Ứng dụng Công dân số: thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền và người dân

Ngọc Diệp| 02/07/2022 06:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Ứng dụng Công dân số (Citizen app) là một thành phần trong hệ sinh thái Chính quyền số do Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp (DN) Viettel (Viettel Solutions) phát triển với mục tiêu hình thành nền tảng số phục vụ công dân, DN, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số (CĐS) và phát triển đô thị thông minh/thành phố thông minh (ĐTTM/TPTM) tại các tỉnh/thành phố.

Thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền và người dân

Ứng dụng lấy công dân, DN làm trung tâm, cung cấp kênh kết nối người dân, DN với chính quyền, cung cấp các chức năng hỗ trợ cho người dân, DN khai thác sử dụng các dịch vụ ĐTTM, dịch vụ công.

Ứng dụng đã giải quyết được bài toán khó và được người dân quan tâm nhất hiện nay, đó là tương tác với cơ quan chính quyền và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. So với các giải pháp truyền thống, khi gặp các khó khăn hay vấn đề người dân phải viết đơn từ gửi lên các cơ quan phụ trách, thời gian xử lý và chờ đợi kéo dài hàng tháng thậm chí hàng năm, các đồng chí lãnh đạo khó nắm được thông tin vì phụ thuộc vào báo cáo từ cấp dưới.

Với Citizen app, người dân có thể tương tác trực tiếp với tất cả cơ quan nhà nước (CQNN) qua một cổng thông tin duy nhất, các phản ánh được người dân đưa lên được phân loại và chuyển tới cơ quan phụ trách với thời gian tiếp nhận/xử lý được quy định rõ ràng, người dân được thông báo và theo dõi trạng thái xử lý phản ánh theo thời gian thực thông qua ứng dụng/email/SMS.

Đối với lãnh đạo, ứng dụng cung cấp thông tin rõ ràng, thông suốt từ cấp cơ sở, được cung cấp các báo cáo chi tiết về tình hình xử lý phản ánh, dễ dàng thấy được các đơn vị chậm trễ xử lý, xử lý kém hiệu quả làm cơ sở ra quyết định điều hành, đánh giá khen thưởng. Hiệu quả dễ thấy nhất được thể hiện qua đánh giá mức độ hài lòng của người dân, giúp nâng cao sự tin tưởng của người dân với chính quyền.

Ứng dụng Công dân số đảm bảo tuân thủ Khung kiến trúc ICT về ĐTTM ban hành bởi chính phủ, ứng dụng hiện hỗ trợ hai hệ điều hành di động phổ biến nhất hiện nay: Android và IOS

Đồng thời, đây cũng là kênh cung cấp thông tin toàn diện, đa dạng (tình hình an ninh trật tự, các chính sách mới của nhà nước,...) một cách chính thống từ cơ quan chính quyền, giúp loại bỏ các thông tin giả mạo, sai lệch. Thông tin được truyền tải, lan tỏa nhanh hơn nhiều lần so với các giải pháp truyền thống như loa phường, bảng tin hoặc thông báo qua tổ dân phố.

Ngoài ra, ứng dụng giúp người dân tiếp cận với CNTT, CĐS qua việc tích hợp đa dạng các dịch vụ từ dịch vụ hành chính, dịch vụ giá trị gia tăng tới các dịch vụ y tế, giáo dục. Chỉ với smartphone người dân có thể sử dụng dịch vụ một cách đơn giản ở mọi nơi, mọi thời điểm.

Ứng dụng Công dân số: thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền và người dân - Ảnh 2.

Là đơn vị tiên phong phát triển và triển khai ứng dụng công dân số từ năm 2017, qua 5 năm đồng hành cùng các tỉnh/thành phố, Viettel Solutions tích lũy rất nhiều kinh nghiệm, từ đó tối ưu các chức năng, quy trình xử lý trên hệ thống phù hợp nhất với đặc thù tại Việt Nam, đó là điều mà các sản phẩm khác sau này không có được.

Theo đại diện Viettel Solutions, về công nghệ, Citizen app được ứng dụng 100% các công nghệ mới nhất do Viettel phát triển và làm chủ, luôn cập nhật bắt kịp với tốc độ phát triển công nghệ trên thế giới như công nghệ AI trong phân loại phản ánh tự động, quy trình xử lý công việc động, đáp ứng các nghiệp vụ phức tạp và hỗ trợ theo dõi, tra cứu thông tin về các lĩnh vực trong cuộc sống cho công dân, DN. Mặt khác, các giải pháp CNTT của Viettel Solutions đã phủ sóng toàn bộ các lĩnh vực trong cuộc sống, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

Tại lễ trao giải Giải thưởng TPTM Việt Nam 2021 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức, ứng dụng Công dân số của Viettel Solution đã được xướng tên ở hạng mục Giải pháp/ứng dụng cho công dân/cộng đồng thông minh và được xếp hạng 5 sao nhờ tính ứng dụng và giá trị mang lại cho xã hội.

Phát triển công dân số, góp phần đẩy nhanh công cuộc CĐS quốc gia

Phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia phát triển DN công nghệ số lần thứ III, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh CĐS tác động tới tất cả mọi người dân, nên cần cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân và DN là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực. Chính sách CĐS phải hướng đến người dân và DN. Người dân và DN phải tích cực, chủ động tham gia hiệu quả vào quá trình CĐS.

Ứng dụng công dân số của Viettel Solutions được kì vọng sẽ là giải pháp giúp thu hẹp khoảng cách giữa người dân với chính quyền địa phương để tiếng nói của người dân có thể nhanh chóng đến các cơ quan quản lý, ngược lại, các cơ quan quản lý được tiếp cận với góc nhìn, quan điểm của người dân và đảm bảo cơ sở, dữ liệu để đưa ra những quyết định, chính sách phù hợp, kịp thời.

