Truyền thông

Sử dụng Internet để phát triển văn hóa đọc

Minh Vân 24/04/2023 08:15

Tính đến đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet (theo Vnetwork), văn hóa đọc cũng cần được nâng cao và phổ biến hơn.

Tóm tắt:
- Tính đến đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng
Internet (theo Vnetwork), văn hóa đọc cũng cần được nâng cao và phổ biến hơn.
- Đề xuất:
+ Cần tăng cường sách điện tử song song với sách giấy;
+ Đẩy mạnh phát triển sách trên mọi nền tảng;
+ Phát huy lan tỏa văn hóa đọc qua mạng xã hội. Hiện nay,
khi số lượng người dùng Internet ngày một tăng, văn hóa đọc cũng cần được nâng
cao và phổ biến hơn.

Theo số liệu từ Vnetwork, tính riêng trong đầu năm 2023, đã có 77,93 triệu người dùng Internet tại Việt Nam, tương ứng với 79,1% dân số. Số lượng người dùng Internet tại Việt Nam tăng 5,3 triệu, tương đương với 7,3% dân số so với năm 2022. Hiện nay, tại Việt Nam, chỉ có khoảng 20,9% dân số, tức 20,6 triệu người không sử dụng Internet.

Mặc dù, Việt Nam có số lượng người dùng Internet cao, tuy nhiên, phần lớn thời được sử dụng cho các hoạt động giải trí hoặc để sử dụng mạng xã hội đơn thuần thay vì tìm kiếm và đọc sách. Do sự bùng nổ của thời đại công nghệ 4.0, việc tìm kiếm trở nên nhanh gọn bao giờ hết khiến cho việc đọc sách không được chú trọng, đặc biệt là giới trẻ. Theo thống kê, chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 44% thỉnh thoảng đọc sách và 26% không đọc sách. Thống kê cũng chỉ ra rằng, trung bình một người Việt Nam đọc 4 cuốn sách/năm, trong đó 2,8 cuốn là sách giáo khoa và chỉ 1,2 cuốn còn lại thuộc thể loại khác. Con số này là rất thấp so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Thói quen ít đọc sách gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Việc tra cứu thông tin chỉ dựa vào các công cụ tìm kiếm trên Internet như: Google hay Bing sẽ dẫn đến việc thiếu hụt về tri thức. Đôi khi những kết quả tìm kiếm nhanh gọn, vắn tắt hiện ra đầu tiên trên Internet đôi khi khiến cho người đọc không hiểu sâu, hiểu rõ về những gì mình cần tra cứu. Không những thế, hiện nay phần lớn người dùng Internet dành nhiều thời gian cho mạng xã hội và việc đọc các thông tin cũng diễn ra trên các nền tảng này. Tuy nhiên, có rất nhiều những thông tin sai lệch trên mạng xã hội, điều này khiến cho người đọc hiểu sai.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc đọc sách, đã có nhiều phong trào, hành động lan tỏa văn hóa đọc được thực hiện. Hiện nay, có rất nhiều trường học đã tổ chức những cuộc thi, ngày hội và nhiều hoạt động khác nhằm khuyến khích học sinh đọc sách nhiều hơn. Ngoài ra, mô hình thư viện lưu động được áp dụng ở nhiều tỉnh thành nhằm mang đến cho học sinh những cuốn sách, tài liệu, ấn phẩm, điển hình là tại những trường thuộc vùng sâu, vùng xa, nơi học sinh còn gặp nhiểu khó khăn trong việc tiếp cận với tri thức. Bên cạnh đó, mô hình này còn được trang bị thêm thiết bị giúp học sinh trong việc tra cứu thông tin phục vụ cho việc bổ trợ kiến thức.

Không những thế, những sự kiện thúc đẩy văn hóa đọc ngày càng được tổ chức bên ngoài khuôn viên trường học nhằm thu hút nhiều đối tượng khác tham gia. Điển hình, phố sách tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thường xuyên tổ chức những sự kiện quảng bá văn hóa đọc đến mỗi người dân. Thêm vào đó, cũng có rất nhiều những hoạt động cho tặng, trao đổi sách nhằm giúp việc đọc càng được phát triển và nhân rộng. Hiện nay với sự phổ biến của mạng xã hội, đã có rất nhiều hội nhóm, đặc biệt là trên Facebook được lập ra đóng góp một phần không nhỏ trong việc khuyến khích thói quen đọc sách đến người dùng mạng xã hội, qua đó làm gia tăng văn hóa đọc.

Phát triển văn hóa đọc bằng Internet

Mặc dù những hoạt động, phong trào đọc sách đang ngày một được hưởng ứng rộng rãi, tuy nhiên, văn hóa đọc cần được nâng cao, phát triển và nhân rộng hơn nữa tại Việt Nam. Trong thời đại công nghệ 4.0, đặc biệt là tại Việt Nam với số lượng người truy cập Internet lớn, phổ biến thói quen đọc sách qua không gian mạng là việc làm thiết thực.

Tăng cường sách điện tử song song với sách giấy

Hiện nay, hầu hết người dân Việt Nam đều sử dụng các thiết bị có kết nối Internet như: điện thoại, máy tính bảng, laptop,… Điều này là trở ngại đối với sách giấy. Mặc dù hiện nay đã có nhiều những nền tảng cung cấp những cuốn sách điện tử (ebook) để những người có nhu cầu dễ tiếp cận hơn với sách, tuy nhiên số lượng sách điện tử hiện nay vẫn còn hạn chế. Để thu hút đông đảo người tìm đến sách, các nhà xuất bản cần đẩy mạnh phát hành thêm phiên bản điện tử bên cạnh sách giấy.

Ngoài ra, cần có sự kết hợp của Internet bên trong mỗi cuốn sách. Nhà xuất bản nên chú trọng chèn thêm link có chứa những hình ảnh hoặc video để minh họa cho những thông tin trong sách. Ngay cả đối với sách giấy những đường link Internet tham khảo vẫn có thể giúp cho người đọc tiện lợi trong việc tra cứu. Không những thế, việc này còn tạo được sự hứng thú cho người đọc, qua đó, góp phần nâng cao văn hóa đọc trong mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là với người trẻ.

Đẩy mạnh phát triển sách trên mọi nền tảng

Có nhiều các ứng dụng đọc sách chạy trên nhiều nền tảng, thiết bị, đa dạng về thể loại hiện nay giúp cho người đọc linh hoạt khi sử dụng, tuy nhiên sách chủ yếu trên những ứng dụng này là sách ngoại văn. Không những thế, giá thành của những cuốn sách này lại cao. Việc này gây khó khăn cho không ít người tìm đọc. Do đó, cần có nhiều hơn nữa sách bằng tiếng Việt, giá phải chăng được đăng tải lên các app đọc sách.

Thêm vào đó, cần hơn nữa những trang web, thư viện điện tử tạo ra sự thuận tiện cho người dùng truy cập và đọc. Những thư viện này không chỉ cung cấp cho người đọc những cuốn sách đã được số hóa mà còn dễ dàng cho người đọc tìm kiếm những tài liệu minh họa, liên quan. Qua đó đóng một phần không nhỏ trong việc tạo ra sức hút đối với người đọc để văn hóa đọc ngày một phát triển mạnh.

Phát huy lan tỏa văn hóa đọc qua mạng xã hội

Khi phần lớn người dùng Internet dành thời gian cho mạng xã hội, đã có nhiều hội nhóm về sách được lập ra để thu hút thêm người tìm đến sách. Tuy nhiên, số lượng người tham gia và sức lan tỏa của những hội nhóm này vẫn còn ở mức hạn chế. Vì vậy, cần có sự gia tăng về những hội nhóm này trên mạng xã hội nhằm tăng thêm sự chú ý với người dùng mạng xã hội. Đồng thời, các hội nhóm này cũng nên có những cải tiến về cách hoạt động để tăng sức hấp dẫn đối với những người dùng mạng xã hội, từng bước phát triển về số lượng người tham gia. Từ đó tạo cơ hội mở rộng các phong trào về sách. Ngoài ra, những người tham gia các hội nhóm nên góp phần truyền đi những ý nghĩa của việc đọc sách đến mỗi người thân và bạn bè nhằm khiến cho văn hóa đọc được lan tỏa rộng rãi.

Số lượng người dùng Internet tại Việt Nam ngày một tăng, tuy nhiên, số người tích cực đọc sách lại rất thấp do người dùng Internet tại Việt Nam dành hầu hết thời gian cho việc sử dụng mạng xã hội hoặc tra cứu thông tin ngắn, nhanh qua các công cụ tìm kiếm. Vì thế, hiện nay, văn hóa đọc đang dần được chú trọng và phát huy. Tuy nhiên, những phong trào và hoạt động nhằm nâng cao văn hóa đọc hiện nay vẫn chưa đủ sức lan rộng.

Do đó, để lan tỏa văn hóa đọc trong thời đại 4.0, cần phải có sự tham gia và bổ trợ của Internet trong việc làm phong phú các thể loại sách nhằm tạo sức hút với người đọc. Thêm vào đó, với việc phổ biến của Internet, sách cũng nên được phát triển hơn về số lượng và về hình thức, nội dung để thu hút người tìm đọc. Không chỉ có vậy, các phong trào và hoạt động về sách trên mạng xã hội cũng nên được đẩy mạnh và nâng cấp để lan tỏa văn hóa đọc đến đông đảo người dùng mạng xã hội./.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 4 tháng 4/2023)

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TT&TT hướng dẫn đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
    Việc ban hành 2 Thông tư, hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cơ bản đầy đủ, tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số trong giai đoạn tới.
  • Các dự đoán về AI năm 2025
    Năm 2024, chúng ta thấy trí tuệ nhân tạo (AI) đã chuyển từ giai đoạn thí điểm sang ứng dụng thương mại. Sang năm 2025, AI sẽ mở rộng triển khai toàn diện tại các doanh nghiệp.
  • 5 năm chuyển đổi số quốc gia
    Việt Nam là một quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số, song hành cùng các quốc gia tiên tiến.
  • Chuyển đổi ngành công nghiệp viễn thông bằng trí tuệ nhân tạo
    Việc triển khai AI trên quy mô lớn và chuyển đổi sang các tổ chức gốc AI có thể là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới cho các công ty viễn thông
  • Hải Phòng giải bài toán mục tiêu đảm bảo cung cấp DVCTT toàn trình
    Năm 2025, TP. Hải Phòng sẽ quyết tâm hoàn thành mục tiêu cung cấp, sử dụng hiệu quả các thủ tục hành chính đủ điều kiện toàn trình trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
  • Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc
    Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc". Tạp chí TT&TT trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.
  • Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại
    Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội XIV của Đảng. Nhân dịp đón năm mới 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam.
  • Hy Lạp triển khai ứng dụng giúp bảo vệ trẻ em trên mạng
    Ngày 30/12, Hy Lạp đã công bố kế hoạch tăng cường quyền giám sát của phụ huynh đối với việc sử dụng thiết bị di động của trẻ em vào năm 2025 thông qua một ứng dụng do chính phủ điều hành.
  • Các xu hướng khai thác zero-day hàng đầu trong năm 2024
    Các lỗ hổng chưa được vá luôn là những điểm yếu để tin tặc xâm nhập vào hệ thống CNTT của doanh nghiệp. Hoạt động của tội phạm mạng xung quanh lỗ hổng zero-day cho thấy các xu hướng chính mà bộ phận an ninh mạng cần lưu ý.
  • VNPT 2024: Những dấu ấn nổi bật
    Không chỉ giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, đạt mức tăng trưởng 7% so với cùng kỳ, năm 2024, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) còn ghi dấu ấn với nhiều hoạt động ý nghĩa, khẳng định trách nhiệm với cộng đồng.
Sử dụng Internet để phát triển văn hóa đọc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO