Làm thế nào các công ty tầm trung biến đầu tư kỹ thuật số thành quan hệ đối tác lâu dài

Nguyễn Thùy Linh, Lâm Thị Nguyệt| 09/03/2019 16:48
Theo dõi ICTVietnam trên

Không có gì bất ngờ khi các doanh nghiệp tầm trung đang tận dụng đa dạng các khả năng kỹ thuật số. Với quyền truy cập vào các công nghệ giá cả phải chăng như giải pháp quản lý dữ liệu, phân tích và môi trường đám mây, họ được trao quyền để cạnh tranh với sự thấu hiểu, tầm với và tầm nhìn của một doanh nghiệp lớn, và sự nhanh nhẹn, đổi mới và tốc độ của một công ty khởi nghiệp.

midsize business, SMB, partnerships, partner, technology provider

Tuy nhiên, ẩn sâu trong các chiến lược kỹ thuật số của hầu hết các công ty đang phát triển là một sự thật khiến cho họ không thể nhận ra tiềm năng đầy đủ của các khả năng này. Theo báo cáo tóm tắt của IDC, “Trở thành một công ty tầm trung hoạt động tốt nhất: Các công ty đang phát triển được hưởng lợi như thế nào từ những khả năng thông minh”, cách tiếp cận truyền thống, riêng lẻ hỗ trợ các sáng kiến ​​kỹ thuật số đang cản trở khả năng của các công ty cỡ vừa trong việc tăng hiệu quả và tạo ra một danh mục đầu tư kỹ thuật số phù hợp cho phép tăng trưởng trong tương lai.

Báo cáo của IDC cho biết, điều cần thiết là sự tài trợ tập trung của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Chiến thuật này đặc biệt có ích với các các doanh nghiệp tầm trung khi các nhà cung cấp đầu tư vào công nghệ được phát triển thành một quan hệ đối tác lâu dài, thúc đẩy sự phối hợp, hỗ trợ và cam kết trên toàn công ty.

Các vấn đề liên quan đến kiểm soát khi thiết lập quan hệ đối tác

Báo cáo IDC đưa ra một cảnh báo kịp thời cho các công ty cỡ vừa. Các doanh nghiệp cỡ vừa thường bắt chước chiến thuật của các đối thủ có quy mô công ty lớn hơn là để cho từng bộ phận lựa chọn, mua và thực hiện các công nghệ của riêng từng bộ phận, một chủ trương tình thế. Phương pháp này ban đầu có thể đem lại kết quả tốt, nhưng, chắc chắn, suy giảm hiệu quả hoạt động sau đó và mất sự liên kết với chiến lược kinh doanh cũng như cơ hội cho sự phát triển và đổi mới trong tương lai bị hạn chế.

Thay đổi dẫn đến một tác động đáng kể, lâu dài trên toàn công ty bắt đầu từ đầu lãnh đạo doanh nghiệp. Bằng cách thúc đẩy các cuộc đối thoại mở với toàn bộ lực lượng lao động, các nhà lãnh đạo điều hành có thể định hình một chiến lược mạch lạc và cân bằng để chuyển đổi kỹ thuật số với khung tiêu chuẩn, đường lối và các nguyên tắc chỉ đạo chung.

Mạnh mẽ hơn nữa là khi lãnh đạo mở rộng cuộc trò chuyện đó tới nhà cung cấp công nghệ. Bằng cách bổ sung sự hiểu biết chung về kỳ vọng, giá trị và mục tiêu với kiến thức chuyên môn trong các công nghệ mới nhất, thực tiễn ngành công nghiệp, quy trình chức năng và kịch bản thích hợp, các nhà cung cấp có thể truyền cảm hứng cho một mức độ đổi mới có ý nghĩa đối với công ty.

Ví dụ, một nhà cung cấp giải pháp có thể tận dụng hệ sinh thái của các đại lý, hiệp hội ngành công nghiệp và cơ sở khách hàng hiện tại của mình để giải quyết các nhu cầu của một khách hàng trung cấp cụ thể. Cách tiếp cận này mang lại cho nhà cung cấp sự linh hoạt để cung cấp các công nghệ phù hợp, các tùy chọn triển khai và các dịch vụ hỗ trợ có thể giảm chi phí và phát triển các sản phẩm và cơ hội đổi mới có thể nằm ngoài tầm với của một công ty cỡ trung.

Tập trung hóa tài trợ mở khóa các mối quan hệ lâu dài và quan tâm đến kết quả

Thay đổi tổ chức - bất kể lớn hay nhỏ - cuối cùng cũng sẽ tác động đến toàn bộ doanh nghiệp, từ đầu đến cuối. Vì lý do này, lãnh đạo doanh nghiệp bắt buộc phải cam kết và truyền đạt đầy đủ tầm nhìn kỹ thuật số của công ty với toàn lực lượng lao động và với các nhà cung cấp công nghệ.

Bằng cách kết hợp chuyên môn, chiến lược và quy mô kinh tế, các công ty tầm trung và nhà cung cấp có thể cộng tác với nhau như một sự liên kết mạnh mẽ - đổi mới các giải pháp tích hợp và tập trung vào kết quả cho phép doanh nghiệp có thể tồn tại, tiến hóa và phát triển mà không bị gián đoạn.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Làm thế nào các công ty tầm trung biến đầu tư kỹ thuật số thành quan hệ đối tác lâu dài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO