Y tế số - Bước đột phá cho chăm sóc sức khoẻ toàn dân mọi lúc, mọi nơi

LP| 19/02/2021 12:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Việt Nam đạt được những thành tựu y tế đáng khâm phục so với các nước cùng trình độ, nhưng chất lượng chăm sóc y tế vẫn còn chưa đồng đều, đặc biệt là tại các tuyến cơ sở, ở vùng sâu vùng xa, vẫn là thách thức lớn.

Với mục tiêu cao nhất của Ngành là phục vụ người dân tốt hơn, người dân được tiếp cận dịch vụ y tế tiện ích, thuận lợi hơn, chất lượng y tế, khám chữa bệnh cho người dân được nâng lên, ngành Y tế đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giải pháp Chuyển đổi số (CĐS) là bước đột phá cho chăm sóc sức khoẻ toàn dân mọi lúc, mọi nơi.

Phòng chống COVID-19: Phép thử cho đột phá y tế số

Đứng trước sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và tại Việt Nam, từ đầu năm 2020, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Bộ TT&TT, Bộ KH&CN và các bộ, ngành, địa phương nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, nguồn lực hạn chế, đã triển khai khẩn trương, kịp thời, đồng bộ các giải pháp CNTT trong phòng chống, dịch bệnh COVID-19; Huy động được hơn 20 doanh nghiệp (DN) công nghệ tham gia (VNPT, Viettel, FPT, DTT,...) với gần 1.000 kỹ sư CNTT phát triển hơn 20 ứng dụng phục vụ phòng, chống dịch COVID-19. Bằng sự quyết tâm của cả Chính phủ, nỗ lực của ngành Y Tế và các DN công nghệ, Bộ Y tế đã kịp thời xây dựng Hệ thống quản lý phục vụ số liệu chỉ đạo điều hành, phục vụ người dân, phục vụ truy vết,...

Y tế số - Bước đột phá cho chăm sóc sức khoẻ toàn dân mọi lúc, mọi nơi - Ảnh 1.

Với ứng dụng khai báo y tế tự nguyện Ncovi và ứng dụng phát hiện tiếp xúc Bluezone, tính đến tháng 12/2020, hai ứng dụng đã lần lượt được 8 triệu và 23,5 triệu lượt tải về cài đặt sử dụng. Hệ thống Bluezone đã xác định được 1920 người có tiếp xúc gần với ca nhiễm, ca nghi nhiễm để bổ sung cho danh sách truy vết truyền thống bằng biện pháp điều tra dịch tễ, qua đó tránh được việc phải tìm kiếm, phong tỏa nhiều người dân, hộ gia đình trên diện rộng. Với cổngdịch vụ công (DVC) trực tuyến, mộtcửađiệntử Bộ Y tế, một cửa ASEAN được xây dựng, đến 30/6/2020, Bộ Y tế đã hoàn thành 100% DVC trực tuyến mức độ 4, về đích trước thời hạn nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao (trong đó Chính phủ giao cần đạt tối thiểu 30%), kịp thời phục vụ người dân, DN. Người dân, DN không phải đến cơ quan công quyền, qua đó tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, hạn chế được sự tiếp xúc, qua đó hỗ trợ tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Bộ Y tế cũng chú trọng chỉ đạo đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT trong khám chữa bệnh, đến nay 100% bệnh viện đã triển khai hệ thống thông tin bệnh viện. 99,5% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 23 bệnh viện triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế (PACS) không in phim nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, bảo vệ môi trường, tạo nguồn tài nguyên số bệnh viện. 11 bệnh viện đã ứng dụng thành công và công bố sử dụng bệnh án điện tử thế thay bệnh án giấy.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, các bệnh viện trong cả nước đang tích cực triển khai ứng dụng CNTT, từng bước, có lộ trình đáp ứng các tiêu chí của Thông tư số 54/2017/ TT-BYT và Thông tư số 46/2018/TT- BYT. Tính chung cả nước trên cơ sở báo cáo của 54/63 tỉnh thành: 40,4% đơn vị đạt mức 1; 32,2% đạt mức 2; 21,4 đạt mức 3; 4,8% đạt mức 4; 1,1% đạt mức 5; 0,1 đạt mức 6 (bệnh viện thông minh) áp theo Thông tư số 54/2017/TT-BYT. Y tế từ xa cũng có bước phát triển vượt bậc, cùng với hệ thống CNTT bệnh viện đã từng bước đưa y tế Việt Nam vươn cao, vươn xa

Theo ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục ứng dụng CNTT, Bộ Y tế, ứng dụng CNTT kết hợp hệ thống y tế sẵn có, Việt Nam có nền y tế hiệu quả, kịp thời phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Ngoài mặt trái thì dịch COVID-19 là cơ hội giúp ngành Y tế tăng tốc CĐS y tế. Ứng dụng hỗ trợ xác định vùng nguy cơ và các đối tượng có nguy cơ rất nhanh chóng, đúng đắn, kịp thời, tiết kiệm cho nguồn lực.

Nhấn mạnh thêm một số điểm sáng về đột phá y tế số tại Hội nghị CĐS Y tế quốc gia vào ngày cuối năm 2020, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế hiện nay hoàn toàn điều hành bằng điện tử, chữ ký điện tử. Về DVC, đến nay 100% DVC trực tuyến cấp độ 4 của Bộ đã được kết nối với Cổng DVC quốc gia.

Bộ Y tế đã khai trương Cổng công khai dịch vụ y tế, đưa lên Cổng 62.000 loại dược phẩm, công khai giá trúng thầu của tất cả các đơn vị, giá bán lẻ của các nhà thuốc. "Đây là lần đầu tiên Bộ Y tế công khai toàn bộ các thông tin dịch vụ của ngành Y tế được cung ứng cho người dân. Có thể nói đây là công cuộc trường chinh và hiện nay đã được khoảng 50% các nhà thuốc đã công khai giá bán lẻ trên thị trường dược phẩm".

Bộ Y tế cũng đã công khai trên Cổng 17.000 thiết bị, vật tư y tế để tránh mua bán lòng vòng, thổi giá; 93.000 kết quả đấu thầu của tất cả các đơn vị. Tới đây, Bộ cũng sẽ yêu cầu tất cả các Sở Y tế, các đơn vị y tế trên toàn quốc phải công khai các kế hoạch, kết quả mua sắm đấu thầu.

Đối với phòng chống COVID-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết có nhiều bài học trong phòng chống đại dịch COVID-19 thành công và một trong những bài học đó là tập trung ứng dụng để đẩy mạnh CNTT trong phòng chống dịch bệnh. Nhiều phần mềm, ứng dụng đã ra đời. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới là ứng dụng tờ khai y tế điện tử khi mà chưa có nước nào ứng dụng và sau đó một số nước ứng dụng theo.

Một hoạt động cũng gây ra ấn tượng, tạo tiện ích cho người dân nhất trong thời gian qua, theo Bộ trưởng, là đề án khám bệnh, chữa bệnh từ xa. Trong thời gian ngắn 45 ngày, Viettel cùng với Bộ Y tế đã tiến hành khai trương

1.000 điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa. Hết năm nay thì có 1.500 điểm khám bệnh, chữa bệnh từ xa và người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng. Bộ Y tế cũng sẽ kết nối tất cả khám chữa bệnh từ xa trên toàn quốc, kể cả điểm khám chữa bệnh tư nhân. Đặc biệt, Bộ Y tế cũng khai trương mạng kết nối y tế Việt Nam, nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở V20 và nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: trong thời gian qua, ngành Y tế triển khai nhiều hoạt động CĐS từ điều hành điện tử, đến điều hành các trạm y tế xã, hồ sơ sức khoẻ… Ngành Y tế đã làm bài bản, căn cơ, hiệu quả hơn.

Ứng dụng CNTT triệt để phòng chống bệnh truyền nhiễm, khâu quan trọng ban đầu trong chăm sóc sức khoẻ toàn dân

Y tế số - Bước đột phá cho chăm sóc sức khoẻ toàn dân mọi lúc, mọi nơi - Ảnh 2.

Qua dịch bệnh COVID-19 cho thấy công tác y tế dự phòng là quan trọng. Hiện nay công tác y tế dự phòng đang phải đổi mặt với rất nhiều thách thức như chăm sóc sức khỏe (CSSK) ban đầu, sự bùng phát các bệnh dịch có thể phòng ngừa bằng vắc-xin như sởi và bạch hầu, sự gia tăng vi sinh vật kháng thuốc, tăng tỷ lệ béo phì và ít vận động thể chất tới những tác động lên sức khỏe do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và khủng hoảng nhân đạo... Việc ứng dụng CNTT là vô cùng cần thiết nhằm giảm tải áp lực tổng thể lên hệ thống nhân lực.

Theo đó, để đẩy mạnh công tác phòng, chống các bệnh truyền nhiễm hiệu quả, TS. BS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết Cục Y tế dự phòng đã xây dựng và triển khai Hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm. Hệ thống đã triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố, nhằm phục vụ công tác báo cáo, thống kê, quản lý giám sát các ca bệnh, ổ dịch 42 bệnh truyền nhiễm quy định.

