Nhu cầu sử dụng ví điện tử của người Việt tăng cao

Hoàng Linh| 27/03/2020 15:22
Theo dõi ICTVietnam trên

Người tiêu dùng ở các đô thị Việt Nam đang ngày càng sử dụng ví điện tử (e-wallet) nhiều hơn cho các khoản thanh toán nhỏ.

Nhu cầu sử dụng ví điện tử của người Việt tăng cao - Ảnh 1.

Một người dùng ví điện tử tại Việt Nam thực hiện 1,6 đến 2 giao dịch trên các nền tảng kỹ thuật số mỗi ngày, với mức chi tiêu trung bình là 230.000 - 274.000 đồng (10 – 12 USD) cho mỗi giao dịch, theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo tại Việt Nam.

Cimogo đã khảo sát 505 người dùng đã sử dụng ít nhất một ví điện tử ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, kết luận rằng Momo, Moca và ZaloPay là ba ví điện tử phổ biến nhất ở hai thành phố lớn của Việt Nam, chiếm hơn 90% thanh toán di động.

Nhu cầu sử dụng ví điện tử của người Việt tăng cao - Ảnh 2.

Các hình thức giao dịch phổ biến qua ví điện tử tại Việt Nam (Nguồn: Nghiên cứu thị trường của Cimigo về nhận thức và hành vi của người dùng ví điện tử đối với các thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt Nam).

Công ty fintech Việt Nam Momo là một trong những công ty được rót vốn cao nhất ở châu Á, đã huy động được hơn 133 triệu USD kể từ khi thành lập năm 2013. Moca đã nổi lên sau khi hợp tác với Grab vào năm 2018. ZaloPay thuộc VNG, là công ty kỳ lân duy nhất của Việt Nam.

Ngoài ra, kết quả cũng thăm dò cho thấy ví điện tử chủ yếu được sử dụng cho các dịch vụ nạp tiền điện thoại di động (top-ups), chuyển tiền, cũng như thanh toán cho các hóa đơn tiện ích, giao hàng thực phẩm và thuê xe.

Đại diện Cimigo cho biết nhu cầu sử dụng ví điện tử ở Việt Nam vẫn rất cao, vì người tiêu dùng Việt Nam đã quen với sự tiện lợi của việc sử dụng ví điện tử để thanh toán các chi phí hàng ngày.

Việt Nam là một trong những nước ASEAN có khối lượng giao dịch không dùng tiền mặt thấp nhất. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đang thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Chẳng hạn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khuyên mọi người nên hạn chế sử dụng tiền mặt và sử dụng các khoản thanh toán kỹ thuật số để giảm nguy cơ lây nhiễm.

Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho 32 công ty cung cấp giải pháp thanh toán điện tử. Chính phủ đã đề ra một chiến lược tài chính quốc gia để tăng số lượng thanh toán không dùng tiền mặt lên 20 – 25% vào năm 2025.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Xử phạt VNTEL 70 triệu đồng vì gọi rác bôi nhọ, đòi nợ
    Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần viễn thông tin học Việt Nam (VNTEL) 70 triệu đồng vì thực hiện cuộc gọi rác với mục đích bôi nhọ, quấy rối, đòi nợ.
  • Công nghệ và câu chuyện truyền cảm hứng của chàng trai "người điếc”
    Cơn bạo bệnh ngày bé đã khiến Phạm Minh Chiến từ một cậu bé bình thường trở thành “người điếc”. Không đầu hàng số phận, Chiến nỗ lực học tập, rồi bén duyên với công nghệ.
  • Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng DTTS và miền núi
    Người có uy tín (NCUT) trong đồng bào DTTS và miền núi giữ vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đảm bảo an ninh trật tự, và củng cố nền quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân, tích cực tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. NCUT là lực lượng quần chúng đặc biệt - nhịp cầu kết nối ý Đảng với lòng dân, trung tâm khối đại đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng.
  • FPT.IDCheck: Giải pháp "tháo gỡ" bài toán xác thực định danh
    Một trong những giải pháp nổi bật đóng góp vào quá trình xây dựng kinh tế số - xã hội số của FPT đó là giải pháp chống giả mạo xác thực số FPT.IDCheck. Giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ rủi ro về giả mạo xác thực trong giao dịch, tiết kiệm chi phí, nâng cao trải nghiệm, tăng khả năng tự động hóa và sức cạnh tranh.
  • Cuộc đua xây trung tâm dữ liệu ngàn tỷ tại Việt Nam
    Trong vài năm qua, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng các trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Điều này không chỉ giúp tăng cường tính chủ động cho hạ tầng Internet, góp phần phục vụ mạnh mẽ hơn cho công tác chuyển đổi số trong nước mà còn sẵn sàng để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
  • AI giúp giảm rủi ro, bảo vệ dữ liệu
    Các tổ chức, doanh nghiệp giờ đây có thể biết, dự đoán, ngăn chặn tình trạng mất dữ liệu trên các thiết bị được quản lý và không được quản lý thông qua việc sử dụng giải pháp AI của Fortinet.
  • Việt Nam có vị trí tốt để tham gia ở mọi giai đoạn của chuỗi giá trị bán dẫn
    Theo Chủ tịch Hội đồng tư vấn khu vực Đông Nam Á của Hiệp hội bán dẫn toàn cầu (SEMI), từ thiết kế mạch tích hợp, lắp ráp, thử nghiệm đến đóng gói, Việt Nam đang có vị trí tốt để tham gia ở mọi giai đoạn của chuỗi giá trị bán dẫn.
  • Viettel 5G2B: Kiến tạo cuộc sống mới với giao thông thông minh và logistics
    Đưa kết nối tốc độ cao, độ trễ thấp, mật độ thiết bị cực lớn từ mạng 5G vào phát triển giao thông thông minh và logistics, Viettel 5G2B hứa hẹn mở ra những tiện ích mới chưa từng có cho cuộc sống người dân Việt Nam trong kỷ nguyên số.
  • Hà Giang coi trọng phát triển KT-XH vùng đồng bào thiểu số, miền núi
    Công tác dân tộc, nhất là phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tỉnh Hà Giang đặc biệt quan tâm, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị.
Nhu cầu sử dụng ví điện tử của người Việt tăng cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO