Xu hướng - Dự báo

Xu hướng sử dụng công nghệ trong các nhà hàng hiện nay

Hạnh Tâm 07:26 13/04/2024

Đại dịch đã tạo ra sự thay đổi trên diện rộng trong lĩnh vực nhà hàng, đặc biệt về việc áp dụng và đổi mới công nghệ.

Hudson Riehle, Phó chủ tịch nghiên cứu cấp cao của Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia cho biết: “Đại dịch đã thúc đẩy việc sử dụng công nghệ trong ngành dịch vụ thực phẩm và sự thoải mái của người tiêu dùng khi sử dụng công nghệ trong trải nghiệm nhà hàng. Tương lai, tốc độ thay đổi nhanh chóng đó sẽ vẫn còn tiếp tục.”

Theo báo cáo bối cảnh công nghệ nhà hàng năm 2024 (Restaurant Technology Landscape Report) do Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia công bố gần đây, 76% các nhà kinh doanh dịch vụ thực phẩm tin rằng, việc sử dụng công nghệ giúp họ cạnh tranh đồng thời thừa nhận rằng hoạt động kinh doanh của họ có thể cập nhật tốt hơn về những đổi mới công nghệ.

a1(1).jpg

Trong khi ngành đang tập trung sự chú ý và nỗ lực vào công nghệ thì các doanh nghiệp (DN) và khách hàng cho biết rằng, không phải mọi hoạt động ăn uống ở ngoài đều thực sự cần đến sự hỗ trợ của công nghệ. Theo báo cáo, công nghệ nhà hàng được chia thành ba loại: công nghệ phải có, muốn có và tốt nếu có. Ba loại này này tương ứng với ba nhu cầu của nhà hàng gồm: giao hàng, dịch vụ giới hạn (limited-service) và dịch vụ trọn gói (full-service).

Hudson Riehle chia sẻ: “Nghiên cứu trong báo cáo này cho thấy rõ rằng việc tích hợp công nghệ phải phù hợp với phân khúc, loại hình hoạt động cũng như số lượng khách hàng hiện tại và tương lai”.

Quán ăn đầy đủ các dịch vụ mà không cần công nghệ cao

Những tiến bộ công nghệ đang được áp dụng trong DN cung cấp dịch vụ trọn gói, 65% khách hàng muốn có máy tính bảng trên bàn để thanh toán số và 60% sẽ sử dụng thiết bị này để đặt hàng.

Tuy nhiên, khách hàng không hình dung hết được những vai trò khác của công nghệ trong các nhà hàng. Chỉ 29% quan tâm đến thực phẩm được tạo ra bởi tự động hóa hoặc robot và 37% sẽ đặt hàng khi thực phẩm được giao đến cho họ bằng robot. 64% khách hàng sẽ chọn nhà hàng trọn gói có dịch vụ nhân viên truyền thống thay vì kết hợp công nghệ vào trải nghiệm ăn uống.

Vì vậy, mặc dù tại nhà hàng có dịch vụ trọn gói, khách hàng sẽ sử dụng công nghệ đặt hàng và thanh toán nhưng người điều hành thì không cần dùng các công cụ này. Chỉ 27% trong số các nhà khai thác này có kế hoạch đầu tư phát triển ứng dụng điện thoại thông minh trong năm nay. Qua đó cho thấy rằng những tính năng này có thì tốt nhưng chúng không phải là điều thực sự cần thiết.

Các nhà hàng phục vụ giới hạn muốn có nhiều lựa chọn

Các thương hiệu nhà hàng phục vụ nhanh đang tìm kiếm hoạt động hiệu quả khi áp dụng các công nghệ như menu và tùy chọn thanh toán hỗ trợ mã QR hoặc các ki-ốt tự phục vụ để đặt hàng và thanh toán. Người tiêu dùng cho biết, họ rất muốn sử dụng những công cụ này vì tính dễ đặt hàng, thời gian giao đồ nhanh, có thông tin chi tiết hơn về các món trong thực đơn. 40% nhà khai thác dịch vụ giới hạn cho biết họ đang dành nguồn lực để phát triển ứng dụng điện thoại thông minh vào năm 2024.

Các khách hàng đang mong đợi những trải nghiệm được công nghệ hỗ trợ trong các nhà hàng có dịch vụ giới hạn, nhưng họ vẫn tìm cách tương tác với con người ở một số tác vụ. Chỉ 30% người trưởng thành cho biết họ muốn thức ăn của mình được chế biến bằng hệ thống tự động và khoảng 1/3 cho biết họ sẽ đặt hàng từ AI. Khi lựa chọn giữa một nhà hàng phục vụ giới hạn có sự hỗ trợ của công nghệ và một quán ăn nhanh không có công nghệ thì 62% khách hàng cho biết họ thích nhà hàng có dịch vụ nhân viên truyền thống hơn.

