Thị trường viễn thông bứt phá bằng công nghệ mới

Thái Linh/NDĐT| 16/10/2015 12:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Sự xuất hiện của những nhà cung cấp dịch vụ mới theo tiến trình hội nhập chắc chắn sẽ làm mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông càng thêm khốc liệt, nhất là khi thị trường này của nước ta lại được đánh giá đã dần bước vào giai đoạn bão hòa. Vì vậy, việc triển khai công nghệ nền tảng mới như 4G có thể sẽ tạo ra bước đột phá cần thiết, giúp các nhà mạng gặt hái thêm nhiều thành quả và thay đổi được cán cân thị trường hiện nay.

Khách hàng sử dụng mạng 3G của Vinaphone. Ảnh: ĐỨC MINH

Ưu điểm vượt trội

Cùng với sự bùng nổ của các thiết bị điện tử thông minh, công nghệ 3G (công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ ba) từ một “món ăn” xa xỉ đã dần trở thành “cơm bình dân” đối với đa số người dùng di động Việt Nam. Sau sáu năm triển khai, số lượng thuê bao 3G tại Việt Nam đã tăng từ bảy triệu thuê bao năm 2009 lên đến gần 29 triệu thuê bao vào tháng 1-2015, bằng 1/3 tổng dân số (số liệu do Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) cung cấp) và vẫn tiếp tục gia tăng một cách mạnh mẽ. Tổng Giám đốc Qualcomm khu vực Đông Dương Thiều Phương Nam đánh giá: Tại những quốc gia phát triển, mật độ người dùng 3G có thể lên 70 đến 80%. Như vậy, với tỷ lệ phủ chiếm khoảng 30% dân số thì 3G ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều “đất” để phát triển. Bên cạnh đó, giá dịch vụ thấp và chất lượng liên tục được cải thiện cũng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy tiềm năng của thị trường này.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2012, một công nghệ tiên tiến hơn là 4G (công nghệ truyền thông không dây thế hệ thứ tư) với những ưu điểm vượt trội như tốc độ truyền dữ liệu tối đa trong điều kiện lý tưởng lên 1 đến 1,5 Gb/giây (gấp nhiều lần tốc độ của 3G), chi phí truyền tải dữ liệu rẻ hơn,… cho nên đã có sự phát triển mạnh mẽ và từng bước chiếm dần thị phần của 3G trên thế giới. Theo số liệu thống kê, tính đến hết năm 2014, tổng số thuê bao 4G LTE (Long Term Evolution - một chuẩn của công nghệ 4G đang được nhiều nước áp dụng) trên toàn cầu đạt gần 500 triệu, với mức tăng trưởng hằng năm là 140%. Riêng trong sáu tháng cuối năm 2014, số lượng thuê bao 4G LTE ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 20% so với thuê bao 3G. Trước xu thế này, nhiều chuyên gia nhận định, hiện đã là thời cơ chín muồi để Việt Nam triển khai công nghệ 4G. Ông Chun Hô Pác, Phó Chủ tịch cấp cao của Samsung phân tích: 4G LTE sẽ mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho nhà mạng, mà còn cho cả người dùng, cũng như xã hội. Chi phí đầu tư cho 4G chỉ bằng 1/4 so với 3G, trong khi hiệu suất sử dụng phổ tần lại cao hơn khoảng 4 lần, chi phí vận hành bảo trì chỉ bằng khoảng 40% so với 3G. Trong khi đó, giá thành thiết bị đầu cuối hỗ trợ 4G đang ngày càng rẻ. Ngay trong năm 2015, con chip Snapdragon 210 của Qualcomm sẽ tạo điều kiện cho làn sóng thiết bị điện tử hỗ trợ 4G với mức giá dưới 100 USD đổ bộ thị trường, cho nên nhiều người dùng bình dân cũng có cơ hội sử dụng. Ông Thiều Phương Nam nhận định: Việc tiến lên 4G cũng giống như xây đường cao tốc để triển khai các dịch vụ cần yêu cầu băng thông rộng lớn. Thị trường Việt Nam hiện đã hoàn toàn sẵn sàng cho 4G. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều nước khác, Việt Nam không nên vội vã triển khai đồng loạt trên toàn quốc mà chỉ cần tập trung vào những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng trong thời gian đầu.

Cơ hội bứt phá

Theo nhiều chuyên gia nhận định, mức độ cạnh tranh trên thị trường viễn thông Việt Nam sẽ còn khốc liệt hơn khi thị trường đã bước vào giai đoạn bão hòa và sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới theo lộ trình hội nhập; đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng với nhu cầu thực tế. Việc phát triển một công nghệ mới có thể sẽ mang lại cho các nhà mạng cơ hội đột phá trong việc chinh phục và chiếm lĩnh thị trường. Có lẽ chính vì vậy, các “ông lớn” viễn thông dường như đều vô cùng sốt sắng với việc triển khai 4G. Đại diện của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, nhà mạng này đang đề xuất Bộ TTTT cấp giấy phép cho tiến hành triển khai mạng 4G có thu phí trong thời gian sớm nhất. Chậm nhất là đến quý I năm 2016, Viettel sẽ có khoảng 12 nghìn trạm 4G trên toàn quốc, phủ sóng đến cấp thị xã, huyện và các tỉnh, thành phố. Cũng theo đại diện này, khi cung cấp dịch vụ 4G, Viettel sẽ chỉ phân biệt cước thoại và dữ liệu chứ không phân biệt đâu là 3G và 4G; nghĩa là giá cước 4G mà Viettel cung cấp sẽ không cao hơn 3G. Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Phạm Đức Long khẳng định: VNPT sẽ sớm triển khai công nghệ 4G, với mục tiêu là cung cấp cho khách hàng những dịch vụ hội tụ có giá trị tốt nhất. Mobifone cũng đã tiết lộ về dự kiến sẽ triển khai 4G LTE vào đầu năm 2016. Để chuẩn bị cho kế hoạch này, thời gian qua, Mobifone đã tiến hành tập trung quy hoạch mạng lưới, tính toán tối ưu hóa chi phí và tiến hành xây dựng nền tảng cần thiết cho việc kinh doanh 4G. Ngoài ra, nhà mạng này đã xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng 4G.

Được biết, việc cấp phép thử nghiệm 4G sẽ được Cục Viễn thông tiến hành vào tháng 10 tới. Theo đó, các doanh nghiệp xin cấp phép là những doanh nghiệp đã được cấp phép và khai thác cung cấp dịch vụ di động trên băng tần 1800 MHz; có nhu cầu thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông; đồng thời, có đề án xin cấp phép theo quy định về triển khai thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông di động theo chuẩn công nghệ LTE/LTE-A. Các nhà mạng có thể thu phí của khách hàng khi tiến hành thử nghiệm thương mại 4G với những mức giá phải được sự thông qua của Bộ TTTT. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp chỉ được lựa chọn thử nghiệm tối đa tại ba khu vực (tỉnh, thành phố) và phải bảo đảm các yếu tố về vùng phủ sóng ở thành thị, nông thôn,... Liên quan đến tần số thử nghiệm, trên cơ sở cân đối tài nguyên phổ tần được cấp phép, doanh nghiệp chủ động tham vấn Cục Tần số (Bộ TTTT) về các băng tần khả dụng (1800 MHz, 2.3GHz, 2.6GHz) để triển khai thử nghiệm. Riêng băng tần 2.6GHz theo kế hoạch sẽ được đấu giá vào năm 2016, do đó các nội dung thử nghiệm liên quan đến băng tần này phải tạm dừng khi có kết quả đấu giá và có yêu cầu từ Bộ TTTT.

Mạng 4G LTE là công nghệ đang phát triển rất mạnh mẽ trên toàn cầu. Với ưu thế vượt bậc về khả năng cung cấp các dịch vụ truy nhập tốc độ cao, cùng với sự phổ cập ngày càng rộng rãi hơn của các thiết bị đầu cuối, có thể khẳng định, mạng 4G LTE sẽ là xu hướng phát triển chủ đạo của viễn thông thế giới trong thời gian tới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
Thị trường viễn thông bứt phá bằng công nghệ mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO