Cuồng phong thương chiến Mỹ - Trung và hệ lụy đối với CNTT thế giới

Đỗ Kim Bằng| 20/12/2020 14:28
Theo dõi ICTVietnam trên

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc chính thức nổ ra từ ngày 22/3/2018, khi Tổng thống Mỹ tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ (để ngăn chặn hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ từ Trung Quốc).

Đáp trả hành động của Mỹ, ngày 2/4/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của -Mỹ... Từ đó đến nay, sự leo thang căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới 2 nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu.

Cuồng phong thương chiến Mỹ - Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phàn nàn về các hoạt động giao dịch của Trung Quốc từ trước khi ông nhậm chức vào năm 2016. Sau đó, Mỹ đã mở một cuộc điều tra về các chính sách thương mại của Trung Quốc vào năm 2017 và bắt đầu áp thuế đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá hàng tỉ USD vào năm 2018, với mục tiêu buộc Trung Quốc phải thực hiện các thay đổi những gì Hoa Kỳ nói là "các hành vi thương mại không công bằng. 

Ảnh hưởng của các hoạt động là thâm hụt thương mại ngày càng tăng và cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ và buộc chuyển giao công nghệ của Mỹ. Đáp lại các biện pháp thương mại của Hoa Kỳ, chính phủ Trung Quốc tương tự trả đũa bằng mức thuế quan cao vào hàng xuất khẩu của Mỹ vào nước này, và đã cáo buộc chính quyền Trump tham gia vào chủ nghĩa bảo hộ. Cuộc đo găng giữa hai nước gây thiệt hại không nhỏ vào doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai bên. Mối quan hệ hai bên xấu đi nhanh chóng và giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm thứ 4 nhiệm kỳ của Trump.

Cuồng phong thương chiến mỹ - trung và hệ lụy đối với công nghệ thông tin thế giới - Ảnh 1.

Vào ngày 15/1/2020, hai bên đã đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn một, nhưng căng thẳng vẫn tiếp diễn. Khi thỏa thuận thương mại được ký kết, Trump nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán giai đoạn hai sẽ bắt đầu ngay lập tức. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán bị trì hoãn vô thời hạn bởi sự lan truyền nhanh chóng của virus corona từ 1/2020.

Thương chiến Mỹ - Trung làm biến động tình hình chính trị, kinh tế, thị trường chứng khoán ngay tại nước Mỹ và Trung Quốc cũng như nhiều nước khác. Tại Hoa Kỳ, thương chiến đã dẫn đến giá hàng hóa cao hơn cho người tiêu dùng và khó khăn tài chính cho nông dân. Tại Trung Quốc, thương chiến đã góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và sản lượng công nghiệp.

Sau 4 năm chịu tác động của thuế chống bán phá giá, các mức thuế và căng thẳng chính trị Mỹ - Trung dưới thời Trump tăng lên. Thương chiến đã khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại gần 300.000 việc làm và ước tính khoảng 0,3% GDP, chi phí cho GDP của Mỹ vào khoảng 0,7%, khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại 316 tỷ USD vào cuối năm 2020, các công ty Mỹ đã mất ít nhất 1,7 nghìn tỷ USD trong giá cổ phiếu của họ do thuế của Mỹ áp lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hệ lụy đối với sản xuất chip bán dẫn và mạng viễn thông thế giới

Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh vị trí dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo, mạng 5G và nhiều công nghệ tiên tiến khác. Tuy nhiên, cả hai vẫn phải dựa vào những doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan để đáp ứng nhu cầu sản xuất thiết bị của mình.

Quy trình sản xuất chip bán dẫn vẫn phụ thuộc vào thiết bị và kiến thức của Mỹ, cho phép quan chức nước này nắm "quyền sinh quyền sát" với những nhà cung ứng và khách hàng ngành bán dẫn toàn cầu, khi chính quyền Trump buộc các hãng sản xuất chip Đài Loan và nhiều nơi khác ngừng nhận đơn hàng từ tập đoàn Huawei. Điều này khiến hãng chip TSMC của Đài Loan rơi vào thế khó. Họ phải tuân thủ chính sách công nghệ của Mỹ, nhưng khó lòng bỏ các hợp đồng kinh tế với các khách hàng sản xuất thiết bị điện tử Trung Quốc. Giờ đây, chiến dịch nhằm vào Huawei của chính quyền Trump đã buộc TSMC phải quay lưng lại với Huawei. Theo quy định mới của chính quyền Trump, công ty TSMC chỉ được phép bán chip xử lý cho Huawei trong tối đa 120 ngày tới (tới tháng 9/2020). Huawei hiện là khách hàng lớn thứ hai của TSMC. Với chính quyền Đài Loan, đây không chỉ là vấn đề kinh doanh, sự phụ thuộc của Trung Quốc vào TSMC được coi là một trong những rào cản đối phó với những hoạt động quân sự của Bắc Kinh nhằm vào hòn đảo này.

Bộ Thương mại Mỹ yêu cầu các công ty nước này xin phép trước khi xuất khẩu sản phẩm cho SMIC, vì cho rằng chip của họ có thể được dùng trong quân đội Trung Quốc. Chính quyền Trump chặn hoàn toàn SMIC khỏi phần mềm và thiết bị Mỹ làm cho Trung Quốc sẽ hứng chịu đòn đánh nặng vào nỗ lực phát triển ngành bán dẫn nội địa.

Năm 2012, chính phủ Mỹ đã cảnh báo các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông của châu Âu không nên sử dụng các sản phẩm của Trung Quốc. Một số công ty ở châu Âu đã ký hợp đồng với Huawei cho các sản phẩm 4G RAN của họ, bao gồm Proximus của Bỉ, TDC của Đan Mạch và Sunrise của Thụy Sĩ. Thỏa thuận của TDC với Huawei đã vấp phải "sự phản đối chính trị đáng kể" và năm ngoái nhà điều hành đã phải chuyển sang Ericsson.

Trong số các công ty đa quốc gia lớn của châu Âu, Deutsche Telekom và Vodafone phụ thuộc nhiều nhất vào Huawei và ZTE. Khoảng 47% thiết bị 4G RAN của Deutsche Telekom đến từ Trung Quốc, trong khi mạng của Vodafone có khoảng 62% là của Trung Quốc. Ngoài ra, Vodafone phụ thuộc 100% vào Huawei tại sáu thị trường: Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Hungary, Malta, Cộng hòa Síp và Romania, khi Vodafone đưa ra quyết định sử dụng RAN của Trung Quốc ở 6 quốc gia trên. Áp lực chính trị gần đây đã buộc họ phải cam kết chi 22S triệu USD cho việc loại bỏ dần Huawei khỏi hệ thống mạng lõi của mình.

Ngoài ra Mỹ đang cố gắng cắt nguồn cung các linh kiện quan trọng cho Huawei thông qua các lệnh trừng phạt thương mại. Các nhà mạng Telco cho biết lệnh cấm 5G cũng sẽ đòi hỏi phải thay thế thiết bị 4G để tránh các vấn đề về khả năng tương tác giữa các nhà cung cấp khác nhau. Việc hoán đổi Huawei sẽ tiêu tốn nhiều tỷ USD để giữ vững việc triển khai 5G của châu Âu. Tuy nhiên, để chuyển đổi nhà cung cấp phải mất một khoảng thời gian rất dài, từ ba đến bốn năm để xóa sổ Huawei.

Vương quốc Anh đã áp đặt những hạn chế mới cứng rắn đối với số lượng thiết bị 5G mà Huawei cung cấp cho các nhà khai thác mạng của nước này. Chính phủ Bảo thủ đã quyết định cấm Huawei khỏi các phần mạng lõi "nhạy cảm" của mạng 5G và các mạng "có khả năng gigabit" khác. Sự giới hạn tham gia của Huawei chỉ ở mức 35%, buộc BT và Three, hai trong số bốn nhà khai thác toàn quốc của Anh, phải thay thế các thiết bị hiện có. 

Các nhà chức trách Anh cũng cho biết giới hạn 35% sẽ được giữ lại trong quá trình xem xét để xác định xem có nên giảm thêm khi thị trường đa dạng hóa hay không. Trung tâm An ninh mạng Quốc gia của Anh NCSC luôn coi Huawei là có rủi ro cao, đã khuyên các nhà khai thác có thiết bị của Huawei hiện đang vượt quá mức khuyến nghị nên giảm xuống mức khuyến nghị. BT, Three và Vodafone đã tìm cách giảm bớt những lo ngại về bảo mật bằng cách loại trừ các nhà cung cấp Trung Quốc khỏi mạng lõi của họ.

Cuồng phong thương chiến mỹ - trung và hệ lụy đối với công nghệ thông tin thế giới - Ảnh 2.

Ericsson, một đối thủ của Huawei, được hưởng lợi từ phán quyết này, cũng lập luận tương tự rằng việc phân biệt giữa lõi và quyền truy cập khó hơn nhiều trong mạng 5G. Các nhà khai thác trước đây cũng cho biết bất kỳ hạn chế nào trong mạng truy cập 5G sẽ buộc họ phải thay thế thiết bị 4G cũ với chi phí đáng kể, cho rằng việc sử dụng các nhà cung cấp khác nhau có thể dẫn đến các vấn đề về khả năng tương tác. Mạng truy cập vô tuyến RAN của BT trước đây hoàn toàn do Huawei xây dựng, bây giờ phải xem xét lại. Các nhà khai thác mạng BT và Vodafone sẽ có thêm thời gian tới năm 2027 để loại bỏ những thiết bị Huawei ra khỏi hệ thống. Chính phủ Anh cho biết việc thay thế thiết bị và công nghệ của Huawei sẽ khiến tiến trình triển khai mạng 5G bị trì hoãn từ hai đến ba năm, tổng chi phí lên tới 3,1 tỷ USD.

Động thái mới nhất của Anh thực sự là đòn giáng mạnh đối với tập đoàn Huawei đã hoạt động tại Anh 20 năm và Huawei luôn coi châu Âu là một thị trường chủ chốt, đóng góp 24% doanh số của Huawei trong năm 2019.

Huawei đã tích cực vận động hành lang nhằm thuyết phục chính phủ Anh rằng họ là đối tác đáng tin cậy. Huawei tích cực trong việc vận động các tổ chức EU vể tham vọng 5G của họ ở châu Âu. Huawei chi từ 100.000 € đến 200.000 € để vận động chính quyền Pháp. Ericsson và Nokia chi cho việc vận động hành lang thấp hơn đáng kể. Tình hình ở Pháp có vẻ gần giống với hoạt động vận động hành lang cho mạng 5G ở Bỉ với việc vận động hành lang Huawei chiếm vị trí hàng đầu.

Tổng thống Trump cho rằng đòn thuế của ông chỉ gây tổn hại cho Trung Quốc nhưng nhiều lĩnh vực kinh doanh của Mỹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mỹ áp thuế 15% với khoảng 110 tỷ USD vào hàng hóa Trung Quốc từ 1/9/2020. Tiền thuế được các công ty đóng cho hải quan Mỹ khi hàng hóa Trung Quốc vào nước này. Để giảm gánh nặng thuế, các công ty sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài tăng giá. Rõ ràng đây là một loại thuế ẩn do các cá nhân và gia đình Mỹ phải trả.

Hậu quả của thương chiến đang lan rộng, tác động đến cả vùng nông thôn châu Mỹ, châu Âu và nhiều ngóc ngách khác trên thế giới.

Để trả đũa đòn thuế của Mỹ, Trung Quốc cắt giảm nhập khẩu các nông sản, khiến nông dân Mỹ mất khách hàng. Các công ty kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ cắt giảm 20% sản lượng vào nửa cuối năm 2019. Các nông sản Mỹ cũng bị Bắc Kinh áp thuế trả đũa. Thị trường Trung Quốc trở nên cởi mở hơn với hàng nhập khẩu từ các nước cạnh tranh như Canada.

Cuộc thương chiến giáng đòn mạnh lên ngành viễn thông và bán dẫn tại Mỹ và Trung Quốc và cả châu Âu và nhiều nước khác. Tại châu Âu, nhiều nhà mạng lớn cũng bắt đầu chuyển hướng, không tập trung mở rộng vùng phủ sóng và triển khai mạng 5G nữa, mà nay sẽ thay thế các thiết bị Huawei đang sử dụng. Lãnh đạo các nhà mạng châu Âu từ nhiều năm nay vẫn cảnh báo châu lục này đi sau Mỹ và châu Á về phát triển mạng 5G, việc cấm vận Huawei càng khiến việc này thêm nghiêm trọng. Không có 5G, các hãng công nghệ và sản xuất tại châu Âu sẽ tụt hậu về các công nghệ phụ thuộc vào 5G, như xe tự lái và nhà máy sử dụng robot, thành phố thông minh, ngôi nhà thông minh... 

Việc này sẽ khiến các công ty bỏ lỡ cơ hội kinh doanh mới. Telefónica Deutschland đã công bố một hợp đồng với Ericsson cho phần lõi của họ. Công ty này cũng đang bịt kín cánh cửa đối với các nhà cung cấp Trung Quốc. Deutsche Telekom đang hướng tới một "cơ sở hạ tầng mạng lõi không có tiếng Trung". Vodafone chi 224 triệu USD để tách Huawei khỏi các mạng lõi của mình trên khắp châu Âu. Huawei đã không được hoan nghênh do bị các nhà chức trách khu vực coi là nhà cung cấp có rủi ro cao. Với tư cách là một lựa chọn thay thế cho Huawei, Ericsson đang được hưởng lợi.

Tại Mỹ, từ năm 2012, các nhà mạng lớn đã bị cấm sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE. Dù vậy, hai hãng này vẫn tiếp tục cung cấp cho các nhà mạng nhỏ ở nông thôn. Đến tháng 6-2020, Mỹ tiếp tục cấm các nhà mạng nhỏ ở nông thôn sử dụng tiền do Liên bang trợ cấp để mua hoặc duy trì thiết bị của Huawei và ZTE.

Các công ty bán dẫn của Mỹ muốn bán sản phẩm cho Trung Quốc sẽ phải nộp đơn xin phép Bộ Thương mại. Năm 2018, ngành bán dẫn Mỹ đạt doanh thu 226 tỷ USD và có 48% thị phần toàn cầu. Cả hai số liệu này được dự báo sẽ sụt giảm trong các năm tới do cạnh tranh từ Trung Quốc tăng lên.

Lệnh hạn chế xuất khẩu cũng đang tác động đến các hãng bán dẫn nước ngoài, vì họ sử dụng công nghệ Mỹ để sản xuất sản phẩm bán cho Huawei.

Thị trường mạng 5G của Huawei bị thu hẹp rõ rệt ở khu vực Đông Nam Á. Các Tập đoàn viễn thông Việt Nam hợp tác với Samsung, Nokia và Ericsson; Singapore hạn chế Huawei thâm nhập vào mạng 5G chính yếu; Malaysia đề cao tiêu chuẩn an ninh mạng lên hàng đầu, phần lớn sử dụng thiết bị Ericsson và Nokia; Thái Lan có những hợp đồng phát triển mạng 5G với Ericsson và Nokia; Indonesia sử dụng thiết bị mạng của Ericsson và Nokia ở những mạng trọng điểm. Tại Philippines, các nhà hoạch định kế hoạch viễn thông khuyến nghị chính phủ xem xét vấn đề an ninh mạng trước khi ký hợp đồng với Huawei.

Tổn thất trước cuồng phong và những dự định tương lai của Huawei

Đến nay, nạn nhân lớn nhất của cuộc thương chiến Mỹ - Trung là Huawei. Lệnh hạn chế xuất khẩu của Mỹ đã cắt đứt phần lớn chuỗi cung ứng chip bán dẫn cho Huawei. Washington cũng đã vận động các nước đồng minh tại châu Âu và nhiều nơi khác về việc cấm Huawei tham gia mạng 5G tại các nước này.

Ngày 13/7/2020 Huawei công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2020 sớm hơn bình thường, báo cáo mức täng trưởng doanh thu chậm hơn. Công ty đã bị sụt giảm mạnh doanh số điện thoại thông minh sau khi Washington ngän Huawei tiếp cận kho ứng dụng phổ biến của Google. Kết quả là điện thoại di động Huawei trở nên kém hấp dẫn hơn ở những thị trường bên ngoài Trung Quốc.

Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn quốc tế SMIC bị chính quyền Mỹ đưa vào danh sách đen thương mại. SMIC sẽ gặp khó khän về nguồn cung, khi các đối tác đến từ Mỹ phải xin giấy phép đặc biệt. Mỹ là quốc gia có nhiều nhà cung ứng nhất cho SMIC, chiếm một phần ba trong tổng số 30 nhà cung ứng cho công ty này. Các Tập đoàn công nghệ lớn Huawei, ZTE... và các ứng dụng phổ biến như TikTok, Wechat của Trung Quốc gần đây bị liệt vào danh sách đen của Mỹ. Các công ty Mỹ sử dụng công nghệ Mỹ bị hạn chế làm việc với những tập đoàn trong danh sách này.

Mỹ muốn chặn công ty Trung Quốc không thể nhận vi xử lý từ các xưởng đúc có sử dụng công nghệ Mỹ trên khắp thế giới theo thỏa thuận từ trước. Huawei cũng như Apple, MediaTek, Qualcomm đều thiết kế vi xử lý của riêng mình nhưng không có cơ sở riêng để sản xuất mà dựa vào TSMC của Đài Loan là nơi các model như Apple A13 Bionic, Snapdragon 865 hay Huawei Kirin 990 ra đời.

Theo tờ Handelsblatt Đức đang giải quyết vấn đề Huawei bằng cách tạo ra rất nhiều "bäng keo đỏ" mà các sản phẩm của Huawei sẽ mãi mãi nằm ngoài tầm với. Việc giám sát công nghệ và quản trị của nhà cung cấp sẽ được mở rộng sang các mạng truy cập vô tuyến SG (MN), ngoài lõi SG. Đức dừng lệnh cấm Huawei, nhưng täng lệnh cấm nhập cảnh, đóng bäng tương lai SG của Huawei. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói với các thành viên đảng Dân chủ Cơ đốc giáo CĐU rằng Đức sẽ sử dụng nhiều thiết bị châu Âu hơn, như vậy Huawei sẽ bị loại khỏi thiết bị viễn thông của Đức ít nhất một phần. 

Nhà cung cấp Ericsson của Thụy Điển đã trở thành người thay thế cho Huawei trong mạng truy cập vô tuyến hoặc mạng lõi ở Canada. Lo sợ không tương tác giữa các thiết bị sẽ buộc các nhà khai thác phải loại bỏ Huawei khỏi 4G nếu họ đang sử dụng một nhà cung cấp SG khác. Tuy nhiên, chi phí cho việc không thay thế Huawei có thể sẽ lớn hơn nhiều vì họ không thể mua các linh kiện quan trọng từ TSMC của Đài Loan. Trước đây phụ thuộc vào Huawei, hai trong số các nhà khai thác của Canada đã công bố các thỏa thuận có thể chấm dứt mối quan hệ của họ với Huawei và lựa chọn Ericsson là nhà cung cấp 5G.

Bằng cách cắt nguồn cung cấp chip quan trọng từ TSMC, Mỹ làm khó cho Huawei vì Huawei phụ thuộc vào TSMC rất lớn. Huawei hiện là khách hàng lớn thứ hai của TSMC. Vào năm 2019, con số đó là khoảng 5,2 tỷ USD, bằng khoảng một nửa số tiền mà Huawei đã chi hàng năm cho các linh kiện mua của Mỹ trước khi Huawei dự trữ linh kiện khẩn cấp vào năm 2019.

Một trong những mục tiêu của công nghệ sản xuất chip bán dẫn là thu nhỏ kích thước của các bóng bán dẫn đo bằng nanomet, để có thể ghép nhiều bóng bán dẫn hơn vào một con chip, như chip TIANGANG mới của Huawei, một loại mạch tích hợp dành riêng của ASIC (Application-Specific Integrated Circuit) được TSMC triển khai.

Bên cạnh việc tấn công Huawei, chính phủ Mỹ gần đây cũng đã thêm Fiberhome, một nhà cung cấp nhỏ hơn của Trung Quốc, vào danh sách đen thương mại. Chiến lược của Mỹ rõ ràng là muốn đóng cửa tất cả các công ty viễn thông của Trung Quốc.

Con đường nhanh nhất của Trung Quốc để đạt được sự độc lập trong sản xuất có thể là thiết kế ngược thiết bị từ một loạt công ty châu Âu, Nhật Bản và Mỹ cung cấp, một chiến thuật mà Huawei đã sử dụng trước đây để thâm nhập thị trường thiết bị mạng, điều này sẽ mất từ 5 đến 10 năm. ^áng 10/2019 một quỹ bán dẫn trị giá 29 tỷ USD do nhà nước hậu thuẫn đã dược thành lập để khẳng định sự độc lập với Mỹ về công nghệ sản xuất chip của Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng đang thu hút nhiều nhân tài từ Đài Loan. Hồi năm ngoái, hàng chục cựu giám đốc và kỹ sư TSMC đã tham gia hai dự án chế tạo chip đầy tham vọng của Trung Quốc. Để tránh sự phụ thuộc vào TSMC, Huawei đã chuyển việc sản xuất một số dòng chip xử lý sang SMIC. Tuy nhiên, SMIC chỉ có thể sản xuất chip trên tiến trình 14 nm trong khi TSMC đang có công nghệ mới nhất chỉ 5 nm.

Năm 2019, Huawei và ZTE đã cùng nhau tuyển dụng hơn 124.000 nhân viên trong bộ phận R&D. Trong tương lai, nguồn nhân lực kết hợp với các khoản đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số sẽ khiến Trung Quốc trở thành lực lượng thống trị toàn cầu về trí tuệ nhân tạo. Các động thái chính sách của Mỹ nhằm loại bỏ công nghệ Mỹ khỏi các sản phẩm của Trung Quốc sẽ giảm thiểu rủi ro an ninh và ngăn Trung Quốc cắt đứt sự đổi mới của Mỹ.

Cuộc chạy đua vũ trang về công nghệ sẽ diễn ra quyết liệt trong nhiều thập niên tới.

Tài liệu tham khảo

1. Tracking Huawei's 5G connections in Paris 

2. More pain than gain: How the US-China trade war hurt America 

3. Origins of the trade war 

4. Les théories du complot liées au Covid-19 masquent les enjeux importants de la 5G 

5. Germany stops short of Huawei ban, but raises bar to entry 

6. Europe's dependence on Huawei laid bare in new study 

7. Tough UK limits on Huawei's role in 5G threaten telco plans 

8. The death of Huawei won't stop the rise of China

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 15+15 tháng 11/2020)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Cuồng phong thương chiến Mỹ - Trung và hệ lụy đối với CNTT thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO