Đó là nội dung Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đề nghị các cơ quan chủ quản báo chí và các cơ quan báo chí thực hiện theo nội dung công văn số 844/BTTTT-CBC mới ban hành.
Mục tiêu chuyển đổi số (CĐS) trong giáo dục nghề nghiệp là nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: "Chúng ta đang sống trong một xã hội mở về thông tin, dựa trên nền tảng phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là CNTT. Đây là môi trường nhiều thách thức nhưng cũng tạo ra những cơ hội lớn cho báo chí...".
An ninh mạng là một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Singapore và tương lai số. Khi nền kinh tế ngày càng số hóa sâu rộng và các mối đe dọa mạng tiếp tục phát triển cả về quy mô và mức độ tinh vi, nhu cầu phát triển nhân tài an ninh mạng ngày càng tăng để đáp ứng các yêu cầu trong tương lai.
Đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, việc tổ chức thi kỹ năng nghề trực tuyến có thể là một việc để chúng ta chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, hướng tới nguồn nhân lực số, lao động số.
Tiếp nối vòng thi khởi động diễn ra ngày 9/10/2021, vòng thi sơ khảo Cuộc thi sinh viên với an toàn thông tin (ATTT) 2021 được tổ chức online ngày 16/10/2021, với điểm cầu chính tại Hà Nội.
Sở dịch vụ nghề nghiệp và an toàn (DSPS) của tiểu bang Wisconsin, Mỹ đang hợp tác với các công ty công nghệ để hỗ trợ việc xem xét và cấp phép nghề nghiệp tại Wisconsin. Nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tự động hóa các tác vụ nhập dữ liệu nhất định hiện đang được tiến hành thủ công.
Với sự phát triển của Internet, loài người có thêm một không gian sống nữa đó là “không gian mạng”. Từ chỗ là một không gian ảo, với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, không gian mạng đang dần trở thành một không gian thật khi người người, nhà nhà đều sống với mạng xã hội. Sử dụng mạng, vào mạng đang trở thành một nhu cầu thiết yếu như ăn, uống, hít thở. Hành vi “rút dây mạng” cũng bị đánh giá như là “rút ống thở” đối với con người thực.
Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tin giả trên mạng xã hội, tránh việc người dân bị hoang mang, dao động đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Đảng và Nhà nước ta, đã đến lúc chúng ta cần thiết lập một "vùng xanh" trên Internet, trên không gian mạng theo hướng nhận diện tin giả và "vùng xanh"…
Hội thảo trực tuyến “Khởi đầu hành trình sự nghiệp với vị trí thực tập sinh” do JobOKO tổ chức sẽ giúp sinh viên sẵn sàng hơn cho bước đi đầu tiên trên hành trình tương lai của mình.
Ngày 17/6/2021, Bộ TT&TT ra Quyết định số 847/QĐ-BTTTT về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Nhân dịp này, phóng viên Tạp chí TT&TT đã phỏng vấn PGS. TS. Hà Huy Phượng, Giảng viên cao cấp Học viện Báo chí và Tuyên truyền về việc áp dụng Bộ Quy tắc này cũng như ý nghĩa của nó trong đời sống xã hội, nhất là trong môi trường đào tạo báo chí - truyền thông hiện nay.
Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ (ban hành ngày 1/7/2021) về một số chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp khẩn trương, quyết liệt và hiệu quả.
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch Bkav cho rằng, khi đối tượng ngồi trước máy tính kết nối Internet để tấn công mạng thường nghĩ rằng không bị ai phát hiện, không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bảo: bước sang tuổi 47, sau 26 năm cầm bút, 23 năm làm báo chính thức và liên tục trải qua nhiều tờ báo lớn ở Việt Nam, xuất bản 30 đầu sách và đi vài chục quốc gia trên thế giới với nhiều giải thưởng danh tiếng, anh nghĩ nhiều về những giấc mơ thuở thiếu thời với câu chuyện định hướng nghề nghiệp.