Báo chí

Đào tạo báo chí đáp ứng chuyển đổi số báo chí ở các cơ quan báo chí trong giai đoạn hiện nay

TS. Trần Thị Hòa - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 14/10/2023 08:15

Báo chí là lĩnh vực luôn bám sát đời sống xã hội và thay đổi cùng với những biến chuyển của xã hội. Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, xu hướng số hóa đang diễn ra rộng khắp và sâu sắc trong khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội trên toàn thế giới, trong đó có báo chí.

Tóm tắt:

Chuyển đổi số là một xu hướng hiện đại và tất yếu của các nền báo chí trên thế giới và cả ở Việt Nam.

Yêu cầu đặt ra đối với giáo dục đại học trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số báo chí.

Những nội dung cần phải thay đổi trong hoạt động báo chí trong môi trường số và những nội dung cần phải gìn giữ để duy trì giá trị phụng sự xã hội của báo chí.

Nắm bắt được xu hướng phát triển này, Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện quyết liệt chủ trương chuyển đổi số (CĐS) trên nhiều lĩnh vực [1], và báo chí Việt Nam cũng đang được định hướng tích cực đẩy mạnh CĐS trong giai đoạn từ năm 2023 đến 2030.

CĐS báo chí là một chủ trương quan trọng của Chính phủ, được đề ra và thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại, sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của nền báo chí nước ta trong thời gian tới. Trong bối cảnh CĐS đang được đẩy mạnh, công tác đào tạo báo chí cũng cần có những bước thay đổi để đáp ứng với xu hướng CĐS tại các cơ quan báo chí hiện nay và trong thời gian tới nhằm giúp báo chí phục vụ tốt nhu cầu thông tin của xã hội và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

8.jpg
(Ảnh minh họa)

Một số lý thuyết tạo nền tảng lý luận cho xu hướng CĐS

Truyền thông hóa các hoạt động trong đời sống xã hội

CĐS đang diễn ra mạnh mẽ trên thực tiễn khi mạng Internet được kết nối rộng rãi, các thiết bị thông minh như smartphone, máy tính với những phần mềm, apps đa dạng và hữu dụng đang ngày càng trở nên phổ biến đến từng người trong xã hội. Theo học giả Hjarvard (2018), “mediatisation” (tạm dịch là “truyền thông hóa hoạt động đời sống xã hội”) giải thích sự xâm nhập một cách sâu sắc và ngày càng tăng của các phương tiện truyền thông vào các hoạt động của đời sống con người đến mức các phương tiện truyền thông trở thành một phần không thể thiếu trong các hoạt động này, hay nói cách khác các hoạt đời sống xã hội ngày nay không thể thiếu sự tham gia của các phương tiện truyền thông, mà cơ bản là phương tiện truyền thông số.

Ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục, hiện nay người học dựa rất nhiều máy tính nối mạng Internet để tiếp cận các tài liệu học tập và thực hiện các hoạt động học tập. Trong lĩnh vực tình cảm, con người ngày nay khi hẹn hò và duy trì các mối quan hệ lãng mạn cũng không thể thiếu điện thoại thông minh và các dịch vụ truyền thông trực tuyến như Facebook Messenger hoặc Zalo, Tinder. Do đó, không có gì lạ khi báo chí - một ngành trực tiếp thực hiện các hoạt động truyền thông - cũng đã và trang trải qua tiến trình mediatisation/truyền thông hóa đời sống xã hội này.

Việc các cơ quan báo chí, các hãng tin tức, hãng phát thanh truyền hình thiết lập và vận hành các ứng dụng (apps) xem báo trên điện thoại thông minh, thực hiện livestream bản tin trên các trang mạng xã hội, thực hiện phỏng vấn qua mạng Internet... chính là những biểu hiện rõ nét của xu hướng mediatisation trong báo chí, và cũng chính là CĐS trong báo chí.

Công nghệ quyết định luận

Nếu soi chiếu bằng thuyết truyền thông quyết định luận của học giả truyền thông Marshall McLuhan, ta có thể thấy CĐS là xu hướng tất yếu xảy ra trong thời đại công nghiệp 4.0. Nhìn lại lịch sử loài người, McLuhan đã nhận thấy khi các phương tiện truyền thông mới xuất hiện và phát triển thì xã hội cũng theo đó mà thay đổi, bước sang giai đoạn mới.

Ví dụ, sự xuất hiện của máy in có mối quan hệ với cách mạng công nghiệp, sự ra đời của máy in gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, báo in và các tư tưởng về bình đẳng, tự do, dân chủ, sự hình thành của nhiều nhà nước - quốc gia (nation - state) trên thế giới. McLuhan từng dự đoán sự phát triển các phương tiện truyền thông điện tử sẽ khiến thế giới thu hẹp khoảng cách, xích lại gần nhau hơn trong một “ngôi làng toàn cầu” - tức là truyền thông điện tử thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa.