Hệ thống mang lại các lợi ích như hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây (ĐTĐM), không cần phải cài đặt, triển khai và quản lý dữ liệu tập trung, không cần duy trì bộ máy nhân sự cài đặt, vận hành, nâng cấp bảo trì tại từng đơn vị gây tốn kém chi phí. Thông tin báo cáo ca bệnh, số liệu quản lý trực tuyến, tức thời. Các thay đổi, cập nhật về biểu mẫu, quy trình có thể triển khai ngay kèm hướng dẫn trực tuyến mà không cần tập huấn lại.

Hệ thống giúp nắm bắt, theo dõi diễn biến của dịch bệnh nhanh chóng và tổng quan nhất. Qua đó, các cơ quan chức năng sẽ có những chỉ đạo chính xác và kịp thời nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Tiếp cận xây dựng hệ thống theo hướng mới là quản lý theo từng đối tượng - là cách tiếp cận từ gốc thay vì chỉ nhập liệu báo cáo kết quả. Mỗi đối tượng được nhập lên hệ thống sẽ được cấp ngay một mã ID định danh duy nhất, không trùng lặp với bất kỳ đối tượng nào khác. Triển khai một hệ thống duy nhất trên toàn quốc, cơ sở dữ liệu (CSDL) tập trung do Cục Y tế dự phòng quản lý. Thống nhất các quy tắc chung về quản lý. Từ đó, tránh được các sai sót và phân tán trong dữ liệu giữa các địa phương, ảnh hưởng tới số liệu thống kê của toàn quốc.

Trong công tác tiêm chủng phòng bệnh, Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia đã được xây dựng, triển khai trên phạm vi toàn quốc từ tháng 6/2017. Hoạt động trên nền tảng ĐTĐM, được thiết kế đảm bảo khả năng liên thông với các hệ thống quản lý y tế khác (ví dụ hệ thống quản lý của các bệnh viện), hệ thống CSDL quốc gia về dân cư (để đồng bộ ID bệnh nhân với số căn cước công dân) và có thể triển khai mở rộng, liên thông dữ liệu với các hệ thống khác như Hồ sơ sức khỏe cá nhân, quản lý bệnh không lây nhiễm (tim mạch, ung thư, béo phì,...).

Trong công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm, hệ thống quản lý thông tin bệnh không lây nhiễm cơ bản đã hoàn thiện và được triển khai tại 38 tỉnh, thành phố nhằm quản lý sức khỏe bằng hồ sơ điện tử, với trên 270.000 bệnh nhân được quản lý cho 04 bệnh: Tăng huyết áp, Tiểu đường, Tâm thần phân liệt, Rối loạn tâm thần khác. Hệ thống trên nền tảng ĐTĐM, triển khai nhanh chóng, không cần cài đặt trên máy người dùng, chỉ cần khai báo khi có đơn vị mới sử dụng. Cài đặt và vận hành đơn giản, tập trung. Hạn chế việc cài đặt, nâng cấp phần mềm trực tiếp trên máy tính người dùng.

Về thông tin Y tế, Trang tin Sức khỏe Việt Nam tại địa chỉ (suckhoetoandan.vn) đã được đưa vào hoạt động theo chỉ đạo của Chính phủ, bao quát 11 lĩnh vực của Chương trình sức khỏe Việt Nam và là nơi cung cấp thông tin kịp thời cho cộng đồng trong suốt quá trình phòng chống dịch COVID-19 thời gian qua...

Trang web là nơi đăng tải các thông tin chính thống, các hướng dẫn, tiện ích về các lĩnh vực CSSK như: Dinh dưỡng, Vận động thể lực, Tiêm chủng, CSSK, Sức khỏe môi trường, Bệnh tật. Đối với thống kê, khuyến cáo bệnh tật không lây nhiễm như Đái tháo đường, Tăng huyết áp, phổi tắc nghẽn mãn tính, trang web giúp người dùng thực hiện các bài đánh giá nguy cơ, so sánh và tìm hiểu các tác động của lối sống đến bệnh tật...

Tính đến hết tháng 11/2020, Trang web đã ghi nhận trên 41 triệu lượt truy cập thông tin, sử dụng tiện ích. Đó là một con số thống kê đáng khích lệ khi mà trang web mới chỉ được cấp phép hoạt động từ cuối năm 2018.

DN công nghệ số sẵn sàng giải các bài toán ngành Y tế

Người đứng đầu ngành TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã nhận định: Đại dịch COVID-19 là "cú huých trăm năm", nhất là đối với ngành Y tế. Năm 2020, ngành Y tế đã có những thay đổi về CĐS nhiều hơn so với hàng chục năm trước đó. Bộ TT&TT được Thủ tướng Chính phủ giao dẫn dắt CĐS quốc gia, trong đó có CĐS các ngành. Bộ TT&TT cam kết đồng hành cùng Bộ Y tế trong hành trình CĐS. Bộ Y tế hãy giao nhiệm vụ cho Bộ TT&TT chỉ đạo các DN công nghệ số Việt Nam đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách của lĩnh vực y tế. Việt Nam có một lực lượng các DN công nghệ số hùng hậu, với gần 60.000 DN và trên 1 triệu lao động, sẵn sàng giải được hầu hết các bài toán của ngành y tế.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, CĐS y tế, hay y tế số, là sự phát triển tiếp theo của y tế điện tử, nhưng có tính đột phá. Y tế điện tử thì sử dụng CNTT và trọng tâm là nâng cao hiệu quả của các nhà cung cấp dịch vụ y tế, như bệnh viện, nhưng cách thức vận hành cơ bản vẫn như cũ. Y tế số thì dùng công nghệ số là chính và trọng tâm là tập trung vào người bệnh, thay đổi mô hình, cách thức cung cấp dịch vụ y tế. Bệnh nhân nay sẽ trở thành khách hàng. Dữ liệu y tế vốn bị bỏ quên thì nay sẽ trở thành tài sản lớn nhất, tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong CSSK. Y tế vốn do nhà nước đầu tư là chính thì nay sẽ có thêm nguồn lực là các DN khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực y tế, riêng quí 3/2020 thì vốn đổ vào đây đã gần 7 tỷ USD. Thí dụ như các ứng dụng sức khoẻ để người bệnh tự quản lý các bệnh mãn tính của mình do các DN phát triển. Đến cuối năm 2018, thế giới đã có thể truy nhập 250.000 các ứng dụng y tế số khác nhau, rất dễ sử dụng và phù hợp với các nhu cầu cá thể hoá của người bệnh.

"Y tế số thì có thể giải được bài toán CSSK cho mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc và cá thể hoá. Đây là mơ ước lớn nhất của nhân loại. CĐS y tế có thể hiện thực hoá ước mơ này", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng, Việt Nam có hàng trăm ngàn bác sĩ, nếu có thể kết nối họ với các hộ gia đình, mỗi bác sĩ 200-300 hộ, thì mỗi hộ gia đình đều có thể kết nối với bác sĩ của mình, có thể tư vấn khám bệnh từ xa, và như vậy, sẽ dần tiến tới mô hình bác sĩ gia đình kiểu mới.

"Kết nối hàng trăm ngàn bác sĩ tới hơn 25 triệu hộ gia đình thì phải là một nền tảng công nghệ số. Mô hình hoạt động ở đây là, nền tảng chỉ cung cấp dịch vụ kết nối và quản lý, không cung cấp dịch vụ tư vấn khám bệnh. Các bác sĩ mới là người cung cấp và chịu trách nhiệm về dịch vụ tư vấn khám bệnh. Nền tảng tạo ra công cụ, giúp hàng ngàn bác sĩ có thể kết nối để tận dụng thời gian, tri thức và kinh nghiệm của mình cho việc tư vấn người bệnh. Và do vậy, huy động thêm các nguồn lực xã hội để hỗ trợ phát triển lĩnh vực y tế nước nhà", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

CĐS để người dân không phải xếp hàng dài chờ khám bệnh

Phụ trách và chỉ đạo ngành Y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết CĐS y tế đóng vai trò quan trọng trong CSSK cho người dân. Với những ứng dụng công nghệ hiện đại, được tích hợp trên điện thoại thông minh, điển hình là nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, người dân không phải lo lắng, xếp hàngdài ở bệnh viện để chờ khám bệnh mà ngay lập tức sẽ được các bác sĩ tư vấn sức khoẻ trực tuyến.

Nhằm đáp ứng nhu cầu CSSK của người dân, Bộ Y tế dự kiến tới ngày 1/7/2021, mỗi người dân sẽ có một bác sĩ riêng để CSSK. Bên cạnh việc tăng cường CĐS để CSSK cho người dân, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có kế hoạch sửa đổi chính sách thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT).

Hiện chúng ta đã mở được diện bao phủ bảo hiểm ra toàn dân, so với 5 năm trước đây chi phí được chi trả khám chữa bệnh BHYT tăng gấp 2 lần. Khi người dân ốm, bảo hiểm thanh toán, còn khi khoẻ thì không có chính sách chi trả. Nếu người dân muốn khám, chữa bệnh thêm thì phải bỏ tiền túi. Ở nước ta là vậy, nhưng tại các nước trên thế giới có chính sách CSSK kỹ càng cho người dân cả trong trạng thái giữa ốm và khoẻ. Điển hình là việc thăm khám sức khoẻ định kỳ và khám sàng lọc. "Hiện nay, BHYT chưa thanh toán khám sức khoẻ định kỳ và khám sức khoẻ sàng lọc", Phó Thủ tướng cho biết.

Theo Phó Thủ tướng, tới đây BHYT phải xem xét, tính toán để chi trả chi phí này, đảm bảo cho người dân phòng bệnh, chi phí sẽ rẻ hơn nhiều so với chi phí chữa bệnh về sau. Ngoài ra, người dân rất cần được tư vấn để mua thuốc, uống thuốc theo đơn với giá cả, chất lượng, xuất xứ công khai, minh bạch. Theo khảo sát của các tổ chức quốc tế, giá thuốc ở Việt Nam đang rẻ hơn rất nhiều so với các nước ASEAN.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, mục tiêu cuối cùng của CĐS y tế là CSSK cho người dân trong điều kiện chưa có nhiều kinh phí. Người dân phải biết tự phòng bệnh, CSSK cho bản thân, đồng thời, được tư vấn tự động bằng chatbot để phòng bệnh.

Thời gian qua, ngành Y tế đã chú trọng ứng dụng CNTT trong phòng bệnh và khám, chữa bệnh cho người dân. Đến nay, ngành Y tế đã đạt được nhiều kết quả bước đầu trong CĐS. Tuy nhiên, con đường CĐS toàn diện ngành Y tế phía trước còn rất dài và nhiều khókhăn.Điểnhìnhviệc triển khai hồsứckhoẻđiệntử.Mặcđãđượctriểnkhaicáchđâyhơn4nămnhưngBộY tế vẫn chưa phối hợp chặt chẽ với BHYT để thực hiện.

Dođó,thờigiantới,PhóThủtướngyêucầuBộYtếcầnphốihợpchặtchẽvớiBHYTđể triểnkhaihồsứckhoẻđiệntử. Có thể thấy, trong thời kỳ Cách mạngcôngnghiệp4.0,CNTTthựcsựcông cụ hữu hiệu trong phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh.

ĐểthựchiệntốtCĐSytếthìhànhlangphápchếtàichínhđềuphảisửađổi.bệnhviện,cácloạimáymóc,trangthiếtbịytế,…đềuđượchạchtoánnhưngứngdụngCNTTtrongkhám,chữabệnhchongườidânthìchưathểhạchtoánbởihầuhếtcácbệnhviệnchưacoiứngdụngCNTTtrangthiếtbịytếtiêuhao.

Cácnỗlựctiếptheo

ĐểtiếptụcthúcđẩyCĐStạođộtphátrongCSSKtoàndântrongnăm2021,tạiHộinghịtriểnkhaicôngtác2021vừadiễnracủaBộYtế,BộtrưởngYtếNguyễnThanhLongchobiếttrongtháng3tớisẽápdụngcôngnghệtrítuệnhântạo(AI)trongcấpphépdượcphẩm,thựcphẩm.Đặcbiệttừtháng7/2021sẽthựcthiđưavàokhámchữabệnhkhôngdùnggiấy.

"Đâymụctiêuthamvọngnhưngchúngtôichorằngphảithựchiện.nhưvậychúngtamớibướcCĐSmạnhmẽ,hướngtớinềnytếtrongtươnglai",BộtrưởngYtếnhấnmạnh.

NgànhYtếcũngsẽsửdụngbệnhándùngchung.Hiệntại,nhiềusởytếmớidừngliênthôngsởdữliệu,chungkếtquảxétnghiệmnhưngđâymớikhởiđầu,bướccaohơnphảisửdụngbệnhándùngchungtấtcảcáctuyến,sởđểápdụngAI,dữliệulớnđểphântích,nhậnđịnhxuhướngbệnhtật,từđóđưaragiảiphápcanthiệpkịpthời.

Thời gian tới, Bộ trưởng Y tế cũng kiến nghị Chính phủ tăng đầu tư cho y tế, tập trung vào y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng huy động từ xã hội với các hình phù hợp như thuê toàn bộ dịch vụ CNTT, hạ tầng nhằm tiết kiệm nhân lực, dành thời gian cho hoạt động chuyên môn nhiều hơn thay vì hoạt động hành chính.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 1 tháng 1/2021)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Y tế số - Bước đột phá cho chăm sóc sức khoẻ toàn dân mọi lúc, mọi nơi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO