Lương nhân viên CNTT khu vực Đông Nam Á tiếp tục tăng

TH| 28/08/2017 16:21
Theo dõi ICTVietnam trên

Singapore tiếp tục là một địa điểm hấp dẫn về việc làm trong lĩnh vực CNTT, với cơ hội việc làm rộng mở, mức lương cao hơn nhiều so với các nước láng giềng trong khu vực.

Theo cuộc khảo sát tiền lương hàng năm của TechTarget, hơn một nửa số chuyên gia CNTT trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) đã có mức lương tăng cao trong năm 2016 do lĩnh vực này đang phát triển bùng nổ. Cụ thể, 56,3% trong tổng số 738 chuyên gia CNTT tham gia khảo sát tại khu vực ASEAN cho biết đã được tăng lương và 44,3% cho biết nhận được khoản tiền thưởng ngoài lương. Chỉ có 3,7% là bị cắt giảm lương.

Không chỉ có tỷ lệ tăng lương cao, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành CNTT cũng ghi nhận mức rất cao. Nhu cầu tuyển dụng cao, nhân lực khan hiếm nên các công ty CNTT sẵn sàng chi trả một mức lương cao để tuyển dụng nhân viên mới và tăng lương để giữ chân nhân viên cũ. Vì thế, theo dự báo nhân viên làm việc trong lĩnh vực CNTT có thể sẽ tiếp tục được tăng lương năm 2018.

Tuy nhiên, mức lương CNTT trong khu vực ASEAN - bao gồm chủ yếu là các nước đang phát triển - vẫn còn thua xa so với các nước phát triển. Cụ thể, các chuyên gia CNTT trong khu vực ASEAN có mức lương trung bình từ 5.000 USD đến 25.000 USD trong năm 2016, trong khi tại Úc và New Zealand (ANZ) con số này là từ 100.000 - 150.000 đô la Úc.

Tại ASEAN, những người có mức lương cao hơn thường là những nhà quản lý CNTT cấp cao có 12 năm kinh nghiệm, với mức lương trung bình là 46.273 USD. Còn các nhà phát triển có mức lương trung bình năm 2016 là 33.380 USD.

Trong đó, Singapore tiếp tục là một địa điểm hấp dẫn về việc làm trong lĩnh vực CNTT, với cơ hội việc làm rộng mở, mức lương cao. Ví dụ, mức lương trung bình của một chuyên gia CNTT ở Singapore có kinh nghiệm làm việc dưới 7 năm là 39.883 USD, cao gấp gần 5 lần so với mức trung bình 8.673 USD ở Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Computer Weekly, Tan Jinglun, Giám đốc CNTT tại trang web rao vặt ôtô Singapore sgCarMart, cho biết “Việc thiếu các nhà phát triển giỏi là một vấn đề lớn đối với công ty. Chúng tôi thường xuyên phải nhờ các cơ quan tuyển dụng để tìm kiếm nhân sự giỏi”.

Cũng giống như New Zealand, các chuyên gia CNTT trong khu vực ASEAN có thể sẽ vẫn tiếp tục duy trì công việc hiện tại mặc sự hấp dẫn của  thị trường việc làm CNTT, nơi mà các nhà tuyển dụng đang phải đối mặt với tình trạng chiến đấu để tìm kiếm và giữ chân nhân viên CNTT có tay nghề cao ở giữa một cuộc khủng hoảng tài năng hiện nay. Chỉ có 18% số người tham gia khảo sát trong khu vực ASEAN cho biết họ đang tích cực tìm kiếm một công việc mới. Trên thực tế, hơn 65% các chuyên gia CNTT trong khu vực đang tìm kiếm sự tăng lương theo thâm niên trong công ty của họ.

Với nỗ lực giữ chân nhân viên, các tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực ASEAN đang đầu tư mạnh mẽ cho các chương trình đào tạo. Gần 60% số người khảo sát cho biết họ được tham gia các khóa đào tạo chính thức từ người sử dụng lao động khi cần thiết và phù hợp.

Bên cạnh đó, các chuyên gia CNTT cũng đang tham gia các khóa học đào tạo chứng chỉ quốc tế như chứng chỉ ITIL (Thư viện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - Information Technology Infrastructure Library) và chứng chỉ chuyên gia giải pháp do Microsoft chứng nhận (MCSE - Microsoft Certified Solutions Expert), cũng như các chương trình đào tạo bảo mật không cấp chứng chỉ quốc tế từ  các tổ chức như Symantec, IBM Security và Forcepoint. Điều này cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng về an ninh mạng trong những năm gần đây.

Trên khắp khu vực ASEAN, nữ giới chỉ chiếm 20% tổng số nhân lực về CNTT trong khu vực. Chỉ 33% số người tham gia khảo sát cho biết việc tuyển dụng nữ giới sẽ giúp giải quyết những khoảng trống về nhân sự và chỉ 34% cho biết công ty của họ có kế hoạch cải thiện sự đa dạng về giới tính.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bình Dương thực hiện 3 giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ngành sản xuất công nghiệp
    Tại tỉnh Bình Dương, thời gian qua, tất cả các lĩnh vực đang tích cực thực hiện chuyển đổi số (CĐS), trong đó có lĩnh vực sản xuất công nghiệp với những kết quả nổi bật.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Lương nhân viên CNTT khu vực Đông Nam Á tiếp tục tăng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO