Doanh thu 19 tập đoàn nhà nước giảm hơn 27.000 tỷ đồng vì Covid-19

Xuân Tuấn| 07/04/2020 14:35
Theo dõi ICTVietnam trên

Dự kiến doanh thu của 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước trong 3 tháng đầu năm 2020 giảm khoảng 27.376 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019.

Theo báo cáo cập nhật về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của 19 tập đoàn, tổng công ty vừa được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) - (CMSC) gửi Thủ tướng Chính phủ, dự kiến doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty trong 3 tháng đầu năm 2020 giảm khoảng 27.376 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, có 7/19 đơn vị bắt đầu không cân đối được thu chi.

Các DN "chao đảo" vì Covid-19 

Tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp và nghiêm trọng trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam, người dân hạn chế đi lại, tiếp xúc dẫn đến nhiều hoạt động sản xuất, dịch vụ tạm dừng. Đồng thời do giá dầu giảm, dẫn đến một số DN thuộc Uỷ ban đang phải chịu tác động kép.

7/19 tập đoàn, tổng công ty đã bắt đầu không cân đối được thu chi với tổng số lỗ khoảng 3.728 tỷ đồng. 

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) là DN chịu thiệt hại nặng nề nhất. Từ đầu năm đến nay, doanh thu hợp nhất của VNA giảm hơn 6.700 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, lỗ hơn 2.300 tỷ đồng. Nếu dịch bệnh kéo đến quý 4/2020, tổng doanh thu của hãng hàng không quốc gia có thể giảm hơn 72.400 tỷ đồng so với kế hoạch, ước lỗ gần 20.000 tỷ đồng. Đến nay, Vietnam Airlines đã dừng toàn bộ các đường bay quốc tế và duy trì khai thác các đường bay nội địa ở mức tối thiểu, đồng thời chuyển sang đẩy mạnh khai thác các chuyến bay chở hàng hoá trong nước và quốc tế để đảm bảo giao thương và bù đắp doanh thu.

T 19 tập đoàn thuộc

Đến nay, Vietnam Airlines đã dừng toàn bộ các đường bay quốc tế và duy trì khai thác các đường bay nội địa ở mức tối thiểu. (Ảnh: dangcongsan.vn)

Dư nợ vay ngắn hạn của tổng công ty đã lên tới vài nghìn tỷ đồng, trong khi nhiều khoản đến hạn thanh toán đang bị tạm dừng, dòng tiền của VNA dự kiến sẽ thiếu hụt ở mức rất cao trong năm 2020.Về tình hình tài chính, VNA có lượng tiền dự trữ khoảng hơn 3.500 tỷ đồng nhưng đến nay đã cạn kiệt và DN này đang phải gia tăng vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Dư nợ vay ngắn hạn của tổng công ty đã lên tới vài nghìn tỷ đồng, trong khi nhiều khoản đến hạn thanh toán đang bị tạm dừng, dòng tiền của VNA dự kiến sẽ thiếu hụt ở mức rất cao trong năm 2020.

Nguy cơ các ngân hàng sẽ không tiếp tục cho vay theo yêu cầu của VNA và các công ty con đang hiện hữu, ảnh hưởng đến việc duy trì hoạt động kinh doanh động của hãng hàng không quốc gia trong thời gian tới.

Ngoài VNA, Tập đoàn Hoá chất cũng lỗ 440 tỷ đồng, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam lỗ 572 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lỗ 111 tỷ đồng, Tổng công ty Lương thực miền Nam lỗ 97 tỷ đồng, Tổng công ty Cà phê Việt Nam lỗ 25 tỷ đồng, Tổng công ty Đường sắt (VNR) lỗ 100 tỷ đồng.

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) ước giảm 15 tỷ đồng doanh thu trong quý 1/2020 do việc hạn chế nhu cầu đi lại của người dân trong mùa dịch. Nếu dịch bệnh Covid-19 kéo dài đến quý 4-2020, VEC ước lỗ khoảng 140 tỷ đồng.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) trong quý 1/2020 ước lỗ khoảng 100 tỷ đồng do không có khách đi tàu, các công ty thành viên phải dừng chạy hàng loạt đoàn tàu trong nước và tàu liên vận quốc tế. Dự kiến cả năm 2020, VNR lỗ khoảng gần 700 tỷ - hơn 900 tỷ đồng, tuỳ thời điểm kết thúc dịch Covid-19.

Tương tự, hoạt động vận tải biển bị ngưng trệ khiến Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) giảm hơn 620 tỷ đồng doanh thu hợp nhất trong quý 1/2020, doanh thu công ty mẹ giảm hơn 80 tỷ đồng so với cùng kỳ; ước lỗ hợp nhất hơn 110 tỷ đồng, lỗ công ty mẹ hơn 90 tỷ đồng. Nếu dịch kéo dài đến hết quý 4/2020, Vinalines ước lỗ khoảng 76 tỷ đồng.

Tuy nhiên, diễn biến ngày càng phức tạp và lan rộng như hiện nay của dịch Covid-19 cùng với nhu cầu tiêu dùng suy giảm mạnh do những quy định hạn chế việc tụ tập nơi đông người, việc đóng cửa các cơ sở kinh doanh sẽ khiến cả 02 DN viễn thông này thiệt hại đáng kể. Cả năm 2020, VNPT dự kiến giảm 6.161 tỷ đồng doanh thu và 817 tỷ đồng lợi nhuận, MobiFone dự kiến giảm 6.684 tỷ đồng doanh thu và 1.526 tỷ đồng lợi nhuận so với kế hoạch 2020.

Dự kiến cả năm 2020, nếu dịch bệnh kéo dài, giá dầu không phục hồi, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty sẽ giảm khoảng hơn 270.000 tỷ đồng so với kế hoạch; 8/19 tập đoàn, tổng công ty bị thua lỗ với tổng số lỗ khoảng hơn 26.324 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước giảm khoảng hơn 32.800 tỷ đồng so với kế hoạch.

Do tác động từ cuộc chiến thương mại, giảm giá dầu lửa, nguồn thu ngân sách nhà nước từ dầu thô của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có thể giảm khoảng từ hơn 3.100 tỷ đồng đến 18.600 tỷ đồng tùy theo mức độ phục hồi của giá dầu thế giới.

Tuy nhiên, việc giảm giá xăng, dầu đối với một số ngành lại là những thuận lợi để giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ đầu ra, mang lại yếu tố tích cực cho nền kinh tế.

Vừa phải bảo đảm yêu cầu chống dịch vừa phải đảm bảo tối đa hoạt động SXKD

Trước tác động của dịch bệnh Covid-19, CMSC đã triển khai và tập trung chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty quán triệt và thực hiện tốt công tác kiểm soát dịch, vừa phải bảo đảm yêu cầu chống dịch vừa phải đảm bảo tối đa hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản (TKV), Petrolimex bảo đảm cung cấp đủ điện, xăng dầu cho nhân dân và phục vụ sản xuất; VNA, ACV, VNR, VEC bảo đảm hoạt động giao thông phục vụ công tác kiểm soát dịch hiệu quả, kịp thời theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ là tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch; Tổng công ty Lương thực miền Bắc, miền Nam bảo đảm cung cấp đầy đủ gạo, lương thực thiết yếu khác...

CMSC cũng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty cơ cấu lại nguồn tài chính DN, tính toán cụ thể các khoản nợ đến hạn, khả năng trả nợ để có giải pháp phù hợp; đa dạng hoá thị trường cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc thiết bị, yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất; tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước đã sản xuất được, nhất là các sản phẩm của các tập đoàn, tổng công ty trong cùng CMSC; đa dạng hoá các sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Đồng thời rà soát, điều chỉnh lại các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh năm 2020 cho phù hợp với tình hình mới. Trong đó, xây dựng giải pháp ứng phó rủi ro, hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực của dịch bệnh, thị trưởng; đề xuất kiến nghi cụ thể giải pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau khi dịch kết thúc.

Cần sự hỗ trợ kịp thời

Để gói hỗ trợ kịp thời đến với DN, CMSC kiến nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét khoanh nợ gốc, kéo dài thời hạn vay của các hợp đồng tín dụng, không tính lãi phạt chậm trả trong thời gian dịch, được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và không chuyển nhóm nợ, tiếp tục cho các DN vay vốn lưu động và duy trì hạn mức vay vốn lưu động để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh cho Vinachem, VNR, VNA, PVN...

CMSC kiến nghị NHNN sớm có hướng dẫn về trình tự, thủ tục khơi thông nguồn vốn để các tập đoàn, tổng công ty sớm tiếp cận được gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng thời hạn cho vay tối thiểu 3 năm, lãi suất 0% phục vụ nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD thanh toán lương cho người lao động. Trong đó, VNA đang rất khó khăn và đề nghị được hỗ trợ khoảng hơn 10.000 tỷ đồng, bắt đầu ngay từ tháng 4-2020 để duy trì hoạt động, bảo đảm thanh khoản.

CMSC cũng đề nghị Bộ Tài chính xem xét phương án giảm thuế GTGT, lùi thời hạn nộp thuế, miễn giảm khoản chậm nộp tiề thuế, tiền thuê đất bị truy thu... để đảm bảo dòng tiền cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN...

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Doanh thu 19 tập đoàn nhà nước giảm hơn 27.000 tỷ đồng vì Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO