Kinh tế số và đo lường kinh tế số tại các nước và Việt Nam

06/04/2021 21:33
Theo dõi ICTVietnam trên

Mặc dù khái niệm kinh tế số đã phát triển, nhưng các nghiên cứu định lượng đo lường ngành kinh tế số, các ngành kinh tế số hóa, hay đóng góp của các ngành kinh tế số và ngành kinh tế số hóa trong GDP của quốc gia vẫn chưa theo kịp.

Khái niệm kinh tế số và sự phát triển của khái niệm kinh tế số

Kể từ lần đầu tiên được đặt ra vào giữa những năm 1990, khái niệm kinh tế số đã phát triển, phản ánh bản chất thay đổi nhanh chóng của công nghệ và việc sử dụng nó của các doanh nghiệp và người tiêu dùng (Barefoot và cs., 2018). 

Vào cuối những năm 1990, các phân tích chủ yếu quan tâm đến với việc áp dụng Internet và tác động kinh tế của nó (Brynjolfsson và Kahin, 2002; Tapscott, 1996). Khi việc sử dụng Internet được mở rộng, các báo cáo từ giữa những năm 2000 trở đi tập trung ngày càng nhiều về các điều kiện mà nền kinh tế Internet có thể xuất hiện và phát triển.

Trong vài năm trở lại đây, cuộc thảo luận lại đã thay đổi, tập trung nhiều hơn vào cách thức công nghệ số, dịch vụ, sản phẩm, kỹ thuật và kỹ năng đang lan tỏa trong các nền kinh tế. Quá trình này thường được gọi là số hóa, được định nghĩa là quá trình chuyển đổi của các doanh nghiệp thông qua việc sử dụng công nghệ, sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số (Brennen và Kreiss, 2014). Phản ánh sự thay đổi này, các nghiên cứu gần đây đã tập trung về "số hóa" và "chuyển đổi số" (tức là cách thức mà các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số đang phá vỡ các lĩnh vực truyền thống) để khám phá các xu hướng số hóa đa ngành khác nhau (OECD, 2016a và 2017a; UNCTAD, 2017a). Điều này đặc biệt phù hợp với các nước đang phát triển nơi kỹ thuật số đã bắt đầu ảnh hưởng đến các lĩnh vực truyền thống, chẳng hạn như nông nghiệp, du lịch và giao thông vận tải. 

Kinh tế số và đo lường kinh tế số tại các nước và Việt Nam  - Ảnh 1.

Theo UNCTAD (2019), các công nghệ khác nhau và các khía cạnh kinh tế của nền kinh tế số có thể được chia thành ba thành phần lớn: (1) Các khía cạnh cốt lõi hoặc các khía cạnh cơ bản của nền kinh tế số, bao gồm những đổi mới cơ bản (chất bán dẫn, bộ xử lý), công nghệ cốt lõi (máy tính, thiết bị viễn thông) và cơ sở hạ tầng cho phép (Mạng Internet và mạng viễn thông), (2) Khu vực sản xuất các sản phẩm chính hoặc các dịch vụ dựa trên công nghệ kỹ thuật số cốt lõi, bao gồm nền tảng kỹ thuật số, ứng dụng di động và dịch vụ thanh toán và (3) Một tập hợp rộng hơn các lĩnh vực số hóa, bao gồm những ngành kinh tế truyền thống mà trong đó các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Điều này bao gồm chuyển đổi số các lĩnh vực trong đó các hoạt động mới hoặc các mô hình kinh doanh đã xuất hiện và đang được chuyển đổi do kết quả của sự xâm nhập của công nghệ số. Ví dụ điển hình bao gồm nông nghiệp, tài chính, truyền thông, du lịch và vận tải.

Đo lường kinh tế số

Mặc dù khái niệm kinh tế số đã phát triển, nhưng các nghiên cứu định lượng đo lường ngành kinh tế số, các ngành kinh tế số hóa, hay đóng góp của các ngành kinh tế số và ngành kinh tế số hóa trong GDP của quốc gia vẫn chưa theo kịp.

