Hôm nay 17/9/2024, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) kỷ niệm 27 năm thành lập (1997 - 2024), trong đó có 10 năm trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (từ năm 2014).
Indonesia đã công bố 4 nội dung ưu tiên thảo luận về giáo dục và văn hóa trong nhiệm kỳ làm chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2022, trong đó ứng dụng công nghệ số để gia tăng công bằng xã hội trong giáo dục là ưu tiên thứ hai.
Đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, việc tổ chức thi kỹ năng nghề trực tuyến có thể là một việc để chúng ta chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, hướng tới nguồn nhân lực số, lao động số.
Việc giảng dạy, học tập trực tuyến đã trở thành một xu hướng và có thể áp dụng linh hoạt trong trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, vẫn cần có các giải pháp để việc học tập trực tuyến trở nên hiệu quả, đóng góp vào chuyển đổi số (CĐS) giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Nhân dịp học sinh cả nước chuẩn bị bước vào năm học mới 2021-2022, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương có bài viết về chuyển đổi số giáo dục. Tạp chí TT&TT xin giới thiệu tới độc giả toàn văn bài viết của Bộ trưởng.
Hiện nay, việc triển khai giảng dạy trực tuyến, quản lý giáo dục từ xa không còn là giải pháp tạm thời mà được xem là phương án dài hạn và xu hướng mới để công tác giáo dục, đào tạo luôn được liên tục mà không bị ảnh hưởng gián đoạn bởi tác động của đại dịch Covid-19. Đây cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu để hướng tới chuyển đổi số (CĐS) ngành giáo dục.
K12Online là hệ thống quản lý học và thi trực tuyến hỗ trợ công tác quản lý việc học và thi trực tuyến cho các cơ sở giáo dục do Viettel phát triển. Đây là nền tảng giáo dục dễ sử dụng với nhiều tính năng tiện ích như lớp học ảo, kiểm tra trực tuyến, chấm thi, đặt thời khóa biểu, kho học liệu, họp trực tuyến, điểm danh học sinh... Nền tảng giúp giải quyết cùng lúc cả ba công việc là giảng dạy, học tập và quản lý.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên, toàn ngành Giáo dục đã kịp thời kích hoạt các biện pháp phòng, chống dịch. Ngoài việc chủ động cho học sinh nghỉ học, nhiều địa phương cũng đã triển khai đẩy mạnh dạy học trực tuyến để vừa duy trì việc học, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh.
Chuyển đổi số (CĐS) giáo dục là việc chuyển đổi cách thức dạy và học, quản trị, quản lý dựa trên công nghệ số, hướng tới nền giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) có chất lượng cao với chi phí thấp, dễ tiếp cận với người học, đông đảo tầng lớp người dân.
Giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) luôn vì mục đích nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài... Tuy nhiên, muốn phát triển nền Giáo dục Việt Nam phù hợp với xu thế, thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) cần sự chuyển đổi số (CĐS) mạnh mẽ, tích cực.
Mô hình thực tế các hoạt động chuyển đổi số (CĐS) đã và đang triển khai tại trường Đại học (ĐH) Quốc tế (ĐHQT) thuộc ĐH Quốc gia (ĐHQG) TP. Hồ Chí Minh. Từ đó có thể mở rộng để phát triển cho nhà trường và làm mô hình tham khảo cho các cơ sở giáo dục đào tạo (GD&ĐT) khác.
Với mục tiêu giới thiệu các giải pháp công nghệ phát triển giáo dục số, Sở Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Microsoft Việt Nam tổ chức “Ngày hội công nghệ giáo dục”.
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học là một trong những chủ đề được đề cập đến nhiều nhất tại hội thảo “Kinh tế số: Tác động, cơ hội và khả năng tận dụng của Việt Nam” do Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ tổ chức vào ngày 12/10/2020.
Ứng dụng hệ sinh thái giáo dục VnEdu 4.0 của Tập đoàn VNPT vừa ghi nhận hơn 1 triệu lượt tải về trên cả 2 nền tảng Android và iOS. Đáng chú ý, sản phẩm được các chợ ứng dụng đánh giá là Top 1 trong lĩnh vực giáo dục số tại Việt Nam.