Công nghệ giao đồ ăn là cần thiết

Các nhà hàng cung cấp dịch vụ giao đồ ăn phần lớn đã áp dụng các giải pháp dựa trên công nghệ vì khách hàng là người trưởng thành mong đợi sử dụng những công cụ này trong quá trình giao đồ ăn.

Hơn 80% khách hàng cho biết họ sẽ đặt hàng từ trang web riêng của nhà hàng hoặc từ ứng dụng di động trong khi 71% cho biết họ sẽ sử dụng nền tảng của bên thứ ba để đặt đồ ăn. Ngoài ra, 79% cho biết họ sẽ sử dụng thanh toán di động và 73% sẽ sử dụng ví số để thanh toán cho đơn hàng của mình. Những số liệu này cho thấy các nhà kinh doanh cần bắt kịp những công nghệ này.

Tuy nhiên, 45%, người trưởng thành báo cáo rằng họ có thể đặt hàng khi hàng được giao thông qua AI hỗ trợ giọng nói; 37% muốn giao đồ ăn qua máy bay không người lái và 36% muốn được giao qua robot. Khách hàng cũng cho biết, họ mong muốn trong tương lai, công nghệ giao hàng sẽ sẽ không có sự thay đổi nhiều. Vì vậy, chỉ 16% nhà kinh doanh cho biết họ có sẽ dành nguồn lực cho các giải pháp AI trong năm nay.

Những chức năng khác

Riehle cho biết, trong tất cả các danh mục dịch vụ thực phẩm thì các nhà kinh doanh nên tập trung vào việc cập nhật và triển khai các hệ thống đặt hàng và thanh toán số hiệu quả, đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng vì đây hiện là ưu tiên cao nhất của khách hàng.

Tuy nhiên, nhiều nỗ lực về công nghệ nhà hàng có liên quan đến các chức năng vận hành khác như các khoản đầu tư công nghệ hàng đầu của các DN dịch vụ thực phẩm bao gồm tiếp thị số, chương trình khách hàng thân thiết và khen thưởng, hệ thống hành chính, quản lý hàng tồn kho, hệ thống điểm bán hàng, công cụ quản lý lao động và an ninh mạng.

Theo Riehle: “Những hệ thống này đều quan trọng không kém trong việc tìm kiếm hiệu quả hoạt động, mặc dù không phải lúc nào khách hàng cũng cũng nhìn thấy rõ được”.

47% nhà khai thác kinh doanh trong lĩnh vực này tin rằng việc tích hợp công nghệ và tự động hóa nhà hàng sẽ trở nên phổ biến hơn. Những đổi mới này sẽ hỗ trợ nhân viên thực hiện các chức năng công việc của họ và hỗ trợ người vận hành trong thời gian thiếu lao động.

Michelle Korsmo, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia cho biết: “Các nhà kinh doanh doanh lớn trong lĩnh vực này không ngừng đổi mới, đôi khi thông qua các món ăn hoặc hương vị mới và đôi khi thông qua các phương thức kinh doanh mới. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về bối cảnh công nghệ trong các nhà hàng cung cấp thông tin chi tiết về kỳ vọng của người tiêu dùng để các nhà khai thác có thể đánh giá khoản đầu tư công nghệ của họ"./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tập đoàn VNPT tăng trưởng 7% năm 2024
    Năm 2024, mặc dù thị trường viễn thông - công nghệ thông tin gặp khá nhiều khó khăn, song với nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, Tập đoàn VNPT vẫn giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, tối ưu chi phí, để doanh thu, lợi nhuận toàn Tập đoàn được duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • Zalo đã có hơn 17.000 tài khoản chính thức của cơ quan nhà nước, đơn vị tiện ích
    Tính đến hết năm 2024, có tổng cộng 17.273 tài khoản chính thức của các cơ quan nhà nước và đơn vị tiện ích (trường học, y tế…) đã được thiết lập và định danh trên nền tảng Zalo, phủ khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. ‏
  • ‏FPT nhận chứng nhận CREST, củng cố vị thế dẫn đầu dịch vụ SOC‏
    Mới đây, FPT chính thức đạt chứng nhận quốc tế CREST cho dịch vụ giám sát và ứng cứu sự cố an toàn thông tin 24/7 (dịch vụ SOC), khẳng định cam kết của FPT với khách hàng về chất lượng dịch vụ an toàn thông tin đạt chuẩn thế giới.‏
  • Hướng tới vinh danh các "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
    Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.
  • 5,5 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet
    Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Xu hướng sử dụng công nghệ trong các nhà hàng hiện nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO