽ lưu trữ nhiều dữ liệu gấp 50 lần so với hiện nay.
Một bài viết trên blog Huffington Post mới đây dẫn lời David Bray, Giám đốc Thông tin (CIO) của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) cho biết: "Hiện nay có 7 tỷ người, khoảng 850 triệu máy chủ web trực tuyến, và khoảng 4 tỷ zetabytes các nội dung số trên toàn thế giới . Năm 2022 sẽ có 8 tỷ người, 75-300 tỷ các thiết bị nối mạng toàn cầu và 96 zetabytes các nội dung số".

Bức tranh về việc làm

Các nhà nghiên cứu, các nhà cung cấp, và các nhà phân tích ước tính rằng có 1 triệu việc làm về an toàn mạng trong năm 2016. Một nghiên cứu về nhân lực àn toàn thông tin toàn cầu tiết lộ rặng lực lượng lao động trong lĩnh vực ATTT sẽ thiếu hụt khoảng 1,5 triệu người trong 5 năm tiếp theo.

Theo báo cáo của một số công ty bảo mật thì tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực này là bằng 0. Tỷ lệ này nghe có vẻ tối uu nhưng thực ra nó làm nảy sinh các vấn đề như làm phát tiền lương, hay phải tuyển những người dưới chuẩn yêu cầu, và hơn nữa là lỗ khoảng cách giữa những nhân tài về an toàn mạng đang ngày càng nới rộng. Các công ty đang phải nhiều để đào tạo các nhân viên an toàn mạng trẻ tuổi các kiến thức bổ trợ khác như kỹ năng mềm, kỹ thuật kết hợp với kinh doanh v.v… Đây là những thách thức lớn hiện nay của các công ty bảo mật.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
  • Malaysia gây “sốc” khi trao giấy phép mạng 5G thứ hai
    Câu chuyện 5G của Malaysia đã có một bước ngoặt bất ngờ khi cơ quan quản lý nước này trao giấy phép triển khai mạng 5G thứ hai cho nhà mạng nhỏ nhất của đất nước là U Mobile.
Đừng bỏ lỡ
Thống kê về ATTT mạng 2016 của Cybersecurity Ventures
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO