Hệ sinh thái Viettel Cloud: công nghệ điện toán đám mây "Make in Viet Nam"

Ngọc Diệp| 14/10/2022 19:23
Theo dõi ICTVietnam trên

Chiều 14/10, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ra mắt hệ sinh thái điện toán đám mây (ĐTĐM) hiện đại, đa dạng nhất mang tên Viettel Cloud.

Sự ra đời của Viettel Cloud ghi dấu việc dữ liệu Việt Nam từ nay sẽ được lưu trữ và xử lý tại Việt Nam, khẳng định quan điểm về chủ quyền và dữ liệu của người Việt Nam.

Thị trường ĐTĐM: Dư địa phát triển cho các doanh nghiệp (DN) nội

Thị trường ĐTĐM toàn cầu dự kiến có những bước tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai gần. Theo báo cáo mới nhất của Precedence Research vào tháng 5/2022, giá trị thị trường ĐTĐM toàn cầu ước đạt con số 1.614,1 tỷ USD vào năm 2030. Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo có tốc độ tăng trưởng kép vượt trội, trở thành khu vực có mức tăng trưởng lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, thị trường ĐTĐM Việt Nam phần lớn lại nằm trong tay các nhà cung cấp nước ngoài. Theo các số liệu trong và ngoài nước, Việt Nam hiện có 39 nhà cung cấp dịch vụ đám mây, 27 trung tâm dữ liệu của 11 DN, các DN Việt chiếm thị phần 19,68%, các DN nước ngoài chiếm tới hơn 80%. Trong 80% thị phần do các nhà cung cấp nước ngoài nắm giữ thì Amazon Web Services (AWS) chiếm nhiều nhất với 33%, Google và Microsoft cùng chiếm 21%.

Mặc dù thị phần vẫn còn khiêm tốn, nhưng với tiềm năng thị trường cũng như nhu cầu chuyển đổi số (CĐS) mạnh mẽ trong mọi ngành nghề lĩnh vực, có thể khẳng định dư địa dành cho DN nội địa vẫn còn rất lớn.

Phát biểu tại lễ ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud của Tập đoàn Viettel, ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines chia sẻ: "Với mục tiêu trở thành hãng hàng không số vào năm 20205, Vietnam Airlines đang tập trung vào cốt lõi của mình là nâng cao trải nghiệm khách hàng trong chuỗi hành trình trải nghiệm với Vietnam Airlines từ khi mua vé máy bay tới khi hành khách kết thúc quá trình bay".

Hiện nay, mỗi năm Vietnam Airlines phục vụ hơn 140.000 chuyến bay, với hơn 20 triệu hành khách, hàng triệu hội viên khách hàng bông sen vàng. Các chuyến bay đang được thực hiện khai thác đảm bảo trơn trơ, an toàn, với chỉ số đúng giờ đạt 90%, chất lượng dịch vụ ở mức 4 sao và hướng đến 5 sao. Để đạt được kết quả này, Vietnam Airlines đang sử dụng hơn 200 hệ thống các phần mềm và hàng trăm máy chủ cho hoạt động của mình.

Ông Lê Hồng Hà cho biết: "Với số lượng máy chủ và hệ thống CNTT như vậy, Vietnam Airlines cũng xác định cần phải chuyển dịch mạnh mẽ lên nền tảng ĐTĐM. Việc này sẽ giúp tối ưu hiệu quả vận hành các hệ thống CNTT đang có và đảm bảo cung cấp tài nguyên một cách tốt nhất, đảm bảo an toàn thông tin cho tất các các chương trình CĐS và đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng nhanh của hành khách cũng như thị trường vận tải hành khách trong thời gian vừa qua".

Phát triển hệ sinh thái ĐTĐM "Make in Viet Nam"

Theo ông Lê Quang Hiếu, Giám đốc công nghệ đám mây (cloud) của Viettel, để kiến tạo xã hội số, bao trùm, Viettel xác định phải kiến tạo hạ tầng số, trong đó ĐTĐM chính là dữ liệu, là tài sản, là vàng số phải được vận hành và khai thác tại Việt Nam.

Hệ sinh thái Viettel Cloud được nghiên cứu và triển khai trong nội bộ Tập đoàn từ năm 2018, tới nay được đánh giá thuộc nhóm lớn nhất, hiện đại và an toàn nhất Việt Nam. Viettel Cloud cũng được đánh giá là hệ sinh thái ĐTĐM đa dạng nhất Việt Nam, được vận hành bởi đội ngũ kỹ sư, chuyên gia hàng đầu với kinh nghiệm dày dặn. Với mục tiêu trở thành nền tảng an toàn, linh hoạt, bền vững cho hành trình CĐS của Chính phủ, tổ chức và DN, Viettel Cloud sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng, dễ tiếp cận với người dùng, đảm bảo an toàn bảo mật và cam kết tỷ lệ uptime lên đến 99,99%.

Việc đầu tư, kinh doanh ĐTĐM tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số của Viettel, góp phần quan trọng vào phổ cập dịch vụ đám mây tại Việt Nam. Viettel Cloud cũng giúp dữ liệu Việt Nam được lưu trữ và xử lý tại Việt Nam, khẳng định quan điểm về chủ quyền và dữ liệu của người Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay, con người chỉ có tiêu sài tài nguyên và làm cạn kiệt tài nguyên. Nhưng với sự xuất hiện của công nghệ số, dữ liệu đã trở thành tài nguyên, dữ liệu này do con người sinh ra. Khi hoạt động trên môi trường số con người sinh ra dữ liệu, khai thác, canh tác, xử lý dữ liệu này thì sinh ra giá trị mới. Dữ liệu trở thành yếu tố đầu vào của sản xuất giống như đất đai. Dữ liệu trở thành đất đai trên không gian mạng".

Cũng theo Bộ trưởng, "trong thế giới thực thì đất đai là hữu hạn, trong thế giới số thì đất đai là vô hạn. Chúng ta mới đang nói đến dữ liệu của hoạt động con người đã thấy nó vô hạn nhưng còn dữ liệu của cây cỏ, thiên nhiên nữa, chúng cũng đang sống từng giây từng phút và chúng cũng đang sinh ra dữ liệu. IoT sẽ số hóa thế giới vật lý và tạo ra ánh xạ 1:1 giữa thế giới thực và thế giới số. Các nhà mạng viễn thông mà nghĩ như vậy thì hạ tầng ĐTĐM là lớn và quan trọng như thế nào".

Hệ sinh thái Viettel Cloud: công nghệ điện toán đám mây

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: Viettel Cloud khi ra đời đã ý thức là một hệ sinh thái các dịch vụ và đây là một hướng đi đúng. Viettel đã nghiên cứu sản xuất được thiết bị mạng lưới viễn thông như tổng đài, truyền dẫn, trạm phát sóng 4G, 5G,... thì Viettel cũng phải phát triển công nghệ cloud của mình

Theo Bộ trưởng, cloud lớn nhất của Viettel ở Hòa Lạc cũng chỉ bằng 1/10 cloud lớn của thế giới. Tất cả 13 trung tâm dữ liệu (TTDL) của Viettel cộng lại vẫn chưa bằng 1 TTDL cỡ lớn của thế giới.

"Viettel là nhà mạng lớn nhất Việt Nam, nếu Viettel muốn tiếp tục là nhà mạng lớn nhất Việt Nam thì Viettel phải là 1 cloud lớn nhất Việt Nam, Viettel phải đầu tư xây dựng những cloud cỡ lớn. Viettel đã từng có tầm nhìn mỗi người dân Việt Nam có 1 chiếc điện thoại di động khi mật độ di động ở Việt Nam mới có 4% và vì thế Viettel trở thành nhà mạng di động lớn nhất. Viettel cũng đã từng có tầm nhìn mỗi hộ gia đình có 1 đường Internet cáp quang khi mà mọi người nghĩ rằng Internet cố định sẽ chết và vì thế mà Viettel trở thành nhà mạng Internet cáp quang lớn nhất.

Viettel cũng đã từng có tầm nhìn 1 DN dịch vụ khi đã thành công ở quy mô lớn thì chuyển sang làm công nghệ và công nghiệp và vì thế mà Viettel trở thành một tập đoàn công nghiệp công nghệ cao. Không những thế, Viettel còn mở ra một xu thế các DN dịch vụ chuyển sang làm công nghệ, thúc đẩy Việt Nam thành một quốc gia công nghệ", Bộ trưởng cho biết.

Theo Bộ trưởng, muốn đứng đầu thì đầu tiên phải có tầm nhìn vượt lên trên người khác và vượt trước người khác. ĐTĐM thì phải đầy đủ các loại dịch vụ, hạ tầng tính toán và lưu trữ, nền tảng số và phần mềm, công nghệ đều được cung cấp dưới dạng dịch vụ. Nếu chỉ đơn dịch vụ thì cloud của Viettel rất khó chiếm lĩnh thị trường. Nhưng Viettel Cloud khi ra đời đã ý thức là một hệ sinh thái các dịch vụ và đây là một hướng đi đúng. Viettel đã nghiên cứu sản xuất được thiết bị mạng lưới viễn thông như tổng đài, truyền dẫn, trạm phát sóng 4G, 5G,... thì Viettel cũng phải phát triển công nghệ cloud của mình. Sự khác biệt giữa một tập đoàn công nghiệp viễn thông với một tập đoàn viễn thông chính là ở chỗ này.

"Viettel Cloud ra đời với sứ mệnh trở thành công nghệ của người Việt. Việt Nam chọn hướng phát triển công nghệ số là công nghệ mở, mã nguồn mở. Mở là con đường đi mới của nhân loại, để chúng ta đứng trên vai nhau, để không có độc quyền về công nghệ, để tạo dựng niềm tin số với nhau giữa các quốc gia. Và để Việt Nam không chỉ tiêu sài công nghệ mà còn sáng tạo công nghệ và đóng góp cho sự phát triển của nhân loại, Viettel hãy phát triển công nghệ số theo hướng mở, mã nguồn mở dữ liệu mở", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cũng tại sự kiện, ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: "Lễ ra mắt hệ sinh thái ĐTĐM Viettel Cloud là dấu mốc quan trọng diễn ra trong Tuần lễ sỗ quốc tế tại Việt Nam, hưởng ứng ngày CĐS quốc gia. Có thể nói Viettel Cloud là hệ sinh thái ĐTĐM lớn nhất, là mảnh ghép quan trọng trong tiến trình CĐS quốc gia".

Hệ sinh thái Viettel Cloud: công nghệ điện toán đám mây

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng: Viettel xin nhận thêm một sứ mệnh mới, đó là phải hoàn thành mục tiêu mỗi người dân Việt Nam, mỗi hộ gia đình Việt Nam, mỗi tổ chức, DN Việt Nam sẽ có một kho lưu trữ dữ liệu trên nền tảng ĐTĐM được đặt tại Việt Nam

Theo đó, Viettel đã thực hiện nhiều cuộc cách mạng để hướng đến mục tiêu mỗi người dân có một chiếc điện thoại di động; mỗi người dân có một đường kết nối Internet di động băng thông rộng; mỗi hộ gia đình có một đường cáp quang.

"Viettel xin nhận thêm một sứ mệnh mới, đó là phải hoàn thành mục tiêu mỗi người dân Việt Nam, mỗi hộ gia đình Việt Nam, mỗi tổ chức, DN Việt Nam sẽ có một kho lưu trữ dữ liệu trên nền tảng ĐTĐM được đặt tại Việt Nam, do kỹ sư Việt Nam nghiên cứu, triển khai, quản lý vận hành và đảm bảo an toàn thông tin", Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết.

Viettel sẽ thúc đẩy phát triển hệ sinh thái Viettel Cloud đám mây toàn diện, do người Việt làm chủ, sánh vai với các nhà cung cấp ĐTTM lớn trên thế giới, góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền số của Việt Nam, đồng thời chứng minh sức mạnh của Việt Nam trên không gian số./.

Bài liên quan
  • Hệ sinh thái số FPT - Giải pháp cho kỷ nguyên mới
    Hơn 3 thập kỷ qua, FPT đã và đang nỗ lực đem sức mạnh đột phá của các công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, IoT... để phục vụ đời sống của hàng triệu người dân Việt Nam cũng như hàng nghìn khách hàng quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Xây dựng hệ giá trị quốc gia trong bối cảnh chuyển đổi số và kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo
    Chuyển đổi số và AI: Được coi là động lực phát triển sản xuất, cải tiến mối quan hệ giữa người dân và công nghệ, giúp tăng cường hiệu quả kinh tế và xã hội.
  • PGS,TS Lê Thanh Bình: Người thầy thắp lửa và truyền lửa cho ngành truyền thông quốc tế và ngoại giao văn hóa
    Từ người lính radar của Quân chủng Phòng không-Không quân, sau đó được cử đi học tập ở Liên Xô và trở về phục vụ đất nước, trong mấy chục năm qua, PGS,TS Lê Thanh Bình đã dành nhiều công sức, tâm huyết cho công tác ngoại giao văn hóa. Thầy đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực truyền thông và văn hóa đối ngoại cho Học viện Ngoại giao và đất nước.
  • Trí tuệ nhân tạo và bình đẳng giới
    Sự quan tâm đến các công cụ AI tạo sinh đang bùng nổ trên toàn thế giới - nhưng nhân viên nữ đang tụt hậu so với đồng nghiệp nam trong việc sử dụng công nghệ. Điều đó có thể có ý nghĩa lớn không chỉ đối với lộ trình nghề nghiệp của cá nhân mà còn đối với các công ty đang tạo ra và lấp đầy các công việc trong tương lai.
  • Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
    UBND tỉnh Vĩnh Long đã chính thức khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ thành phố Vĩnh Long tại dự án Khu dân cư Phước Thọ (do Công ty T&T Land Phước Thọ, thành viên của Tập đoàn T&T Group phát triển) để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần 1 năm 2024.
  • CT Semiconductor công bố kế hoạch phát triển nhà máy Thủ Đức
    Ngày 16/11/2024, CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) chính thức công bố kế hoạch phát triển nhà máy CT Semiconductor Thủ Đức, tại sự kiện Lễ hội quốc tế Khoa học công nghệ & đổi mới sáng tạo TP. Thủ Đức lần 1 - Thu Duc Innovation Fest 2024.
Đừng bỏ lỡ
Hệ sinh thái Viettel Cloud: công nghệ điện toán đám mây "Make in Viet Nam"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO