Truyền thông

Cà Mau tăng tốc chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Đỗ Thêu 30/11/2024 17:19

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến năm 2025, 80% nhà giáo giáo dục nghề nghiệp sẽ được đào tạo, bồi dưỡng về năng lực chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Tỉnh phấn đấu đến năm 2030, đội ngũ nhà giáo không chỉ đạt chuẩn về trình độ chuyên môn mà còn dẫn đầu trong năng lực ứng dụng công nghệ số vào công tác giảng dạy.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế chuyển đổi số, ngày 21/11/2024, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch số 253/KH-UBND về đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp từ năm 2025 và định hướng đến 2030.

Theo kế hoạch, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến năm 2025, 80% nhà giáo giáo dục nghề nghiệp sẽ được đào tạo, bồi dưỡng về năng lực chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đồng thời, 70% nhà giáo sẽ sử dụng thành thạo các công cụ để xây dựng và triển khai học liệu số, bài giảng số. Ngoài ra, 100% nhà giáo sẽ tham gia thực tập tại các doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn hằng năm, nhằm cập nhật kiến thức thực tế và công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2030, đội ngũ nhà giáo không chỉ đạt chuẩn về trình độ chuyên môn mà còn dẫn đầu trong năng lực ứng dụng công nghệ số vào công tác giảng dạy. Cụ thể, về nâng cao trình độ, 85% nhà giáo đạt trình độ sau đại học, trong đó 20% đạt trình độ tiến sĩ; về hoàn thiện kỹ năng số, 80% nhà giáo sử dụng thành thạo học liệu số và tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn hàng năm để cập nhật công nghệ mới.

Hiện tại, tỉnh Cà Mau có 3 trường cao đẳng với tổng số 243 viên chức và người lao động. Trong đó, đội ngũ nhà giáo chiếm 163 người. Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ góp phần chuyển đổi số toàn diện, đưa hệ thống giáo dục nghề nghiệp của tỉnh tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số không chỉ giúp nâng cao năng lực giảng dạy, mà còn tạo tiền đề để sinh viên nghề nghiệp ở Cà Mau tiếp cận nhanh chóng với những xu hướng công nghệ mới, từ đó cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

ca-mau-truong-hoc.jpg
Việc đẩy mạnh chuyển đổi số không chỉ giúp nâng cao năng lực giảng dạy, mà còn tạo tiền đề để sinh viên nghề nghiệp ở Cà Mau tiếp cận nhanh chóng với những xu hướng công nghệ mới.

-+Ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc triển khai các mục tiêu phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng. Hiện nay, hầu hết các đơn vị và trường học trên địa bàn tỉnh đều được trang bị internet băng thông rộng. Các loại sổ sách truyền thống đã được chuyển đổi sang hình thức điện tử với việc áp dụng chữ ký số. Đặc biệt, việc sử dụng ứng dụng Zalo để thực hiện các báo cáo nhanh và chia sẻ thông tin đã hỗ trợ hiệu quả cho công tác chỉ đạo và điều hành của ngành.

Công tác chuyển đổi số trong ngành giáo dục của Cà Mau đã ghi nhận nhiều bước tiến tích cực và hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, và học sinh về những lợi ích thiết thực mà chuyển đổi số mang lại. Với sự quan tâm và đầu tư bài bản, Cà Mau đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trong những địa phương tiên phong về chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Quản lý tài nguyên Internet tại Việt Nam tạo môi trường kinh doanh bình đẳng
    Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Bộ TT&TT, các quy định về quản lý tài nguyên Internet tại Nghị định số 147/2024/NĐ-CP là hành lang pháp lý hiệu quả để hiện thực hóa nhiều mục tiêu, trong đó thiết lập môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch và ngăn chặn các hành vi lợi dụng hoạt động, dịch vụ trên Internet để thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật.
  • Hà Nội triển khai 3 giai đoạn để giao thông thông minh
    Theo đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội, hệ thống giao thông thông minh tạo ra nguồn dữ liệu số mới từ việc đi lại của người dân, phương tiện giao thông... để doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới gia tăng giá trị.
  • Người dùng yêu cầu cao hơn về bảo mật dữ liệu cá nhân
    Khảo sát “Quyền riêng tư của người tiêu dùng năm 2024” của Cisco cho thấy người dùng đã nhận thức cao hơn về rủi ro trong việc chia sẻ dữ liệu cá nhân, sự ủng hộ đối với các quy định thận trọng và hiểu biết sâu sắc hơn về việc xây dựng lòng tin trong thế giới số.
  • ‏FPT và SDEC hợp tác thúc đẩy kinh tế số tại Malaysia‏
    FPT và Tập đoàn Kinh tế Số Sarawak (SDEC), một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Malaysia, đã ký kết Biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy bang Sarawak trở thành nền kinh tế số hàng đầu khu vực. ‏
  • GELEX xây dựng thương hiệu thông qua các hoạt động CSR
    Các hoạt động CSR của GELEX được thực hiện bền bỉ trong nhiều năm qua, trở thành yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng thương hiệu bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Cà Mau tăng tốc chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO