Gia tăng nhận thức toàn xã hội về chuyển đổi số sau đại dịch
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầu chưa hề có dấu hiệu chậm lại, nhưng trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta đang cố gắng dần dần quay trở lại nhịp sống và làm việc bình thường mới. Chính bởi vậy, mọi ưu tiên khác dường như phải hoãn lại, bao gồm cả nhiều doanh nghiệp vừa bắt đầu hành trình chuyển đổi số (Digital Transformation). Tuy nhiên, chuyển đổi số cần phải là mối quan tâm bởi vì hiện tại, ngay giữa tâm đại dịch, các công ty cần phải số hóa hoạt động, kích hoạt đám mây cho ứng dụng và tiếp tục chuyển đổi.
Chuyển đổi số là thuật ngữ chung, có nghĩa áp dụng các công cụ và công nghệ kỹ thuật số để tác động đến tất cả các khía cạnh kinh doanh của doanh nghiệp. Ngay từ chuỗi cung ứng (sử dụng Internet vạn vật IoT và công nghệ nhận dạng qua tần số vô tuyến RFID), đến tiếp xúc khách hàng (thông qua phương tiện truyền thông xã hội và thương mại điện tử), cho tới tiếp thị và bán hàng (sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo vàcông cụphân tích dữ liệu lớn). Công ty phân tích thị trường Gartner định nghĩa, chuyển đổi số là quá trình khai thác các công nghệ và khả năng hỗ trợ để tạo ra mô hình kinh doanh kỹ thuật số mới.
Điều này đặc biệt cần thiết trong khối ASEAN vì các hoạt động giao dịch, thương mại và hợp tác xuyên biên giới đã diễn ra từ rất lâu và mạnh mẽ trước khi xảy ra đại dịch. Mười thành viên của ASEAN bao gồm Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Philippines, có tổng dân số tương đương 661 triệu và cả nghìn tỷ USD sức mua. Trong khi GDP bình quân đầu người rất khác nhau giữa các quốc gia thành viên, đại dịch sẽ tác động mạnh đến ASEAN.
Tuy nhiên, một tin tốt làtheo khảo sát về Ưu tiên CNTT của tạp chí TechTarget/Computer Weekly, có 44% trong số gần 200 người được hỏi trong khối ASEAN xem chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu, tiếp theo là hiện đại hóa hạ tầng (41%) và an ninh mạng (36%). Các ưu tiên này không có gì đáng ngạc nhiên trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang chịu áp lực phải duy trì khả năng cạnh tranh trước sự bùng nổkỹ thuật số giữa các ngành, như dịch vụ tài chính, hậu cần và viễn thông.
Bên cạnh đó chắc chắn sẽ có những mối quan ngại. Cũng theo TechTarget, kế hoạch tăng trưởng chi tiêu cho CNTT nói chung dường như đang có dấu hiệu giảm xuống, có lẽ là do những lo lắng về nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại. Năm 2019, 80% số người được hỏi mong đợi ngân sách CNTT lớn hơn, trong khi chỉ có 61% mong đợi chi tiêu nhiều hơn trong năm nay.
Nghiên cứu gần đây của McKinsey cho biết, sự phục hồi hậu COVID-19 sẽ dựa vào khả năng số hóa. Sách trắng CNTT do McKinsey vừa mới xuất bản có nêu rõ, dữ liệu gần đây cho thấy, chúng ta đã thu ngắn bước tiến năm năm trong việc ứng dụng kỹ thuật số cho người tiêu dùng và doanh nghiệp xuống chỉgói gọn trong khoảng tám tuần là những gì đã diễn ra trong thời gian đầu của đại dịch. Các ngân hàng đã nhanh chóng chuyển sang hình thức dịch vụ từ xa và triển khai tiếp cận khách hàng bằng phương thức kỹ thuật số nhằm sắp xếp thanh toán linh hoạt cho các khoản vay và thế chấp. Các cửa hàng bán lẻ đã chuyển sang đặt hàng trực tuyến và giao hàng như là mảng kinh doanh chính. Các trường học ở nhiều địa phương đãchuyển sang 100% các lớp học trực tuyến và kỹ thuật số. Các bác sĩ đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Các nhà máy đang tích cực phát triển các kế hoạch cho dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng ngay cả trong trường hợp phải tạm nghỉ dịch v.v..
Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?
Câu hỏi đặt ra là, các doanh nghiệp nên có kế hoạch bắt đầu và tiếp tục trên con đường chuyển đổi số trong thời gian này như thếnào? Các doanh nghiệp ASEAN có thể làm gì để đẩy nhanh hành trình chuyển đổi số của mình? Dưới đây là bảy bước chính mà các doanh nghiệp có thể thực hiện để chuyển đổi việc kinh doanh, bao gồm cả hoạt động nội bộ và với các đối tác liên quan bên ngoài:
Tìm nền tảng: Chọn đúng nền tảng cóthểđóng vai tròquan trọng trong hành trình chuyển đổi số. Trong thời đại sốhóa, có nhiều lựa chọn đểdoanh nghiệp cân nhắc. Tập trung vào những mảng mà doanh nghiệp đang thực hiện tốt nhất. Một khi mục đích đã rõ ràng, xây dựng nền tảng xung quanh mục đích đó. Bảo đảm khách hàng là trọng tâm. Với dữ liệu, chuyên môn và kinh nghiệm riêng trong lĩnh vực kinh doanh, nền tảng phù hợp là cách doanh nghiệp trả lời câu hỏi về các yêu cầu của thị trường.