Để đạt được mục tiêu trên, khi xây dựng và phát triển ứng dụng công dân số, Viettel Solutions đã thiết kế, "may đo" phù hợp theo từng nhu cầu của tỉnh/thành phố. Do đặc thù của các dự án ĐTTM là mỗi tỉnh/thành phố lại có các đặc điểm riêng về văn hóa, thế mạnh kinh tế (ví dụ: có tỉnh mạnh về công nghiệp, có tỉnh mạnh về du lịch), đối với mỗi dự án đội ngũ kỹ sư Viettel Solutions phải tới tận nơi, khảo sát trực tiếp cùng khách hàng. Từ đó xây dựng giải pháp, chức năng phù hợp nhất từ giao diện đến các quy trình nghiệp vụ sao cho tận dụng được thế mạnh sẵn có và giải quyết được vấn đề nhức nhối nhất của địa phương. Chính vì vậy, mỗi dự án là một phiên bản khác biệt, khó có dự án nào là giống nhau hoàn toàn đòi hỏi nguồn lực triển khai phải lớn và có chuyên môn tốt.

Việc phối hợp với Sở TT&TT Thái Nguyên triển khai ứng dụng công dân số C-ThaiNguyen là một minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của Viettel Solutions.

"C-ThaiNguyen" cung cấp 8 tính năng chính, bao gồm: hệ thống phản ánh hiện trường; hệ thống thông tin cảnh báo; thông tin từ chính quyền UBND tỉnh; hệ thống tích hợp thông tin y tế, giáo dục; hệ thống ứng cứu khẩn cấp; hệ thống cổng hỗ trợ các dịch vụ công ích; camera trực tuyến và hệ thống thông tin điều hành chính quyền.

Ứng dụng Công dân số: thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền và người dân - Ảnh 3.

Qua gần 1 năm triển khai, ứng dụng C-ThaiNguyen đã đạt khoảng 217 nghìn lượt tải

Trong đó, hệ thống phản ánh hiện trường cho phép người dân Thái Nguyên có thể phản ánh ngay tại hiện trường các vấn đề về môi trường, xã hội, giao thông, trật tự đô thị… đến các cấp chính quyền. Các phản ánh tức thời của người dân, DN qua ứng dụng sẽ được các sở, ngành, địa phương tiếp nhận, xử lý khách quan dưới sự giám sát của UBND tỉnh Thái Nguyên tại Trung tâm Điều hành thông minh. Qua đó, sẽ nâng cao hiệu quả tương tác giữa chính quyền với người dân và chính quyền, chính quyền với chính quyền, từng bước xây dựng chính quyền số thông qua những hành động cụ thể của chính quyền và người dân.

Mặc dù mới đưa vào sử dụng từ tháng 6/2021 đến nay nhưng ứng dụng C-ThaiNguyen đã phát huy vai trò là trung tâm CĐS và phát triển dịch vụ thông minh của tỉnh. Qua gần 1 năm triển khai, C-ThaiNguyen đã thu hút được khoảng 217 nghìn lượt tải, với 67.914 tài khoản đã đăng ký và kích hoạt. Số phản ánh đã tiếp nhận và xử lý là 568 phản ánh, trong đó tỷ lệ hài lòng là 72%, chấp nhận được là 15%, không hài lòng là 13%.

Hiện nay, Viettel Solutions đang và đã triển khai khoảng 40 dự án tương tự cho khách hàng là các tỉnh/thành phố/quận huyện trên toàn quốc. Trong thời gian tới, công ty sẽ xúc tiến với các tỉnh/thành phố đang xây dựng, phát triển ĐTTM ứng dụng hiệu quả Citizen App.

Đồng thời, Viettel Solutions sẽ tiếp tục duy trì chính sách sẵn sàng triển khai thử nghiệm miễn phí để khách hàng trải nghiệm và đánh giá hiệu quả của ứng dụng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ ĐTTM. Đặc biệt, Viettel Solutions sẵn sàng triển khai tới các cấp quận/huyện, vùng sâu vùng xa để tiến tới phủ sóng ứng dụng toàn quốc, thúc đẩy nhanh công cuộc CĐS quốc gia./.

Bài liên quan
  • Đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến
    Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận thông tin về cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến là tiền đề quan trọng để phát triển Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Mục tiêu quan trọng nhất là đến năm 2030 có 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tập đoàn VNPT tăng trưởng 7% năm 2024
    Năm 2024, mặc dù thị trường viễn thông - công nghệ thông tin gặp khá nhiều khó khăn, song với nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, Tập đoàn VNPT vẫn giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, tối ưu chi phí, để doanh thu, lợi nhuận toàn Tập đoàn được duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • Zalo đã có hơn 17.000 tài khoản chính thức của cơ quan nhà nước, đơn vị tiện ích
    Tính đến hết năm 2024, có tổng cộng 17.273 tài khoản chính thức của các cơ quan nhà nước và đơn vị tiện ích (trường học, y tế…) đã được thiết lập và định danh trên nền tảng Zalo, phủ khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. ‏
  • ‏FPT nhận chứng nhận CREST, củng cố vị thế dẫn đầu dịch vụ SOC‏
    Mới đây, FPT chính thức đạt chứng nhận quốc tế CREST cho dịch vụ giám sát và ứng cứu sự cố an toàn thông tin 24/7 (dịch vụ SOC), khẳng định cam kết của FPT với khách hàng về chất lượng dịch vụ an toàn thông tin đạt chuẩn thế giới.‏
  • Hướng tới vinh danh các "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
    Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.
  • 5,5 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet
    Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Ứng dụng Công dân số: thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền và người dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO