Thành phố Hà Nội được nhận định có tiềm năng lớn để phát triển và thu hút đầu tư và thúc đẩy hợp tác phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như AI, công nghệ bán dẫn, công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ xanh...
Hiện nay, sản phẩm tơ, lụa của Việt Nam đã xâm nhập được vào những thị trường khó tính bậc nhất trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, chuỗi giá trị dâu - tằm - tơ - lụa đang cần tập trung chuẩn hóa giống tằm, tạo giống dâu tốt, phát triển diện tích trồng dâu nuôi tằm, đến kỹ nghệ dệt lụa, đa dạng chủng loại, mẫu mã, quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu cho lụa Việt…
Cơ quan báo chí đóng vai trò chủ công trong truyền thông chính sách, từ hoạch định, thực thi cho đến đánh giá những tác động của chính sách nhằm xây dựng đồng thuận xã hội, tạo sự ổn định chính trị để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Xuất khẩu nghêu (ngao) Việt Nam ra thị trường thế giới đang tăng mạnh. Để phát triển nghề nuôi nghêu trở thành nghề chủ lực, nước ta cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề xây dựng, phát triển cơ sở, vùng sản xuất giống, nuôi nhuyễn thể an toàn dịch bệnh, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Theo số liệu từ Bộ Công thương, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất, nhập khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam với giá trị thương mại chính thức vượt mốc 120 tỷ USD sau 9 tháng đầu năm.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được kỳ vọng là bước ngoặt thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm hàng hóa của nước ta xuất đi các nước trong khối hợp tác này vẫn còn mang thương hiệu nước ngoài, ảnh hưởng đến giá trị và tính bền vững của sản xuất.
Indonesia sẽ nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan trong thời gian tới đã khẳng định thêm vị thế, uy tín chất lượng của hạt gạo Việt Nam tại thị trường này.
Dù có tiềm lực rất lớn, Việt Nam vẫn đang xuất khẩu thô cà phê nhiều năm nay. Đã đến lúc cần phải xem cà phê là sản phẩm quốc gia và cần có chiến lược bài bản để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực này.
Do trình độ phát triển và chi phí đầu tư cho công nghiệp chế biến còn thấp, nên tỷ lệ sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đảm bảo chất lượng quốc tế mới chỉ đạt khoảng trên dưới 10%.
Đến năm 2025, có 10 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực quốc gia và cơ quan truyền thông đa phương tiện của địa phương; Tỷ lệ cơ quan báo chí tự chủ; Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ - chính trị và thông tin thiết yếu đạt 100%.
Đó là một trong các kiến nghị đáng chú ý từ Liên chi hội Nhà báo Báo Quân đội Nhân dân về vấn đề tổ chức tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Nhằm giải quyết bài toán nông nghiệp “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, đồng thời phát triển các nhóm cây trồng chủ lực, nâng cao uy tín nông sản địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bến Tre kết hợp với Công ty TNHH IOTLink phát triển dự án quản lý chuỗi giá trị cây trồng chủ lực và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từ đó đẩy mạnh thương mại hóa.
Thế giới đã bước vào thập niên thứ 3 của thế kỷ 21, và báo chí của ngày hôm nay rõ ràng khác xa với những gì chúng ta biết suốt mấy trăm năm phát triển, thậm chí chỉ ngược lại chừng 15 năm trước, không ai có thể tưởng tượng được các tòa soạn sẽ hoạt động như thế nào.
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) bản chất là cuộc cách mạng công nghệ cao mang sức mạnh giải quyết triệt để những vấn đề, nhu cầu từ mỗi cá nhân đến toàn xã hội. Tuy nhiên để giải quyết các vấn đề, nhu cầu này không thể không nhắc đến viễn thông và công nghệ thông tin (VT-CNTT).