Lý tưởng nhất là phép đo giá trị trong nền kinh tế số nên bao gồm cả ba cấp độ như khái niệm (UNCTAD 2019): ngành kỹ thuật số (digital sector), nền kinh tế số (digital economy) và nền kinh tế số hóa (digitalized economy). Tuy nhiên, thống kê so sánh, dữ liệu chỉ có sẵn chủ yếu cho ngành kỹ thuật số cốt lõi, và ngay cả trong trường hợp này cũng có những khoảng trống đáng kể, đặc biệt liên quan đến các nước đang phát triển. Thiếu dữ liệu thống kê và các khó khăn đo lường khác tăng lên khi phân tích chuyển từ cốt lõi sang phạm vi rộng của nền kinh tế số. Cho dù vậy, các nghiên cứu cũng cố gắng đo lường kinh tế số trong điều kiện cho phép.

Đolườngmộtvàikhíacạnhcủanềnkinhtếsố

Nhiều tổ chức quốc tế và các nhóm nghiên cứu đã tham gia vào công việc thống kê liên quan đến các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế số.

Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đo lường các vấn đề liên quan tới viễn thông và ICT như cơ sở hạ tầng ICT, tiếp cận và sử dụng ICT của các hộ gia đình và cá nhân, cũng như một số chỉ số liên quan đến thương mại điện tử và kỹ năng ICT.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra phương pháp về thống kê lao động, giải quyết các khía cạnh việc làm của kinh tế số. Điều này bao gồm việc làm trong ngành công nghệ số hoặc trong các ngành nghề liên quan đến công nghệ số, và các lĩnh vực như việc làm phi chính thức và các khía cạnh liên quan đến công việc của các nền tảng kỹ thuật số.

UNCTAD cung cấp hướng dẫn phương pháp luận và hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia thành viên trong các lĩnh vực như sử dụng ICT của doanh nghiệp, lĩnh vực ICT và thương mại hàng hóa và dịch vụ ICT. Tổ chức này cũng thực hiện thu thập dữ liệu có liên quan và đặc biệt dữ liệu từ các nền kinh tế đang chuyển đổi.

Lực lượng đặc nhiệm liên cơ quan về thương mại quốc tế Thống kê (The Inter-agency Task Force on International Trade Statistics - TFITS) trong các hoạt động thúc đẩy quốc tế hợp tác về thống kê thương mại đã nghiên cứu một số chủ đề liên quan đến kinh tế số, bao gồm thương mại hàng hóa và dịch vụ ICT, và hơn thế nữa gần đây là thương mại kỹ thuật số (digital trade).

OECD đã phát triển các hướng dẫn để đo lường xã hội thông tin. Vào năm 2014, OECD đã đánh giá các nước thành viên với cùng một số khía cạnh liên quan, xác định khoảng cách và phát triển kế hoạch xây dựng phép đo kinh tế số.

Phối hợp chặt chẽ với OECD và các các tổ chức quốc tế, G20 đã xuất bản Bộ công cụ để Đo lường nền Kinh tế số, phác thảo chương trình đo lường cho nền kinh tế số và phân tích tình hình các nước G20 với tài liệu tham khảo gồm 35 chỉ số. Nó cũng làm nổi bật khoảng trống thống kê và đề xuất các hành động để cải thiện (G20, 2018).

Ngoài ra, một sáng kiến khu vực cũng tập trung vào chủ đề này. Ví dụ, Liên minh châu Âu (EU) có một bảng điểm kỹ thuật số đo lường hiệu quả hoạt động của EU và các quốc gia thành viên trong nhiều lĩnh vực, từ kết nối và kỹ năng kỹ thuật số để số hóa doanh nghiệp và dịch vụ công cộng. EU cũng đưa ra Chỉ số kinh tế số và Xã hội.

Đo lường toàn diện nền kinh tế số

Việc đo lường một cách toàn diện nền kinh tế số khó khăn hơn nhiều so với việc xem xét từng khía cạnh riêng lẻ như đã đề cập ở trên.

Các thước đo của nền kinh tế số phụ thuộc rất nhiều vào định nghĩa được sử dụng. IMF (2019) lưu ý rằng, sử dụng định nghĩa hẹp của OECD (chỉ đề cập đến ngành ICT), nền kinh tế số ở Trung Quốc chiếm 6% GDP vào năm 2017. Sử dụng một định nghĩa rộng hơn, bao gồm cả ngành ICT và các bộ phận của các ngành đã áp dụng công nghệ số, kinh tế số có thể đóng góp tới 30% GDP (xem Miura, 2018).

BEA (2019) nghiên cứu và chỉ ra nền kinh tế số chiếm 6,9% GDP của Mỹ vào năm 2017, tăng từ 5,9% năm 1997.

Giá trị gia tăng thực của nền kinh tế số tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 9,9%, so với mức trưởng 2,3% cho tổng thể nền kinh tế.

Năm 2016, Cục Văn hóa, Truyền thông và Thể thao của Anh đánh giá ngành kỹ thuật số chiếm 7,3% nền kinh tế Anh năm 2014. Con số này năm 2009 là 6,9% (Department for Culture, Media and Sport, 2016).

Cục Thống kê Úc ước tính rằng tỷ trọng giá trị gia tăng của hoạt động kỹ thuật số trong tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế tăng từ 5,4% trong năm 2011–2012 lên 5,7% trong 2016–2017 (ABS, 2019).

Trong bối cảnh đo lường nền kinh tế số, một nghiên cứu của Huawei và Oxford Economics (2017) vượt ra ngoài các thước đo thông thường để nắm bắt hiệu ứng lan tỏa tích cực từ đầu tư kỹ thuật số của các công ty, sẽ nhân lên tác động đến nền kinh tế tổng thể. Mô hình đánh giá cả những tác động trực tiếp, chủ yếu dưới dạng tăng năng suất và các tác động gián tiếp liên quan để lan tỏa.

Nghiên cứu ước tính rằng nền kinh tế số toàn cầu trị giá 11,5 nghìn tỷ đô la vào năm 2016, tương đương 15,5% GDP toàn cầu - 18,4% GDP ở các nền kinh tế phát triển và 10% ở các nền kinh tế đang phát triển. Nghiên cứu tìm thấy rằng nền kinh tế số đã tăng trưởng với tốc độ gấp 2,5 lần so với GDP toàn cầu trong 15 năm qua và tăng gần gấp đôi về quy mô kể từ năm 2000.

Các ước tính ít ỏi và phân tán này về quy mô của nền kinh tế số ở một số quốc gia cho thấy khó khăn của việc đo lường tổng thể nền kinh tế số về cả phương pháp và số liệu.

Kinh tế số và đo lường kinh tế số tại Việt Nam

Tại Việt Nam, công nghệ thông tin được chính thức xem như một điểm chốt cho phát triển kinh tế xã hội từ năm 1993 thông qua Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ. Cho đến nay, Việt Nam liên tục khẳng định ICT là bước phát triển tất yếu đối với Việt Nam với đặc trưng của nền kinh tế đang phát triển, cấu trúc kinh tế phân tán (Duy Phương 2016, T.C. 2016). Gần đây, chính phủ Việt Nam có những bước tiến mới, hướng theo sự chuyển mình của kinh tế số thế giới cũng như tái khẳng định chiến lược phát triển kinh tế dựa vào kinh tế số. Tháng 6/2020, chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia, đưa ra một khung khổ cho sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam.

Nhằm đánh giá mức độ chuyển đổi số, tháng 10/2020 Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 1726/QĐ-BTTTT về việc phê duyệt Đề án Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của Quốc gia.

Ở góc độ vĩ mô, có một vài nghiên cứu định lượng về tác động của ICT tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam rất hiếm. Dang Thi Viet Duc và Dang Huyen Linh (2018) tính toán sự đóng góp của ICT tới các ngành kinh tế và tới tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế sử dụng kỹ thuật bảng IO. Nghiên cứu chỉ ra sản xuất ngành ICT chiếm 5,3% tổng sản lượng các ngành kinh tế Việt Nam. Dang Thi Viet Duc và cộng sự (2019) nghiên cứu đánh giá tác động của ICT tới tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000-2018. Sử dụng mô hình hạch toán tăng trưởng, nghiên cứu đã chỉ rõ đóng góp trực tiếp của tăng trưởng các yếu tố sản xuất ngành ICT tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Kết quả cho thấy các yếu tố vốn và lao động ICT đóng góp trung bình giai đoạn 2000-2018 trong 100% tăng trưởng GDP chỉ đạt 2,28%. Trong đó, vốn ICT đóng góp phần lớn hơn và lao động ICT đóng góp phần ít hơn. Mức đóng góp này cao hơn tỷ trọng đầu tư ngành ICT trên tổng đầu tư, nhưng thấp hơn tỷ trọng GDP ngành ICT trong tổng GDP Việt Nam. 

Tuy vậy, cùng nghiên cứu này cũng chỉ ra khi xem xét tác động kích thích nền kinh tế của ngành ICT Việt Nam thông qua ảnh hưởng số nhân (tácđộnggiántiếp),kếtquảchothấy,mứcđộtácđộngnhânsảnlượngcủacácngànhICTđềukhátốttốthơnmứctrungbìnhcủanềnkinhtế.Chẳnghạn1 đơn vị sản lượng ngành dịch vụICTthểkíchthích3,6đơnvịsảnlượngcủa  nền kinh tế. Do vậy việc đo lường kinh tế số chắc chắn không nên dừng lại tại việc đo lường quy mô của ngành lõi ICT mà cần tính toán tới ảnh hưởng ứng dụng ICT và chuyển đổi số trong các ngành kinh tế khác hay chính là nền kinh tế chuyển đổi số (digitalized economy).

Kếtluận

Cùngvớisựpháttriểncủacôngnghệsốứngdụngcôngnghệsố,cácnghiêncứugầnđâyđềuđồngthuậnviệccầnphảixemxétnềnkinhtếchuyểnđổisố(digitalizedeconomy)thaychỉxemxétkinhtếsố(digitaleconomy)hayphầnlõingànhICT(digitalsector)nhưtrước đây.Tuyvậy,khíacạnhthốngđịnhlượng,cácnghiêncứuvẫnchưatheokịpsựpháttriểnthựctếấytrongcácnềnkinhtếviệcđolườngđịnhlượngảnhhưởngcủachuyểnđổisốtrongcácngànhkinhtếtruyềnthốngvẫncònkhai.

Việt Nam, với vị thế là một nền kinh tế đang phát triển sẽ gặp các khó khăn nhiều hơn trong việc định nghĩa và đo lường kinh tế số. Tuy vậy, đây là việc cần làm vì nó sẽ giúp chúng ta nhìn nhận được các tác động của ứng dụng ICT và chuyển đổi số trong các ngành kinh tế truyền thống, từ đó có sự vững tin cũng như hướng giải pháp tiếp theo cho chiến lược số hóa nền kinh tế quốc gia.

Tài liệu tham khảo:

[1]. ABS (2019). Measuring digital activities in the Australian Economy. Paper prepared for the Economic Commission for Europe Conference of European Statisticians, Eighteenth session, Geneva, 10-12 April 2019. Available at: https://www.unece.org/fileadmin/DAM/stats/ documents/ece/ces/ge.20/2019/mtg1/ Australia_2.pdf.

[2]. Barefoot K, Curtis D, Jolliff W, Nicholson JR, and Omohundro R (2018). Defining and measuring the digital economy. Working paper. Bureau of Economic Analysis, United States Department of Commerce, Washington, DC. Available at: https://www.bea.gov/system/ files/papers/WP2018-4.pdf.

[3]. Brynjolfsson E and Kahin, B, eds. (2002). Understanding the Digital Economy. Massachusetts Institute of Technology, Cambridge, MA.

[4]. Brennen S and Kreiss D (2014). Digitalization and digitization. Culture Digitally, 8.

Available at: http://culturedigitally. org/2014/09/digitalization-and-digitization/.

[5]. BEA (2019). Measuring the digital economy: An update incorporating data from the 2018

comprehensive update of the industry economic accounts. Bureau of Economic Analysis, Washington, DC.

[6]. Dang Thi Viet Duc, Dang Huyen Linh (2018). Contribution of ICT to the Vietnamese Economy: An Input-Output Analysis, VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol.

34, No. 5E (2018), 1-17.

[7]. Đặng Thị Việt Đức và cs. (2019), Nghiên cứu đánh giá tác động của ngành ICT tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2010-2018 và dự báo tới 2025. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Bộ Thông tin và Truyền thông.

[8]. Department for Culture, Media and Sport (2016). Digital Sector Economic Estimate:

Statistical Release, (Department for Culture, Media and Sport London, UK).

[9]. Duy Phương, 2016, Nền kinh tế số là bước phát triển tất yếu, VOV, tải từ http://vov.vn/

cong-nghe/nen-kinh-te-so-la-buoc-phat-trien-tat-yeu-579710.vov

[10]. G20 (2018). Toolkit for Measuring the Digital Economy, Agentina.

[11]. Huawei and Oxford Economics (2017). Digital spillover: Measuring the true impact of the digital economy. Available at: https://www.huawei.com/minisite/gci/en/digital-spillover/

index.html.

[12]. IMF (2019). China's digital economy: Opportunities and risks. Working Paper No. 19/16.Washington, DC.

[13]. Miura Y (2018). China's digital economy: Assessing its scale, development stage,

competitiveness, and risk factors. Pacific Business and Industries, XVIII (70).

[14]14from the Meeting on The Digital Economy: Innovation, Growth and Social Prosperity,

Cancun, 21–23 June 2016. Available at: https://www.oecd.org/internet/Digital-Economy-

Ministerial-Declaration-2016.pdf.

[15]. OECD (2017). OECD Digital Economy Outlook 2017. OECD Publishing, Paris.

[16]. Quyết định số 1726/QĐ-BTTTT ngày 12/10/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông Phê duyệt Đề án "Xác định Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia"

[17]. Tapscott D (1996). The Digital Economy: Promise and Peril in the Age of Networked

Intelligence. McGraw-Hill, New York, NY.

[18]. T.C., 2016, Việt Nam không thể lỡ hẹn với kinh tế số", VietnamNet, tải ngày 10/3 từ http://vietnamnet.vn/vn/thong-tin-truyen-thong/viet-nam-khong-the-lo-hen-voi-kinh-teso307061.html

[19]. UNCTAD (2017). Information Economy Report 2017: Digitalization, Trade and Development. (United Nations publication, Sales No. Sales No. E.17.II.D.8, New York and Geneva).

[20]. UNCTAD (2019). Digital Economy Report 2019: Value Creation and Capture: Implications for Developing Countries. (United Nations publication, Sales No. Sales No. E.19.II.D.17, New York and Geneva).


(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 3 tháng 3/2021)

Bài liên quan
  • Chuyển đổi số tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế số ở Hà Tĩnh
    Cùng với sự phát triển chung của cả nước, Hà Tĩnh đang tích cực bước vào giai đoạn tăng tốc trong quá trình chuyển đổi số. Điều này không chỉ đơn thuần là việc áp dụng công nghệ mới mà còn là sự sáng tạo trong việc phát triển các ứng dụng số nhằm tạo ra những giá trị mới cho nền kinh tế địa phương.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam tăng cường hợp tác phát triển công nghệ số với Burundi và NIPA
    Trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ Số quốc tế 2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Công nghệ Thông tin và Đa phương tiện Burundi Léocadie Ndacayisaba và ông Hur Sung Wook, Chủ tịch Cục Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIPA).
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
  • Sự gia tăng của ứng dụng AI tạo sinh: Những rủi ro tiềm ẩn cho xã hội và con người
    AI tạo sinh là một trong những thành tựu công nghệ mới nhất của con người trong thập niên 20 của thế kỷ XXI. Cho đến nay, sự ứng dụng của AI tạo sinh đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận quan trọng trong các nghiên cứu xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực triết học. AI tạo sinh đã thách thức nhiều khái niệm và định kiến của chúng ta về bản thân mình, đặc biệt là về cách chúng ta hiểu về tư duy và bản chất của tư duy con người.
Đừng bỏ lỡ
Kinh tế số và đo lường kinh tế số tại các nước và Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO