Để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, tận dụng công nghệ và cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Theo các kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, TP.HCM với vai trò đầu tầu kinh tế nên xây dựng xã hội số ngay tại đây, với mục tiêu thực hiện cùng một lúc xây dựng thành phố thông minh, thành phố chuyển đổi số, thành phố xã hội số.
Dự án sẽ thúc đẩy phát triển đô thị thông minh (ĐTTM) tại Việt Nam theo chiến lược đến năm 2030 của Chính phủ, đóng góp vào lĩnh vực phát triển các ứng dụng cho ĐTTM của thế giới.
Theo đánh giá, tiến trình xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc, đặc biệt liên quan đến đội ngũ nhân sự. Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với chuyên gia quy hoạch - xây dựng, thạc sĩ Nguyễn Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Thành Nam.
Hiện nay, khu vực Đông Nam Á có khoảng 665,3 triệu người, 50% sống tại các đô thị. Dự báo tới năm 2025, có thêm khoảng 70 triệu cư dân, việc gia tăng dân số nhanh dẫn tới những thách thức trong công tác quản lý đối với chính quyền đô thị và sự hợp tác giữa các đô thị.
Mỗi tỉnh thành phố ở Việt Nam đều có nét đặc trưng riêng về con người, ngôn ngữ, văn hóa. Chính vì vậy, khi thiết kế và triển khai Trung tâm điều hành đô thị thông minh (ĐTTM), các kỹ sư của Viettel phải điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của từng cơ quan cấp tỉnh.
Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đã và đang tiến hành xây dựng Thành phố trở thành đô thị thông minh (ĐTTM). Việc xây dựng ĐTTM tại 24 quận huyện ở TP. Hồ Chí Minh nhằm phục vụ tốt cho người dân. Quận 1 và quận 12 là hai quận thí điểm triển khai đầu tiên của Thành phố.
Xây dựng đô thị thông minh (ĐTTM) là yêu cầu tất yếu hiện nay để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ môi trường sống tiện ích, thân thiện và an toàn của người dân trong bối cảnh phát triển bùng nổ của đô thị.
Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh: “Các địa phương cần có nhận thức đúng về đô thị thông minh (ĐTTM), các điều kiện cần và đủ để từng bước xây dựng thành công ĐTTM tại địa phương, hết sức tránh đầu tư dàn trải, làm theo phong trào”.
“Xây dựng thành phố thông minh là một cơ hội chưa từng có để ngành ICT ứng dụng công nghệ và đổi mới để tiếp cận những thách thức” - Thứ trưởng Bộ TTTT Phan Tâm nhận định.
Trong một thành phố thông minh, hoạt động quản lý nhà nước của bộ máy chính quyền đóng vai trò chủ đạo. Chính quyền điện tử là chính quyền ứng dụng CNTT-TT trong mọi hoạt động nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn, hiệu quả hơn.
Ngày 10/3, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi gặp gỡ ngành công nghệ thông tin-viễn thông năm 2017 với chủ đề “Doanh nghiệp công nghệ thông tin-viễn thông xây dựng thành phố thông minh, hiện đại,” nhằm tìm hướng kết nối các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp trong việc xây dựng đô thị thông minh.
Ngày 23/2/2017 Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đã làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai về “Giải pháp xây dựng đô thị thông minh cho tỉnh Lào Cai”.