Trong thế kỉ 21, khi cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên thế giới với đặc trưng là sự phát triển trên toàn cầu của mạng Internet cùng với các phương tiện truyền thông kĩ thuật số và những bước tiến nhảy vọt của công nghệ thông tin, thì sẽ dẫn đến CĐS như là một xu hướng tất yếu đối với sự phát triển của xã hội loài người.

Chuyển đổi số báo chí ở Việt Nam

Những người làm báo Việt Nam cũng nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng và nhập cuộc CĐS. Việc đưa nội dung báo chí lên các nền tảng số hiện nay đã trở nên phổ biến. Việc các trang báo đưa thông tin báo chí lên các nền tảng mạng xã hội phổ biến giúp khán giả dễ dàng cập nhật thông tin và góp phần giữ mối quan hệ giữa cơ quan báo chí và độc giả, giữ chân độc giả. Việc sử dụng các phần mềm hiện đại để theo dõi lượng tin bài, sử dụng các phần mềm âm thanh đọc tin bài cũng đã không còn xa lạ.

Tháng 4 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược CĐS báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó đề ra các mục tiêu cụ thể về CĐS báo chí ở Việt Nam. Như vậy, Việt Nam đã chính thức nhập cuộc CĐS báo chí cùng xu hướng toàn cầu nhằm tiến tới xây dựng một nền báo chí hiện đại và chuyên nghiệp, nhân văn, đáp ứng những yêu cầu của công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước và nhu cầu thông tin của nhân dân Việt Nam và công chúng quan tâm đến Việt Nam nói chung.

cds-bao-chi-4-1024x538.png

Đào tạo báo chí trong bối cảnh CĐS

Đứng trước thực tế về yêu cầu CĐS của các cơ quan báo chí, các đơn vị đào tạo báo chí truyền thông không thể giữ thái độ thờ ơ, ngoài cuộc. Trên thực tế, trong Chiến lược CĐS báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, có những mục tiêu cụ thể liên quan đến vấn đề giáo dục, đào tạo báo chí đã được đề ra là: “100% các cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành báo chí cập nhật các kiến thức, kĩ năng tác nghiệp trong môi trường báo chí số trong chương trình đào tạo cho sinh viên” “100% lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về CĐS báo chí”.

Trong các nhiệm vụ, giải pháp được đề ra nhằm thực hiện thành công chiến lược CĐS báo chí, Chính phủ cũng bao gồm nội dung “xây dựng và ban hành chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực báo chí và thông tin các trình độ của giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của CĐS; cập nhật các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực báo chí và thông tin trong danh mục thống kê ngành đào tạo đối với giáo dục đại học theo quy định” như một phần của giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn lực phục vụ công cuộc CĐS. Như vậy, đào tạo báo chí được xem là một phần cấu thành quan trọng của công cuộc CĐS báo chí, góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng có đủ năng lực tham gia và thực hiện thành công CĐS trong báo chí.

Trên cơ sở đó, có thể thấy rằng đào tạo báo chí bậc đại học cần được thực hiện theo hướng giúp thực hiện các mục tiêu và giải pháp đã được đề ra trong chiến lược CĐS báo chí của Chính phủ. Trên thực tế, để có thể tăng cường sự thành công của công cuộc CĐS báo chí, để đạt được mục tiêu xây dựng nền báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, thì cần cả 2 phương diện có vẻ đối lập nhau là “thay đổi” và “gìn giữ” - thay đổi tư duy, phương thức, phương tiện, nâng cao chất lượng nguồn lực con người đồng thời gìn giữ những giá trị tốt đẹp của báo chí.

Những nội dung nên thay đổi trong đào tạo báo chí để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan báo chí CĐS

- Rà soát chương trình đào tạo, bổ sung, cập nhật các nội dung về kiến thức, kĩ năng hoạt động trong môi trường báo chí số. Trong cấu trúc chương trình đào tạo cần tăng cường các môn liên quan đến CĐS. Các môn học đều cần bao gồm nội dung CĐS và hướng đến việc dạy tư duy làm báo số. Việc giảng dạy báo chí phải được hiện đại hóa cập nhật, các đơn vị đào tạo và giảng viên ngành báo chí cần đưa vào các nội dung giảng dạy liên quan đến báo chí số như ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), sử dụng dữ liệu (đặc biệt là dữ liệu lớn), kĩ năng ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong báo chí.

- Chú trọng đến việc giảng dạy các lý thuyết liên quan đến CĐS để tạo nền tảng tri thức lý luận vững chắc cho người học, từ đó tăng cường ý thức về CĐS. Các lý thuyết như truyền thông hóa các hoạt động đời sống xã hội (mediatisation), thuyết sử dụng và thỏa mãn (uses and gratifications theory), công nghệ quyết định luận, lý thuyết về toàn cầu hóa, triết học Mác - Lênin... rất cần thiết cho những nhà báo, phóng viên, người làm báo trong thời kì CĐS của báo chí, giúp họ xây nhận nền tảng nhận thức về tính tất yếu của CĐS trong tiến hình phát triển của xã hội loài người, từ đó hình thành và nâng cao ý thức thực hiện CĐS báo chí.

- Bổ sung hoặc tăng cường các môn học về công nghệ truyền thông: những môn học này nên được đưa vào chương trình đào tạo báo chí nhằm giúp hướng dẫn những người làm báo tương lai hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng các thiết bị kĩ thuật số và ứng dụng các thành tựu công nghệ truyền thông tiên tiến trong hoạt động báo chí, ví dụ như học cách sử dụng chat GPT và các phần mềm tương tự trong hoạt động báo chí.

- Củng cố các học phần về pháp luật và đạo đức báo chí, trong đó đặc biệt nhấn mạnh giáo dục những người làm báo tương lai về những yêu cầu pháp luật và đạo đức khi hoạt động trong môi trường số, khi sáng tạo, sản xuất, sử dụng và phổ biến các sản phẩm báo chí số.

Các vấn đề quan trọng cần được bổ sung kiến thức bao gồm tôn trọng bản quyền và quyền riêng tư trong môi trường số, đảm bảo tính chân thật của thông tin báo chí số… Các nhà đào tạo cần chú trọng giáo dục cho người học những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp quan trọng khi hoạt động trong môi trường số như tinh thần làm việc nhóm/teamwork, tinh thần chịu khó học hỏi và liên tục cập nhật kiến thức, tinh thần sáng tạo... nhằm giúp sinh viên bên cạnh việc có kĩ năng tự thực hiện các kĩ thuật liên quan đến công nghệ thì còn có thể phối hợp tốt với các chuyên gia CNTT, với đồng nghiệp để tạo ra các sản phẩm báo chí số chất lượng cao (ví dụ các bài megastory). Cần lưu ý mối quan hệ chặt chẽ giữa CNTT và báo chí, có sự phối hợp chặt chẽ, đưa đội ngũ chuyên gia CNTT tham gia hỗ trợ công tác giảng dạy, đào tạo báo chí, hoặc đào tạo một đội ngũ các chuyên gia CNTT có hiểu biết về báo chí, chuyên phục vụ báo chí.

- Chú ý về giáo dục - đào tạo, về sử dụng ngôn ngữ trong sản xuất nội dung số: ngôn ngữ cần phù hợp với môi trường số, bối cảnh thời đại 4.0: ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, dễ hiểu nhưng không thô tục, không rườm rà, không gây hiểu lầm, không dẫn đến phân biệt chủng tộc, vùng miền, không xúc phạm danh dự...

- Bên cạnh đó, các nhà đào tạo báo chí còn cần lưu ý yếu tố hình ảnh, hướng dẫn người học cách tạo và sử dụng hình ảnh phù hợp, giàu khả năng cung cấp thông tin, dễ tiếp nhận và cũng đảm bảo các yếu tố về mặt đạo đức.

- Các cơ sở đào tạo báo chí cần có sự đầu tư, đổi mới trang thiết bị phục vụ học tập, thực hành, tác nghiệp, cập nhật các phần mềm nghiệp vụ… để sinh viên có điều kiện tiếp cận các phương tiện, kỹ thuật phục vụ hoạt động báo chí số.

Những nội dung cần gìn giữ trong quá trình CĐS

- Duy trì những giá trị của báo chí truyền thống: thông tin chính xác, trung thực, cân bằng, nhân văn, chuyên nghiệp, giữ gìn những giá trị tốt đẹp như bản sắc văn hóa dân tộc, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội của người làm báo.

- Giữ vững và phát huy tinh thần yêu nước, lòng trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước.

- Luôn giữ vững vai trò và chức năng định hướng dư luận xã hội theo hướng tích cực, góp phần duy trì sự ổn định của xã hội và phát triển xã hội và nâng cao dân trí.

- Đảm bảo chất lượng thông tin báo chí.

- Giữ gìn tiếng Việt (bên cạnh việc sử dụng tiếng Anh hoặc các ngoại ngữ khác).

Tóm lại, CĐS nói chung và CĐS báo chí là xu hướng tất yếu của báo chí trong thời đại ngày nay. Hoạt động đào tạo báo chí cần được thiết kế, điều chỉnh, thực hiện sao cho phục vụ tốt nhất cho công cuộc CĐS bằng cách cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan báo chí hoặc tham gia hỗ trợ các hoạt động bồi dưỡng cập nhật, nâng cao kĩ năng, trình độ cho những người làm báo. Công cuộc CĐS thành công sẽ có khả năng góp phần giúp đội ngũ những người làm báo Việt Nam xây dựng một nền báo chí hiện đại, tiên tiến, chuyên nghiệp và đồng thời cũng giàu tính nhân văn, giữ vững lý tưởng, định hướng của mình và tiến lên song hành cùng các nền báo chí khác trên thế giới, đóng góp một phần cho sự phát triển báo chí trên thế giới nói chung./.

Tài liệu tham khảo:

[1]. Tháng 6 năm 2020, Chính phủ đã ban hành quyết định số
749/QĐ-Ttg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (theo Đinh Xuân Dũng, 2021)

1. Báo Nhân dân 2022, “Báo chí số - Nhìn lại 30 năm nghiên
cứu và triển vọng phía trước”, Nhân Dân, https://nhandan.vn/
bao-chi-so-nhin-lai-30-nam-nghien-cuu-va-trien-vong-phia-truoc-post700913.html,xem 11/8/23.

2. Cổng thông tin điện tử Chính phủ 2023, “Quyết định phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025”, định hướng đến năm 2030, VGP, https://datafiles.chinhphu.vn/... files/vbpq/2023/4/348-ttg.signed.pdf, xem ngày 12/8/2023.

3. Đinh Xuân Dũng 2021, “Yêu cầu đặt ra với báo chí trong bối
cảnh chuyển đổi số”, Cổng thông tin điện tử Viện chiến lược và chính sách tài chính, https://mof.gov.vn/webcenter/p..., xem ngày 12/8/2023.

4. Điệp Anh 2021, “Lợi ích của blockchain đối với báo chí”, VNExpress, https://vnexpress.net/loi-ich-..., xem ngày 11/8/23.

5. Hjarvard, S 2018, “Những logic của truyền thông và các điều kiện truyền thông hóa xã hội trong tương tác xã hội”, Thăm lại logic truyền thông: mô hình hóa sự tương tác giữa các thiết chế truyền thông, công nghệ truyền thông và thay đổi xã hội, biên tập bởi C. Thimm, M. Anastasiadis, and J. Einspanner-Pflock, J, NXB Palgrave McMillan.

6. Nguyễn Thụy Hân & Nguyễn Phạm Nhật Tân 2023, “Đánh giá, đo lường mức độ chuyển độ số báo chí”, Thư viện pháp luật, https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/chuyen-doi-so/49531/danh-gia-do-luong-muc-do-chuyen-doi-so-bao-chi, xem ngày 12/8/2023.

7. Phan Anh 2023, “Phê duyệt chiến lược chuyển đổi số báo chí: 100% cơ quan báo chí vận hành mô hình tòa soạn hội tụ”, VnEconomy, https://vneconomy.vn/phe-duyet..., xem 9/8/2023.

8. Phúc Hằng 2021, “Báo chí và chuyển đổi số” (Chùm 3 bài), Tin tức Thông tấn xã Việt Nam,https://baotintuc.vn/thoi-su/bao-chi-va-chuyen-doi-so-bai-1-chuyen-doi-so-tao-ra-mot-thoi-dai-thong-tin-tang-toc-20210619064645862.htm;https://baotintuc.vn/thoisu/b...;https://baotintuc.vn/thoi-su/b..., xem ngày 12/8/2023.

9. Sơn Hải & Hồng Hà 2023, “Hội thảo chat GPT với báo chí truyền thông: cơ hội và thách thức”, Hội Nhà báo Việt Nam, https://hoinhabao.vn/Hoi-thao-..., xem ngày 14/8/2023.

10. Vũ Phương Nhi 2023, “Phê duyệt chiến lược chuyển đổi số báo chí: Xây dựng cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại”, Báo điện tử Chính phủ, https://baochinhphu.vn/phe-duy..., xem 9/8/2023.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 9 tháng 9/2023)

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
Đừng bỏ lỡ
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Tuyên Quang: Tăng cường các giải pháp chuyển đổi số báo chí
    Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
Đào tạo báo chí đáp ứng chuyển đổi số báo chí ở các cơ quan báo chí trong giai đoạn hiện nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO