Việt Nam trở thành “bến đỗ” cho ngành công nghiệp bán dẫn

PV| 19/10/2022 09:16
Theo dõi ICTVietnam trên

Hiện nay, ngày càng nhiều các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam. Đây là ngành công nghiệp trọng điểm sẽ góp phần đắc lực hỗ trợ và phát triển một số ngành phụ khác, động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

"Hút" nhiều dự án đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn

Cùng với làn sóng chuyển dịch vốn FDI, Việt Nam đang được đón các dự án đầu tư chất lượng cao. Trong đó, theo nhiều thông tin, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm để chọn Việt Nam là điểm đến đưa ngành công nghiệp bán dẫn vào Việt Nam, từ dự định đào tạo kỹ sư thiết kế chip đến đầu tư vào các cơ sở sản xuất linh kiện và vật liệu bán dẫn.

Lần lượt trong thời gian gần đây các nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới hiện nay như SMC, Samsung và Intel đều chọn Việt Nam là cứ điểm đầu tư quan trọng. Đơn cử, Intel nhiều năm trước đã đầu tư 1 tỷ USD vào sản xuất chip tại Việt Nam và cho đến nay nhà máy này vẫn là một trong những địa điểm sản xuất quan trọng của tập đoàn. Hiện nay, tổ công tác dự án Intel sẽ tiếp tục họp bàn để xem xét về các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ.

Gần đây, Samsung Electronics đã cho xuất xưởng chip bán dẫn 3 nanomet đầu tiên trên thế giới, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc đua chế tạo chip bán dẫn tiên tiến nhất hiện nay. Việc Samsung - một trong những tập đoàn lớn nhất trong ngành công nghiệp điện tử toàn cầu - chọn Việt Nam và Mỹ để bắt đầu sản xuất chất bán dẫn chứ không phải Nhật Bản, châu Âu hay bất kỳ quốc gia nào khác nói lên tiềm năng của Việt Nam như một trung tâm sản xuất mới nổi sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai gần.

Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư khác cũng đã và đang lên kế hoạch đầu tư sản xuất các thiết bị, linh kiện bán dẫn tại Việt Nam. Chẳng hạn, Amkor (Hàn Quốc) với kế hoạch 1,6 tỷ USD; Hana Micron (Hàn Quốc) với kế hoạch đầu tư 500 triệu USD tại Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh cho hay từ năm 2013 UBND TP. Hồ Chí Minh đã phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn đến 2020 bao gồm 7 đề án thành phần gồm đào tạo, ươm tạo doanh nghiệp, sản xuất, xây dựng chính sách cho ngành vi mạch...

Theo ông Filippo Bortoletti, Giám đốc Quốc gia Việt Nam tại công ty tư vấn đầu tư Dezan Shira & Associates, động thái của Samsung rõ ràng có ý nghĩa rất lớn đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam, vì trước đây các doanh nghiệp đa quốc gia khác chỉ có một số doanh nghiệp đóng gói và thử nghiệm chất bán dẫn tại Việt Nam.

Đặc biệt, ở trong nước, các "anh cả" trong ngành công nghệ, viễn thông như Viettel, FPT cũng đề xuất tự sản xuất chip phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu trong bối cảnh khan hiếm chip trên toàn cầu.

Việt Nam trở thành “bến đỗ” cho ngành công nghiệp bán dẫn - Ảnh 1.

Ngày càng nhiều các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, quyết định phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam là quyết định đúng đắn và đúng thời điểm. Theo TS Majo George - giảng viên khoa Kinh doanh và Quản trị, trường đại học RMIT, COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tại bốn "công xưởng" sản xuất bán dẫn lớn nhất châu Á-Thái Bình Dương gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Thị trường điện tử phát triển, doanh số bán máy tính xách tay, hệ thống giải trí tại gia và máy chơi game gia tăng là những nguyên nhân khiến nhu cầu về chip gia tăng và mất cân bằng cung-cầu trên thị trường".

Còn nhiều khó khăn để ngành công nghiệp bán dẫn phát triển

Theo dự báo của Tổ chức phi lợi nhuận World Semiconductor Trade Statistics (WSTS) mới công bố cho thấy thị trường chất bán dẫn trên toàn thế giới đạt giá trị 527 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến tiếp tục tăng 8,8% vào năm 2022 này.

Tại Việt Nam ngành công nghiệp điện tử, vi mạch những năm gần đây đã phát triển thành ngành công nghiệp quan trọng của quốc gia, chiếm bằng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hiện Việt Nam đứng thứ 9 trên toàn cầu ở lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử.

Trong 8 tháng 2022 điện thoại và linh kiện điện tử có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 39,6 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, với sức ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0, thị trường bán dẫn ở các quốc gia đang phát triển cũng liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Việt Nam được biết đến là một thị trường mới nổi ở khu vực châu Á. Đặc biệt là trong kỷ nguyên IoT (Internet vạn vật), nhu cầu sản phẩm ngành công nghiệp bán dẫn sẽ ngày càng tăng cao.

Theo ông Filippo, lợi thế chính của Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là nhân khẩu học thuận lợi, nguồn nhân lực và chi phí lao động tương đối thấp. Chính phủ Việt Nam đang mở cửa cho thương mại và đầu tư nước ngoài, đồng thời điều chỉnh khuôn khổ pháp lý để phù hợp với thông lệ quốc tế. Việt Nam có hệ sinh thái các doanh nhân địa phương luôn sẵn sàng học hỏi và cải thiện, có kế hoạch rõ ràng cho quỹ đạo phát triển trong tương lai.

Tuy nhiên, vấn đề thu hút đầu tư trong các ngành công nghiệp trọng yếu, trong đó có công nghiệp bán dẫn không chỉ nằm ở dung lượng thị trường, công nghiệp hỗ trợ, các chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực này mà còn cần nguồn nhân lực đủ số lượng và chất lượng. Việt Nam vẫn còn đó những thách thức đáng kể trong việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong thời gian tới: nguồn ngân sách hạn chế, cơ sở hạ tầng lạc hậu, thủ tục hành chính và khung pháp lý còn chưa theo kịp tốc độ phát triển của các dự án. Bên cạnh đó là nguồn nhân lực vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu từ ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.

Mắc dù nắm giữ vai trò chủ chốt trong phát triển công nghiệp 4.0 nhưng ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của Việt Nam nhìn chung vẫn còn non và chậm, hoạt động nghiên cứu phát triển chưa đồng bộ. Công nghiệp vi mạch bán dẫn tuy chiếm tỷ lệ trên 70% của ngành công nghiệp hỗ trợ nhưng tỷ lệ nội địa hóa còn thấp. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam đang dựa trên 3 động lực chính là chi phí lao động thấp hơn các nước khác, sự tăng trưởng trên thị trường trung tâm dữ liệu, sự gia tăng xây dựng công trình nhà ở.

Tuy nhiên, ngành sản xuất vi mạch của Việt Nam cũng đang phải đối diện với những khó khăn, trong đó, rào cản lớn nhất vẫn là bài toán về nguồn nhân lực chưa có lời giải thích đáng. Hiện nay, nguồn nhân lực cho lĩnh vực bán dẫn đang còn rất nhiếu, nhất là các kỹ sư giỏi; điều này khiến cho doanh nghiệp hầu như rơi vào tình trạng khát nhân lực và luôn trong tình trạng"giành giật" nhân tài khi thu hút lao động.

Trước những bất cập về nguồn nhân lực, để giải bài toán khó hiện nay, giải pháp cần kíp là phải đầu tư cho việc đào tạo. Cần thiết phải có những phòng thí nghiệm về thiết kế, sản xuất vi mạch, cung cấp những gói đào tạo kiến thức cho kỹ sư mới ra trường và cộng đồng khoa học và công nghệ, nhất là các công ty khởi nghiệp để có thể tiếp cận, sử dụng hệ thống các trang thiết bị hiện đại.

Đáng chú ý, đóng gói và thử nghiệm, lĩnh vực mà Việt Nam tham gia nhiều nhất, là một lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp so với thiết kế và sản xuất chất bán dẫn. Đây là vấn đề chính có thể ngăn cản Việt Nam bước lên một nấc thang khác trong chuỗi giá trị nằm ở yêu cầu cao về cơ sở hạ tầng sản xuất cũng như trình độ chuyên môn cao của lao động

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang đứng trước cả thách thức lẫn cơ hội thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn khi đang là điểm sáng thu hút trong cuộc chuyển dịch đầu tư của các nhà sản xuất công nghiệp. Vì thế, Việt Nam cần đưa ra những quyết sách kịp thời và phù hợp để không bỏ lỡ cơ hội lịch sử này trong đó có ngành sản xuất vi mạch bán dẫn./.

Bài liên quan
  • Một số ý kiến, đề xuất phát triển vi mạch quốc gia
    Một chủ đề nóng thu hút rất nhiều sự quan tâm mức độ toàn cầu thời gian qua là tình trạng thiếu hụt chip. Việt Nam tuy chưa có nhà máy sản xuất chế tạo chip nhưng Việt Nam cũng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng chip khi có mặt ở khâu thiết kế, đóng gói kiểm thử hơn 20 năm qua. Vậy Việt Nam nên có những điều chỉnh hay hành động gì cho Chương trình phát triển vi mạch quốc gia?
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 startup công nghệ Việt Nam đang được chú ý
    Trong những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tạo được môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
  • Tân Tổng thống Mỹ thu hồi Sắc lệnh về giảm thiểu rủi ro AI
    Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi sắc lệnh hành pháp năm 2023 do cựu Tổng thống Joe Biden ký nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro mà trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra cho người dùng, người lao động và an ninh quốc gia.
  • Giải pháp xây dựng nền tảng ứng dụng AI trong doanh nghiệp
    Nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) kỹ thuật số tích hợp nhiều công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, các giải pháp CNTT điều khiển từ xa và phân tích dữ liệu để cải thiện việc cung cấp dịch vụ CNTT và điện tử viễn thông (ĐTVT).
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam trở thành “bến đỗ” cho ngành công nghiệp bán dẫn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO