Triển khai mô hình bảo đảm ATTT 4 lớp đạt 95,1%

Xuân Phúc| 05/12/2020 18:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Tính đến hết ngày 25/11/2020, đã có 21/22 bộ, cơ quan ngang bộ; 62/63tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đã có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh (LGSP), đạt tỷ lệ khoảng 97,6%.

Đó là một phần số liệu tích cực, đáng ghi nhận được nêu trong báo cáo số 111/BC-BTTTT ban hành ngày 30/11/2020 về tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 của các bộ, ngành, địa phương tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2020.

Triển khai mô hình bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) 4 lớp đạt 95,1%

Theo báo cáo, đối với công tác chỉ đạo, điều hành về việc đẩy mạnh phát triển CPĐT thời gian vừa qua luôn được thực hiện tốt, tập trung ưu tiên các vấn đề: Cho ý kiến về Hồ sơ dự thảo Nghị định quy định cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về bảo hiểm, thêm nội dung về chuyển đổi số, kinh tế số và đô thị thông minh đối với nhiều tỉnh, địa phương.

Đối với công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, các bộ đã tích cực xây dựng các dự thảo Nghị định để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, nổi bật kể đến như: Bộ TT&TT đã trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về định danh và xác thực điện tử cho cá nhân, tổ chức; Bộ Công an đang thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, tổ chức…

Các bộ, ngành, địa phương phải cung cấp tối thiểu 30% DVC trực tuyến mức độ 4 trong tháng 12/2020 - Ảnh 1.

Bản đồ Map 4D ra đời nhằm góp phần tối ưu hóa các hoạt động quy hoạch, quản lý của cơ quan nhà nước và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.

Đặc biệt, trong công tác xây dựng nền tảng phát triển CPĐT cũng đã được đẩy mạnh bằng việc đảm đảm tăng cường, bổ sung nguồn CSDL như: Bộ Công an đang triển khai thực hiện các gói thầu thuộc CSDL quốc gia về dân cư, xây dựng các thông tư về quy trình quản trị, vận hành Trung tâm dữ liệu dân cư; Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực hiện liên thông kết nối, cung cấp toàn bộ 15/15 dịch vụ công của Ngành trên Cổng Dịch vụ công (DVC) quốc gia. Bộ TT&TT khai trương nền tảng: trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI, Bản đồ số Map 4D, akaBot, Quản trị doanh nghiệp toàn diện Base.vn…

Trong công tác xây dựng xây dựng CPĐT, báo cáo ghi nhận việc đảm bảo ATTT, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân đã được thực hiện, đẩy mạnh hiệu quả, trong đó việc rà quét trên không gian mạng Việt Nam, cảnh báo tấn công mạng đã được tăng cường…

Tính đến ngày 25/11/2020, tỷ lệ bộ, ngành, địa phương đã triển khai bảo đảm ATTT theo mô hình 4 lớp đạt 95,1%. Trong đó, bộ, ngành đạt 85%; địa phương đạt 98,4%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo cũng chỉ ra những tồn tại hạn chế như: Thiếu các Nghị định hành lang pháp lý cho việc bảo vệ dữ liệu cá nhân; quy định về định danh, xác thực điện; các nguồn CSDL quốc gia về dân cư, đất đai còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ thông tin.

Các đề xuất, kiến nghị của Bộ TT&TT

Để thực hiện tốt, hiệu quả Nghị quyết số 17/NQ-CP, đồng thời khắc phục triệt để những hạn chế, tồn tại nêu trên, báo cáo của Bộ TT&TT đưa ra các đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số nội dung trọng tâm như: Chính phủ xem xét, ban hành các nghị định về định danh và xác thực điện tử; Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bộ Công an tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng CSDL quốc gia về dân cư, đưa vào khai thác sử dụng chính thức trên toàn quốc (tháng 7/2021); Bộ TN&MT khẩn trương hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng CSDL Đất đai quốc gia (tháng 7/2021).

Đối với các bộ, ngành, địa phương khác cần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra của năm 2020 nêu tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019, phải đạt việc cung cấp tối thiểu 30% DVC trực tuyến mức độ 4 trong tháng 12/2020.

Các bộ, ngành, địa phương phải cung cấp tối thiểu 30% DVC trực tuyến mức độ 4 trong tháng 12/2020 - Ảnh 2.

Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2020, việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử cấp tỉnh phải đạt tối thiểu 60%, cấp huyện phải đạt 30%

Bên cạnh đó, cần hoàn thành xây dựng Trung tâm điều hành và giám sát an toàn an ninh cấp bộ/tỉnh và kết nối với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia trong năm 2020; kết nối hệ thống camera ở Trung tâm phục vụ hành chính công với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo hướng dẫn tại Văn bản số 7798/VPCP-KSTT ngày 18/9/2020 của Văn phòng Chính phủ.

Đối với việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, cần đảm bảo trong năm 2020, các sở, ngành và tương đương thuộc UBND tỉnh phải đạt tối thiểu 60% và các phòng, ban và tương đương thuộc UBND cấp huyện đạt 30% theo nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

Đồng thời, các địa phương cần sớm hoàn thành việc triển khai, nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc tại HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ để rút ngắn thời gian, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy trong các cuộc họp…

Như vậy, với các đề xuất, kiến nghị cụ thể Bộ TT&TT đưa ra trong báo cáo, hy vọng đây sẽ là cơ sở để các bộ ngành, địa phương thực hiện hiệu quả việc triển khai Nghị quyết số17/NQ-CP từ nay đến hết năm 2020 và các năm tiếp theo.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
  • OPPO ra mắt mẫu Reno đầu tiên tích hợp AI tiếng Việt
    Ngày 3/1, OPPO chính thức ra mắt Reno13 series tại thị trường Việt Nam - bao gồm Reno13 Pro, Reno13, và Reno13 F. Reno13 series cũng chính là thế hệ đầu tiên được OPPO tích hợp và hoàn thiện AI tiếng Việt, giúp tối ưu trải nghiệm của người dùng.
  • Phát triển nguồn nhân lực số ở Latvia và gợi mở cho Việt Nam
    Để phát triển nhân lực số trong phát triển kinh tế số, Latvia cũng như nhiều quốc gia trên thế giới cần xây dựng chính sách, biện pháp thúc đẩy phát triển kỹ năng số, nhân lực số.
  • Đạo đức đang trở thành thách thức lớn nhất của AI
    Đạo đức AI rất quan trọng vì công nghệ AI được thiết kế để tăng cường hoặc thay thế trí tuệ con người, điều này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
Đừng bỏ lỡ
Triển khai mô hình bảo đảm ATTT 4 lớp đạt 95,1%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO