Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng như thế nào?

ThS. Phạm Văn Nghĩa| 24/12/2020 08:04
Theo dõi ICTVietnam trên

Những năm gần đây, mạng xã hội đang phát triển ngày càng mạnh mẽ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nó có những mặt tích cực không thể phủ nhận trong đời sống xã hội hiện đại như mang lại nhiều không gian để đối thoại, mang lại nhiều lợi ích tích cực cho chúng ta.

Đối với nhiều bạn trẻ hiện nay, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter là một phần không thể thiếu được trong đời sống tinh thần, giải trí của họ và họ cho rằng mạng xã hội là môi trường ảo nên có thể tự do phát ngôn mà không phải chịu trách nhiệm và không bị trừng phạt.

Tuy nhiên, đi cùng với sự tiện lợi là không ít hệ lụy, từ biểu hiện lệch chuẩn, các hành vi giao tiếp, ứng xử chưa văn hóa trong môi trường mạng, cách ứng xử thiếu văn hóa đến lợi dụng mạng xã hội vì lợi ích cá nhân như câu like, kinh doanh, nổi tiếng. Nguy hại hơn, các thế lực thù địch sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Trong thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã liên tục ban hành các văn bản pháp luật và các chế tài xử phạt, đến tuyên truyền để tăng cường công tác quản lý luồng thông tin và hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội. Tuy nhiên, với tính chất mạng xã hội là một môi trường ảo và công nghệ mở nên công tác quản lý nhà nước trên môi trường ảo lại tác động thực đến xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 

Chính vì sự phức tạp của mạng xã hội nên bên cạnh các giải pháp "cứng" mang tính pháp lý thông qua các vănbản pháp luật kết hợp với giải pháp kỹ thuật, Việt Nam cần phải xây dựng và triển khai giải pháp "mềm" nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về quyền và trách nhiệm của cư dân mạng đối với các hành vi ứng xử trên môi trường mạng cần có giới hạn và phải tuân thủ pháp luật. Điều này sẽ góp phần làm trong sạch môi trường thông tin trên mạng xã hội. 

Một trong những giải pháp mềm đó là cần phải xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên không gian mạng. Tuy nhiên, đây là nội dung mới, chưa có tiền lệ và thiếu kinh nghiệm. Vì thế, Việt Nam có thể tham khảo, học hỏi kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và triển khai Bộ Quy tắc, từ đó xây dựng Bộ quy tắc ứng xử cho riêng mình, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán cũng như xu hướng phát triển của toàn cầu, hướng tới lành mạnh hóa môi trường.

1. Trung Quốc: Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy rằng các giải pháp chính sách có thể sẽ không đủ để loại bỏ tin tức giả mạo, tin đồn sai lệch trên mạng xã hội nên nước này đã kết hợp nhiều giải pháp, trong đó, có giải pháp xã hội hướng đến tâm lý người dùng, Trung Quốc đã đưa ra văn bản đầu tiên được xem như là nguyên tắc cơ bản về trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ và người dùng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng.

Cam kết cộng đồng về nguyên tắc cơ bản trong ngành công nghiệp Internet

Để tăng cường công tác quản lý và kiểm duyệt các nội dung trên Internet, Trung Quốc đưa ra cái gọi là "Cam kết cộng đồng về nguyên tắc cơ bản trong ngành công nghiệp Internet Trung Quốc", đây là một thỏa thuận giữa Chính phủ Trung Quốc với các Công tycung cấp dịch vụ Internet hoạt động tại Trung Quốc. Cam kết được xây dựng vào năm 2002 bởi Hiệp hội Internet Trung Quốc, một cơ quan trực thuộc Trung Quốc về Internet và trong vòng một tháng sau khi phát hành, đã có hơn 100 Công ty cung cấp dịch vụ trong ngành công nghiệp Internet tại Trung Quốc như Baidu, Soseen, Sina và Sohu… cũng như các trường đại học nổi tiếng như Đại học Bắc Kinh, Đại học Tsinghua và văn phòng chính phủ Trung Quốc tham gia.

Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng như thế nào? - Ảnh 1.

Mục tiêu là nhằm nâng cao trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong công tác quản lý và kiểm duyệt các nội dung thông tin trên Internet với đối tượng điều chỉnh là các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ nội dung Internet tại Trung Quốc.

Nội dung của cam kết: Nội dung chính của cam kết gồm 4 chương và 31 Điều hàm chứa 4 nguyên tắc chính: "Chủ nghĩa yêu nước - Tuân thủ pháp luật - Công bằng - Tin cậy".

Công ty hoạt động trong ngành công nghiệp Internet tại Trung Quốc buộc phải cam kết kiểm soát và ngăn chặn việc truyền tải thông tin mà các cơ quan chức năng Trung Quốc cho rằng có thể bị phản đối, bao gồm: "Thông tin vi phạm luật pháp, thông tin lan truyền mê tín dị đoan hoặc có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và phá vỡ trật tự xã hội".

Tại Điều 9 của cam kết nêu rõ:"Chúng tôi các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông tin mê tín dị đoan. Theo dõi thông tin được người sử dụng công khai trên các trang web theo luật pháp và kịp thời loại bỏ các thông tin có hại; Không được tạo liên kết đến các trang web có chứa thông tin độc hại để đảm bảo rằng nội dung thông tin mạng là hợp pháp và lành mạnh; Tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình sản xuất, niêm yết và tuyên truyền thông tin trên Internet; Khuyến khích mọi người sử dụng Internet một cách có đạo đức, để nâng cao ý thức đạo đức Internet và từ chối sự lây lan thông tin có hại trên Internet.

Theo quy định của Trung Quốc, việc ký kết cam kết này là không bắt buộc (tùy chọn), nhưng nếu không ký thì các công ty không đủ điều kiện để nhận được giấy phép cung cấp dịch vụ nội dung trên nền tảng Internet tại Trung Quốc với tên "miền.cn".

Nghị quyết về 7 giới hạn ứng xử trên mạng

Ngày 15/7/2013 tại Hội nghị Internet toàn quốc, Hiệp hội Internet Trung Quốc đã thông qua Nghị quyết mang tên "7 giới hạn ứng xử trên mạng". Nghị quyết là một phần của sáng kiến mới của chính phủ Trung Quốc để khẳng định quyền kiểm soát mạnh mẽ hơn đối với các phát ngôn trực tuyến.

Mục tiêu của Nghị quyết: Đưa ra giải pháp cùng nhau xây dựng một môi trường trực tuyến lành mạnh (đối tượng điều chỉnh ở đây là hành vi ứng xử của người dùng mạng xã hội).

Phạm vi của Nghị quyết: "7 Giới hạn ứng xử trên mạng" được xem như là Bộ quy tắc ứng xử cho tất cả người sử dụng Internet một loạt các hướng dẫn về hành vi chấp nhận được trên mạng, các thông tin không thể vi phạm nhằm tạo ra một môi trường trực tuyến lành mạnh.

Nội dung của Nghị quyết được giới hạn trong 7 quy định sau:

Thứ nhất: Giới hạn về Luật và Quy định: Phải tuân thủ pháp luật, thi hành phải nghiêm khắc, những người vi phạm pháp luật phải bị truy tố, không phân biệt tội phạm được thực hiện trực tuyến (online) hoặc ngoại tuyến (offline).

Thứ hai: Giới hạn về hệ thống xã hội chủ nghĩa: Chủ nghĩa xã hội và các quy định xã hội phải được ủng hộ để bảo vệ và duy trì sự thịnh vượng xã hội.

Thứ ba: Giới hạn về lợi ích quốc gia: Mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích quốc gia theo quy định của Hiến pháp.

Thứ tư: Giới hạn về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân: Không được phép tiếp cận bất hợp pháp hoặc xâm hại bất hợp pháp, vi phạm pháp luật và vi phạm các quyền lợi hợp pháp của người dùng khác 

Thứ năm: Giới hạn về trật tự công cộng: Mặc dù Internet cung cấp không gian vô hạn và quyền tự do mới, nhưng Internet không thể hoạt động như một khu vực công cộng mà không bị hạn chế. Internet và thực tế cùng tồn tại, do đó đòi hỏi nỗ lực tập thể từ tất cả người dùng để xây dựng một trật tự công cộng chuẩn mực.

Thứ sáu: Giới hạn về đạo đức: Tuân thủ đạo đức là một đức tính văn hoá của Trung Quốc có từ hàng ngàn năm qua, tư tưởng này nên được đưa vào không gian mạng.

Thứ bảy: Giới hạn về tính chính xác thông tin: Người sử dụng phải tìm kiếm sự thật từ thực tế và không lan truyền tin đồn và tung thông tin không trung thực.

Hình thức triển khai Nghị quyết:

Sau khi Nghị quyết được thông qua tại Hội nghị Internet toàn quốc, Hiệp hội Internet Trung Quốc đã thông báo nội dung của Nghị quyết đến tất cả các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội của Trung Quốc. Hiệp hội Internet Trung Quốc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội có trách nhiệm thông báo với người dùng (users) trên nền tảng của họ về nội dung Nghị quyết. 

Người dùng được yêu cầu ghi nhớ 7 giới hạn cho phép, nếu vi phạm 1 trong 7 giới hạn của Nghị quyết, nhà cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm khóa và chặn tài khoản đó lại. Mặt khác, Nghị quyết cũng được đăng tải trên Tờ báo thanh niên hàng ngày (Youth Daily) của Trung Quốc để giới trẻ cả nước nắm được tinh thần của Nghị quyết.

Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng như thế nào? - Ảnh 2.

Theo một báo cáo của tờ Thanh niên hàng ngày, ở Trung Quốc, kể từ lần đầu tiên được đưa ra vào giữa tháng 7 tại Hội nghị Internet Trung Quốc đến giữa tháng 8 (chỉ sau 1 tháng), trang mạng xã hội Sina Weibo đã đóng cửa hoặc xử lý 100.000 tài khoản trên dịch vụ microblogging Weibo của họ đã vi phạm các nguyên tắc, phần lớn các lỗi vi phạm là "Giới hạn thứ 7 - tính chính xác thông tin".

Theo dữ liệu được Công ty phân tích Weiboreach cho thấy sự sụt giảm 20% trong tổng số bài đăng hàng tháng của người dùng Weibo có ảnh hưởng trên mạng xã hội kể từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau.

Ngoài ra, đối với người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, họ được đánh dấu "Big-V-User", nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các nội dung họ viết và đăng tải trên mạng.

Bài học rút ra từ Nghị quyết và Cam kết của Trung Quốc

Nghị quyết và Cam kết của Trung quốc đã giới hạn (định nghĩa) rõ ràng các thông tin bị kiểm duyệt chặt chẽ trên Internet và mạng xã hội là: Thông tin vi phạm luật pháp, thông tin lan truyền mê tín dị đoan hoặc có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và phá vỡ trật tự xã hội. Nghị quyết và Cam kết được trình bày ngắn gọn, phản ánh được đầy đủ thông điệp những điều họ được làm và bị cấm theo quy định pháp luật và chuẩn mực văn hóa, đạo đức của người Trung Quốc và truyền tải được thông điệp chống lại tin đồn trực tuyến là trách nhiệm của mọi công dân.

Nghị quyết và Cam kết tập trung vào hai đối tượng bị điều chỉnh chính, là người dùng và các DN cung cấp dịch vụ Internet tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc coi trọng trách nhiệm của DN cung cấp dịch vụ Internet và vai trò của các đơn vị này trong việc tạo ra một môi trường Internet lành mạnh. Chính sách của Trung Quốc là bắt buộc các Công ty hoạt động trong ngành công nghiệp Internet tại Trung Quốc phải cam kết kiểm soát và ngăn chặn việc truyền tải thông tin mà các cơ quan chức năng Trung Quốc cho rằng có thể bị phản đối. 

 Nghị quyết và Cam kết được khởi xướng và xây dựng bởi Hiệp hội Internet Trung Quốc, là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, không phải là một cơ quan quản lý ban hành. Mặc dù quy tắc được xây dựng bởi Hiệp hội Internet nhưng nó đã gắn trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ Internet với việc ký kết thực hiện các cam kết và coi đây như là một điều kiện bắt buộc để được cấp giấy phép hoạt động về cung cấp dịch vụ nội dung Internet tại Trung Quốc với tên miền.cn.

2. Bộ quy tắc ứng xử về chống lại thông tin gây thù hận, nói xấu bất hợp pháp trên mạng của Liên minh Châu Âu

Vào ngày 31/5/2016, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra "Bộ Quy tắc ứng xử về chống lại những thông tin gây thù hận, nói xấu bất hợp pháp trên mạng". Theo đó, EU đã yêu cầu 4 công ty công nghệ lớn bao gồm: Facebook, Twitter, Microsoft và Youtube phải ký kết thực hiện cam kết.

Khái niệm: Bộ quy tắc đưa ra khái niệm (thuật ngữ) chính: "Hate speech" được hiểu là phát ngôn có nội dung gây thù hận, nói xấu trên mạng xã hội, bao gồm tất cả hành vi công kích kích động bạo lực hoặc hận thù chống lại một nhóm người hay một thành viên của nhóm người được xác định thông qua chủng tộc, màu da, tôn giáo, gốc gác, quốc tịch hay dân tộc.

Nội dung Quy tắc bao gồm các điểm chính:

Công ty CNTT phải có quy trình rõ ràng và hiệu quả để xem xét các thông báo liên quan đến các phát ngôn thù địch, nói xấu bất hợp pháp trên các dịch vụ của họ để họ có thể xóa hoặc vô hiệu hóa quyền truy cập vào nội dung đó. 

 Công ty CNTT phải xây dựng Quy tắc hoặc các hướng dẫn cho cộng đồng mạng nắm rõ rằng họ không được phép đăng tin quảng cáo kích động bạo lực và các hành vi hận thù, nói xấu bất hợp pháp. Khi nhận được thông báo xóa hợp lệ đối với các nội dung bất hợp pháp, các Công ty CNTT phải xem xét, đối chiếu các nội dung đó với các Quy tắc và hướng dẫn chung. 

 Công ty CNTT cần xem kỹ các thông báo hợp lệ để loại bỏ các nội dung gây thù ghét, nói xấu bất hợp pháp trong ít hơn 24 giờ và loại bỏ hoặc vô hiệu quyền truy cập vào nội dung đó.

Phương thức triển khai

Trước khi bộ quy tắc này được ban hành chính thức và triển khai rộng rãi, EU đã tiến hành thử nghiệm tại 12 tổ chức ở 9 quốc gia thành viên tình nguyện kiểm tra phản ứng của công ty CNTT khi các công ty này nhận được thông báo về nội dung gây thù ghét, nói xấu bất hợp pháp và ghi lại phản ứng của họ. Việc tiến hành thử nghiệm được thực hiện trong thời gian sáu tuần, từ ngày 10/10 đến ngày 18/11/2016.

Kết thúc thời gian thử nghiệm, 12 tổ chức đã báo cáo một mẫu gồm 600 thông báo ở các quốc gia thành viên sau: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh Quốc. Các tổ chức này đã thông báo nội dung cho các Công ty CNTT, bằng cách sử dụng các kênh báo cáo chuyên dụng như phóng viên hoặc thông qua các công cụ có sẵn cho người dùng bình thường có thể gửi thông báo dễ dàng.

Kết quả thực hiện

Theo báo cáo mới đây nhất của EU, kể từ thời điểm thực hiện cam kết này, EU đã liên tục giám sát nỗ lực của các công ty trong việc thực thi quy định. Tới nay, những đại gia hàng đầu trong làng công nghệ thế giới đã thực hiện rất hiệu quả nhiệm vụ đặt ra. Kết quả đánh giá cho thấy các nền tảng trực tuyến đã rất nghiêm túc thực hiện bộ quy tắc ứng xử về việc rà soát báo cáo và gỡ bỏ những nội dung phát ngôn thù hận bất hợp pháp trong vòng 24 giờ.

Theo báo cáo đánh giá của EU, các công ty trên đã rà soát được khoảng 81% những báo cáo nội dung phát ngôn thù hận trong vòng 24 giờ và gỡ bỏ được khoảng 70% số nội dung được thông báo năm 2017. Đây là mức cải thiện đáng kể so với mức chỉ 51% các thông báo được rà soát và 59% được gỡ bỏ vào thời điểm kí kết hồi năm 2016. Trong đó, Facebook nổi bật hơn cả khi rà soát được tới 89% số thông báo chỉ trong vòng 24 giờ kể từ khi mạng xã hội lớn nhất thế giới này nhận được thông báo. Về phần mình, Youtube và Twitter đạt mức tương ứng là 62% và 80%. Tuy nhiên, đánh giá tổng quan cho thấy số lượng thông báo mà Facebook nhận được mỗi ngày nhiều gấp đôi các đối thủ khác.

Bài học rút ra từ Bộ Quy tắc của EU

Có thể thấy, điểm nổi bật của Bộ quy tắc đó là đưa ra quy trình xem xét thông báo và xử lý liên quan đến thông tin gây thù hận - nói xấu bất hợp pháp trên mạng. Theo đó, 4 Công ty CNTT lớn được yêu cầu phải có quy trình xem xét thông báo liên quan đến thông tin thù hận, nói xấu bất hợp pháp. Khi nhận được báo cáo từ người dùng, Công ty CNTT đối chiếu với quy định và pháp luật của nước đó, loại bỏ thông tin bất hợp pháp trong một khoảng thời gian (24 giờ) hoặc vô hiệu hóa quyền truy cập vào nội dung này nếu cần thiết.

Ngoàira,Côngty CNTThướngdẫnngườidùngnhậnthứcvềcácnộidungtráiphépthôngquahệthốngcôngcụriêng.Đâycũngchínhưuđiểmnổibậtcủabộquy tắc của EU mà Việt Nam có thể tham khảo học hỏi.

Bêncạnhđó,bộquytắccòncácưuđiểmnổibật,đóyêucầu4côngtyphải:

-CamkếtcôngkhaithựcthicácyêucầucủaEUđưara;

- Cam kết trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước để quản lý các nội dung trên mạng Internet do mình quản lý;

- Cam kết trách nhiệm tuyên truyền cộng đồng mạng nhằm nâng cao nhận thức về nội dung được phép hoặc bị cấm phát ngôn trên mạng;

- Đề cao vai trò của cộng đồng.

Kếtluận

QuanghiêncứukinhnghiệmquốctếcủaTrungQuốcEU,nộidunghìnhthứctrìnhbàycácBộQuytắcđềuviếttrìnhbàyrấtngắngọn,dễhiểudễápdụngvớinộidungchínhnhữnghướngdẫnchuẩnmựcđạođứcvềhànhvi,ứngxửtrênmạnghội.vậy,ViệtNamthểnghiêncứuhọchỏikinhnghiệmcủaTrungQuốc,EUđểxâydựngBộquytắcứngxửtrênmạnghộiđơngiản-ngắngọn.

Bêncạnhcácquytắcvềchuẩnmựcđạođức,cácnướcđềuápdụnghệthốngluậtxửphạtđốivớicáctrườnghợpphátngônđiquágiớihạnchophépcủaluậtpháp,nhằmhạnchếviệclạmdụngquyềntừdongônluận.Nhưvậy,ViệtNamsongsongvớiviệcxâydựngBộquytắc,chúngtacũngcầnxâydựnghệthốngphápluậtchặtchẽvớicácchếtàixửphạtđủmạnh,sứcrănđecáctrườnghợpnhữngphátngônvượtquágiớihạnchophéptheoquyđịnhcủaluậtphápchuẩnmựchộitrêntinhthầnýthứckhôngmuađượcbằngtiềnnhưngthểxửphạtbằngthậtnhiềutiền.

Việt Nam không nên sử dụng nguyên văn Bộ quy tắc của một quốc gia hay tổ chức đơn lẻ để rút ra bài học cho Việt Nam, mà cần có sự kết hợp và chọn lọc cho phù hợp luật pháp trong nước và xu thế chung của khu vực, thế giới.


Tài liệu tham khảo

1. Public Pledge on Self-Discipline for the Chinese Internet Industry (China) 

2.  Code of conduct on countering illegal hate speech online (EU) 

3.  Nguồn:   http://www.worldometers.info/world-population/china-population/   và   https:// en.wikipedia.org/wiki/Economy_of_China 

4.  Nguồn:  https://www.statista.com/statistics/265140/number-of-internet-users-in-china/;

5. Nguồn: Xianhui Che và Barry Ip (2017). Social Networks in China. Chandos Publishing

6. Nguồn: Trang web của Hiệp hội Internet Trung Quốc (http://www.isc.org.cn/english/ Specails/Self-regulation/listinfo-15321.html)


(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 15+16 tháng 11/2020)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO