Đàm phán TPP đối với ngành dịch vụ viễn thông

H.H| 28/12/2015 22:26
Theo dõi ICTVietnam trên

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được đánh giá sẽ có tác động lớn đến nhiều lĩnh vực trong đó có các dịch vụ viễn thông.

Khác với cácHiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam từng ký kết trước đây (chỉ vềthương mại hàng hóa là chủ yếu), TPP đặt mục tiêu mở cửa rất lớn về thương mạidịch vụ. Do đó, quan tâm lớn nhất trong lĩnh vực này đối với Việt Nam là mức độmở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam như thế nào cho các nhà cung cấp dịch vụ đếntừ các nước TPP.

Trong đàm phán TPP, mở cửa thị trường dịch vụ được đàmphán đồng thời với mở cửa đầu tư (được hiểu là cả đầu tư trong sản xuất hànghóa và cung cấp dịch vụ), bao gồm: Đàm phán về nguyên tắc và Danh mục các biệnpháp không tương thích (NCM)

Đàm phán về nguyêntắc                                                      

Đàm phán về nguyên tắc trong mở cửa thị trường dịch vụvào đầu tư trong TPP được cho là bao gồm các nội dung sau:

-  Các nguyên tắc chung về đầu tư (bao gồm NT –đối xử quốc gia, MFN – đối xử tối huệ quốc, Performance Requirements – các yêucầu trong quá trình đầu tư và Senior Management and Board of Directors – cácyêu cầu về các vị trí quản lý trong doanh nghiệp)

-  Các nguyên tắc chung về cung cấp dịch vụ quabiên giới (bao gồm NT – đối xử quốc gia, MFN – đối xử tối huệ quốc, MarketAccess – Tiếp cận thị trường và Local Presence – Hiện diện thương mại)

Từ góc độ của doanh nghiệp thì các cam kết này, nếu có,về nguyên tắc sẽ hạn chế khả năng Chính phủ áp dụng các biện pháp phân biệt đốixử nhằm ưu tiên hơn doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước. Mặc dù vậy, trên thựctế, trên bình diện chung về đầu tư (cả sản xuất và dịch vụ), một khi nhà đầu tưnước ngoài đã được phép vào Việt Nam thì hầu như không có bất kỳ phân biệt đốixử nào khác (ngoài các điều kiện gia nhập thị trường). Thậm chí thực tế còn cónhững trường hợp “phân biệt đối xử ngược”, ưu tiên nhà đầu tư nước ngoài hơnnhà đầu tư trong nước (ví dụ các biện pháp khuyến khích, ưu đãi nhằm thu hútnhà đầu tư nước ngoài mà một số địa phương áp dụng). Vì vậy, những cam kết nàyđược cho là không tạo ra bất lợi quá lớn cho doanh nghiệp trong nước.

Danh mục các biện pháp không tương thích (NCM)

Về bản chất, đây là Danh mục các trường hợp (lĩnh vực)dịch vụ, đầu tư mà mỗi nước TPP bảo lưu quyền quy định (các điều kiện hạn chếtiếp cận thị trường, đầu tư…), không phải tuân thủ các/một số nguyên tắc chungvề đầu tư và dịch vụ nói trên.

Với việc đàm phán các Danh mục NCM này, đàm phán TPP vềdịch vụ và đầu tư đi theo phương pháp “chọn – bỏ”. Nói cách khác, theo phương phápđàm phán này, các nước TPP sẽ mở cửa toàn bộ thị trường dịch vụ của mình ở tấtcả các ngành trừ những trường hợp hạn chế, được liệt kê trong Danh mục NCM. Đâylà phương pháp đàm phán khó và thách thức hơn nhiều so với phương pháp “chọn –cho” trong mở cửa thị trường theo cam kết WTO (chỉ mở cửa những dịch vụ và theocác điều kiện được liệt kê, số còn lại Việt Nam muốn mở mức nào, theo điều kiệnnào tùy ý).

Trong TPP, dịch vụ viễn thông là nhóm dịch vụ được đàmphán riêng (bên cạnh các đàm phán nguyên tắc mở cửa dịch vụ trong đàm phán dịchvụ nói chung). Theo đó, đàm phán về mở cửa dịch vụ viễn thông trong TPP chỉ baogồm đàm phán về mức độ mở cửa và điều kiện mở cửa các ngành dịch vụ viễn thông(đàm phán mở cửa thuần túy) cho nhà cung cấp đến từ các nước TPP khác. Đàm phánnày không bao gồm việc hạn chế quyền của nước sở tại trong việc kiểm soát nộidung (loại thông tin nào thì được phép, thông tin nào thì không; điều kiện đốivới các loại trò chơi điện tử được phép cung cấp…).

Nhằm tránh các hành vi độc quyền, các quốcgia thành viên TPP thống nhất dựa trên áp lực thị trường và các đàm phán thươngmại trong lĩnh vực viễn thông. Theo đó, hoạt động thúc đẩy cạnh tranh sẽ đượcđẩy mạnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương tiện khác nhau.Cụ thể về viễn thông, các quốc gia cam kết không phân biệt đối xử với bất kỳcông nghệ cụ thể nào; thực hiện các quy trình phân bổ và sử dụng các nguồn tàinguyên viễn thông đặc thù của riêng mình, bao gồm tần số, kho số không phânbiệt đối xử; khuyến khích cạnh tranh trong các dịch vụ chuyển vùng di động quốctế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các giải pháp thay thế cho dịchvụ chuyển vùng quốc tế. Như vậy, việc quy định về giá cước quốc tế cũng như,các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế cần sớm có biện pháp phát triểnmà không cần đến sự bảo hộ của nhà nước.

Rõ ràng, Hiệp định TPP tạo ra nhiều cơ hộicho doanh nghiệp tiếp cận thị trường các nước trong khối nhưng cũng đặt rakhông ít thách thức đối với các cơ quan quản lý.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ KH&CN ban hành Thông tư đầu tiên sau sau hợp nhất
    Ngày 31/3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.
  • Bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính là ưu tiên hàng đầu
    Mới đây, Bộ KH&CN vừa phát hành văn bản số 509/KHCN-BC gửi các doanh nghiệp bưu chính về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính.
  • Tăng cường huy động nguồn lực KOLs trong hoạt động thông tin đối ngoại
    Năm 2024, Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) đã thành công việc đưa TTĐN lên không gian mới - không gian mạng - với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, có việc thí điểm thành công trong huy động những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (MXH) cùng chung tay trong thực hiện nhiệm vụ cơ bản thứ hai của TTĐN đó là quảng bá hình ảnh quốc gia.
  • Tác giả Nhật Bản với những ý tưởng lôi cuốn trẻ đọc sách
    Với máy ảnh bằng bìa giấy, các món đồ chơi hết sức đơn giản bằng kẹp quần áo và giấy màu…, tác giả Yuichi Kimura với mái đầu bạc phơ đã khiến cho khoảng 20 em nhỏ ở nhiều lứa tuổi quên hẳn đi những thiết bị điện tử, game hay những trò giải trí cuốn hút khác từ công nghệ.
  • Microsoft và 15 cột mốc định hình tầm nhìn về AI
    Gã khổng lồ công nghệ Microsoft sắp bước qua cột mốc 50 năm thành lập với nhiều thách thức trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI). Hãy cùng khám phá cách Microsoft sẽ phát triển nền tảng, công cụ và cơ sở hạ tầng AI cho tương lai.
Đừng bỏ lỡ
Đàm phán TPP đối với ngành dịch vụ viễn thông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO