Bên cạnh đó, số hộ SXNN được tạo tài khoản trên hai sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart.vn, Voso.vn là 5.342.142 hộ, 78.463 sản phẩm nông sản đã được đưa lên sàn hai sàn. Số lượng giao dịch trên sàn TMĐT (Voso, Postmart) đến tháng 3/2022 là 106.738 giao dịch. Giá trị giao dịch nông sản qua sàn TMĐT Voso và Postmart trong quý I/2022 là 21,14 tỷ đồng.
Hiện 60 tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định 1034/QĐ-BTTTT về đưa hộ SXNN lên sàn TMĐT.
Cũng theo Bộ TT&TT, Hà Nội đã trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong việc đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Hà Nội đã có nhiều giải pháp tích cực để hỗ trợ doanh nghiệp (DN), hợp tác xã ứng dụng công nghệ số để tiêu thụ sản phẩm bằng cách mở ra kênh bán hàng mới trên mạng xã hội.
Các tỉnh Thái Nguyên, Sóc Trăng đã phối hợp với Tổ công tác 1034 của Bộ TT&TT để triển khai Kế hoạch hỗ trợ hộ SXNN lên sàn TMĐT, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn năm 2022.
Về một số tình hình phát triển lĩnh vực bưu chính tại các địa phương, theo Bộ TT&TT, tỉnhTrà Vinh chỉ đạo và tạo điều kiện để các DN bưu chính, chuyển phát phát triển mạng lưới chuyển phát và logistics để thúc đẩy TMĐT. TP. Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 64/QĐ-BCĐ ngày 06/01/2022 phê duyệt ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn COVID-19 đối với hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính trên địa bàn Thành phố.
TỉnhGia Lai tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo triển khai dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Các tỉnh Gia Lai, Lai Châu, Sơn La, Cà Mau đã có văn bản triển khai, yêu cầu chi nhánh, văn phòng đại diện của các DN bưu chính trên địa bàn nghiêm túc thực hiện báo cáo kết quả cấp phép bưu chính tại địa phương năm 2021.
Tỉnh Sơn La đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm tình trạng vận chuyển hàng lậu, hàng quốc cấm qua đường bưu chính.
TỉnhQuảng Bình tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu 100% xã có điểm phục vụ bưu chính và hoạt động cung ứng dịch vụ tại điểm phục vụ bưu chính.
Cáctỉnh/thành phố Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn; Lào Cai, Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh… phát triển, nâng cao chất lượng các dịch vụ công ích, phát huy vai trò của các điểm bưu điện văn hóa xã; hỗ trợ dịch vụ công mức 3,4 tại các xã trên địa bàn tỉnh.
Hai tỉnh Vĩnh Long, Long An trình UBND tỉnh phê duyệt thủ tục hành chính thực hiện và không thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh.
TỉnhĐồng Nai thực hiện phóng sự chuyên đề tuyên truyền về đảm bảo an toàn, an ninh bưu chính trên địa bàn tỉnh.
Chi phí của các DN bưu chính, chuyển phát tăng 10 - 20% do giá xăng tăng
Đối với bưu chính chuyển phát, do ảnh hưởng từ thị trường thế giới, giá xăng dầu trong nước tăng mạnh, nhóm các DN có sử dụng nhiều xăng, dầu cho hoạt động sản xuất như vận tải, bưu chính… đã bị tác động trực tiếp tới
TheoBộ TT&TT, qua khảo sát 7 DN hàng đầu chiếm trên 70% thị phần bưu chính, giá nhiên liệu tăng đều khiến chi phí của các DN tăng từ 10 - 20%, chi phí cho nhiên liệu tăng 30-40% so với cùng kỳ, trong bối cảnh các DN chưa tăng giá bán dịch vụ thì lợi nhuận sẽ giảm tương ứng 10 - 20%.
Tuy nhiên, các DN bưu chính cơ bản có hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định. Doanh thu lĩnh vực bưu chính quý I/2022 ước đạt 9.900 tỷ đồng, thực hiện 300 triệu bưu gửi, tăng trưởng nhẹ (khoảng 2%) so với cùng kỳ. Việc chuyển phát cũng bị ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ucraina nên các hướng bưu gửi từ Việt Nam đi Nga và từ Nga về Việt Nam đang tạm dừng.
Sản lượng bưu chính KT1 quý I/2022 (tính đến 21/3/2022) đạt: 253.442 bưu gửi, giảm khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2021 (269.978 bưu gửi). Trong đó, sản lượng bưu gửi mật đạt 89.213 bưu gửi, tăng 44,3 % so với cùng kỳ năm 2021 (61.787 bưu gửi)./.