Từ tháng 12/2024, Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ phối hợp để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố.
Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, xây dựng đề án thí điểm và thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công, tiếp nhận thủ tục hành chính “phi địa giới”, giải quyết thủ tục hành chính 24/7… là những nỗ lực Hà Nội thực hiện để xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp.
Đi vào vận hành chính thức từ ngày 28/6/2024, ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) là một bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, góp phần xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.
Kỷ nguyên của AI có rất nhiều hứa hẹn - và cũng có rất nhiều rủi ro trong vấn đề an ninh mạng. Các công cụ AI mới mạnh mẽ cung cấp cho kẻ xấu khả năng tạo ra các mối đe dọa thực tế và tiên tiến hơn mỗi ngày.
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đề nghị nghiên cứu, thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục về đầu tư dự án, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách và các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới.
Các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tập trung triển khai phấn đấu đến hết năm 2024 đạt 80% dịch vụ công trực tuyến toàn trình; đến năm 2025 đạt 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân.
Vừa qua, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 2468/UBND-TTĐT gửi UB MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội; lãnh đạo các sở, ban, ngành và đơn vị; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã về việc đẩy mạnh giải quyết phản ánh, kiến nghị phục vụ người dân, tổ chức trên ứng dụng iHanoi.
Sáng kiến “Kiến tạo tương lai AI Việt Nam” hướng đến Chiến lược Quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030 của Việt Nam, nhấn mạnh cam kết của Google trong việc hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi số.
Theo các nghiên cứu và chuyên gia, các tòa soạn có thể thực thi nhiều hành động, như đảm bảo dữ liệu đa dạng và chất lượng, tăng cường sự giám sát của con người, thúc đẩy hợp tác để tạo ra môi trường báo chí công bằng và minh bạch.
Các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm việc công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các thủ tục hành chính (TTHC) theo quy định; 100% hồ sơ TTHC phải được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC và đồng bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG).
Tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) diễn ra mới đây, ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho rằng, CĐS nông nghiệp là một bài toán khó nhưng không thể không làm.
Lĩnh vực Công nghệ thông tin - Truyền thông (ICT), đặc biệt là các cơ sở hạ tầng mạng, máy tính và dịch vụ mới đang thay đổi mạnh mẽ xã hội của chúng ta về mọi mặt. Những tiến bộ này không chỉ tác động đến cách mọi người làm việc mà còn đến cách chúng ta tương tác, học tập, đào tạo, hợp tác, giải trí,…
Với chủ đề “Future First” (Tương lai là trên hết) của Hội nghị - Triển lãm di động thế giới (MWC) 2024 được tổ chức tại Barcelona, Viettel mong muốn cam kết “công nghệ từ trái tim” để phát triển mạng lưới bền vững, hạ tầng lưu trữ an toàn, tin cậy và ứng dụng nhân văn phục vụ con người.
Bộ TT&TT đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường tiếp nhận và ưu tiên giải quyết các yêu cầu cung cấp thông tin, đề nghị làm việc, phối hợp công tác của cơ quan báo chí bằng văn bản điện tử thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia.
Sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc xử lý lượng dữ liệu khổng lồ và hỗ trợ con người trong việc ra quyết định đang tạo ra những biến đổi tích cực trong nhiều ngành công nghiệp.