Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ blockchain cũng đang có những bước tiến đáng kể và không có dấu hiệu ngừng lại. Trên thực tế, theo khảo sát phát triển blockchain toàn cầu năm 2021 của Deloitte, gần 76% giám đốc điều hành được khảo sát cho biết họ kỳ vọng tài sản kỹ thuật số sẽ là giải pháp thay thế vững chắc cho hình thức trao đổi tài sản toàn cầu trong 5-10 năm tới.
Công nghệ blockchain có gì hấp dẫn?
Các khả năng của công nghệ blockchain thực sự là vô tận và những phát triển trong những năm gần đây đã đưa chúng ta tiến gần hơn một bước tới mạng internet phi tập trung có độ đáng tin cậy, minh bạch cao. Ngoài ra, blockchain có tiềm năng cách mạng hóa cách chúng ta trao đổi giá trị, chuyển quyền sở hữu và xác minh các giao dịch.
Công nghệ blockchain hiện đang được ứng dụng trong nhiều ngành, từ dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đến sản xuất, bán lẻ, y tế, dịch vụ... Về lâu dài, blockchain có thể cho phép chuyển đổi mô hình hoạt động giữa các ngành với nhau.
Dữ liệu được Blockchain xác minh có độ bảo mật cao và đáng tin cậy, có nghĩa là các giao dịch có thể được xử lý nhanh hơn nhiều so với thế giới ngày nay mà không ảnh hưởng đến bảo mật. Trong tương lai, khi ngành ngân hàng - tài chính tối đa hóa trong việc ứng dụng blockchain sẽ giúp cho giao dịch được xử lý 24/7 & không bị gián đoạn bởi khoảng cách & thời gian làm việc.
Thông thường, chuyển tiền ra nước ngoài là một việc khó khăn với lệ phí cao, thời gian xử lý chậm, tiền có thể bị chặn hoặc bị đánh cắp, và có những vấn đề pháp lý và thuế phải được xem xét. Bằng cách phát triển hệ thống ứng dụng blockchain, người ta có thể chuyển tiền xuyên biên giới chỉ trong vài phút và tỷ lệ hoa hồng rất thấp.
Công nghệ blockchain đang cách mạng hóa thế giới như thế nào?
Nhờ ứng dụng công nghệ blockchain để số hóa tài sản, nhà đầu tư có thể giao dịch các loại tài sản có giá trị lớn hoặc vô hình như bất động sản, chứng khoán, vàng, dịch vụ,... trên nền tảng kỹ thuật số an toàn, trong khi vẫn giữ được các đặc tính của tài sản.
Cũng giống như cách chúng ta chia sẻ thông tin, blockchain có tiềm năng cách mạng hóa cách chúng ta trao đổi giá trị, chuyển quyền sở hữu và xác minh các giao dịch. Trong thời gian qua có một số đơn vị tại Việt Nam đã triển khai ứng dụng công nghệ blockchain để token hóa tài sản. Cụ thể, vào tháng 10/2021, Quỹ đầu tư GIG Capital đã công bố nền tảng đầu tư tài sản số GIG Dollar. Họ đưa ra cách thức tham gia cho các nhà đầu tư trong cộng đồng với phương thức dễ tiếp cận, rủi ro thấp, danh mục đầu tư là các dự án được kiểm định kỹ lưỡng. Ứng dụng công nghệ blockchain nhằm mang lại sự minh bạch trong mọi hoạt động quản lý, vận hành, đầu tư. Các tài sản số được phát hành trong hệ sinh thái đều được bảo chứng bằng tài sản có giá trị ngoài đời thật.
Token hóa tài sản đang thay đổi hoàn toàn cách chúng ta tương tác với các tài sản có giá trị. Công nghệ blockchain cho phép bất kỳ tài sản hoặc dịch vụ nào được đại diện và lưu trữ trên chuỗi khối, do đó dân chủ hóa quyền truy cập với sự minh bạch & tính bảo mật cao. Tuy nhiên, với các quy định pháp lý về tài sản mã hóa khác nhau giữa các quốc gia, nên những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực này cần phải chuẩn bị rất kỹ & có kế hoạch rõ ràng & dài hạn trong xây dựng hệ thống chuyển giao giá trị toàn cầu, không biên giới. Nếu trong tương lai, công nghệ blockchain được ứng dụng một cách hoàn chỉnh & chấp nhận bởi chính phủ, tài sản mã hóa sẽ trở thành xu hướng, là động lực giúp khôi phục nền kinh tế thế giới.