Xây dựng nền tảng dựa trên dữ liệu: Chuyển đổi số liên quan đến việc dữ liệu được quản lý cẩn thận nhằm phục vụ hoạt động của doanh nghiệp cũng như tạo ra sự khác biệt của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh. Điều này đóng vai trò quan trọng đối với cách thức doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá và sử dụng dữ liệu. Cần phải tập trung mọi nỗ lực vào việc xây dựng nền tảng dữ liệu cũng như quản lý chiến lược phát triển cốt lõi và quy trình kinh doanh. Lựa chọn và làm phong phú dữ liệu để đáp ứng nhu cầu, chức năng và các yêu cầu công việc cụ thể. Ưu tiên vai trò quản trị dữ liệu bền vững. Và cần tối ưu hóa dữ liệu lớn để có chuyển đổi số hoàn toàn hiệu quả.
Kiến tạo để thay đổi: Xây dựng quy mô, tốc độ và tính linh hoạt cho mọi lĩnh vực kinh doanh, bắt đầu với nền tảng. Cần tạo thói quen thích ứng với những thay đổi liên tục của cả thị trường và ngành công nghiệp. Căn chỉnh nền tảng công nghệ để phù hợp với cấu trúc doanh nghiệp. Liên kết mọi thay đổi của hệ thống cũ với tầm nhìn mới về trạng thái của doanh nghiệp trong tương lai, sử dụng đa đám mây hoặc đám mây lai trên nền công nghệ mã nguồn mở để làm bước đệm.
Thiết kế luồng công việc thông minh: Để thành công lâu dài, doanh nghiệp cần kết hợp trítuệnhân tạo và trí tuệ con người vào luồng công việc tương tác với khách hàng. Khách hàng ngày nay mong đợi được tham gia vào các phương thức giao tiếp cá nhân hóa. Những phương thức này được thiết lập dựa trên sự đồng cảm và hòa hợp với ngữcảnh. Nếu doanh nghiệp thành công trong việc xây dựng luồng công việc chiến lược tự động, thông minh và hiệu quả, thì luồng công việc này sẽ liên tục tìm hiểu và hỗ trợ quyết định của các cấp nhân viên.
Nhanh chóng: Để khởi động hành trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần tiến hành nhanh chóng. Làm việc cómục đích và phá vỡ các ranh giới nội bộ để làm hài lòng khách hàng. Sự linh hoạt trong chiến lược sẽ là nền tảng để chuyển đổi văn hóa, cách thức làm việc mới và tăng trưởng theo cấp số nhân. Tập hợp các nhóm linh hoạt vượt qua mọi ranh giới tổ chức để chia sẻ ý tưởng và thông tin, với một mục tiêu trong tâm trí là đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng.
Trao quyền cho nhân viên: Chìa khóa đểthúc đẩy chuyển đổi số nằm ở nhân lực của doanh nghiệp. Liên tục nâng cao kỹnăng của nguồn nhân lực hiện có và tuyển dụng mới những nhân viên ham học hỏi, sáng tạo. Trao cho nhân viên công cụ để phát triển cùng với các nhu cầu doanh nghiệp. Tận dụng trí tuệ nhân tạo để xác định khoảng cách về kỹ năng, thiết kế các chương trình học được cá nhân hóa và chỉ định mỗi người đảm nhận các vai trò và nắm bắt cơ hội mới. Khen thưởng tư duy ham học hỏi và tư duy thử nghiệm của nhân viên nhằm tạo ra ý thức thay đổi từ chính nguồn lực quan trọng này của doanh nghiệp.
Nâng cao bảo mật: Tìm điểm nhạy cảm giữa sự trải nghiệm không bó buộc của khách hàng và những giao dịch đáng tin cậy. An ninh mạng mang ý nghĩa quan trọng để tin tưởng và là yếu tố đánh giá tuổi thọ của nền tảng kinh doanh. Trí tuệ nhân tạo có thể đưa an ninh mạng lên một tầm cao mới, mặc định khả năng chủ động đảm bảo an toàn bảo mật số cho doanh nghiệp thay vì phòng thủ và đảm bảo tính xác thực mạnh mẽ các giao dịch trong khi không hạn chế sự tham gia của khách hàng.
Điều quan trọng là doanh nghiệp cần triển khai bảy bước nêu trên vào tất cả các mô hình kinh doanh để đảm bảo chuyển đổi số có thể diễn ra trên toàn doanh nghiệp. Hành trình chuyển đổi số giúp tổ chức trở nên nhanh nhẹn, nhạy bén, có khả năng tận dụng các công cụ và công nghệ kỹ thuật số. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chuỗi cung ứng hoặc cung cấp dịch vụ nhanh hơn cho khách hàng, hoặc giúp các bên liên quan, các đối tác kinh doanh kết nối với doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả.
(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 9+10 tháng 8/2020)