Giải pháp bảo mật: sự lặp lại hay dư thừa?

Phạm Thu Trang, Nguyễn Tất Hưng| 05/03/2019 09:44
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong cuộc sống nói chung và trong bảo mật nói riêng, sẽ thật tuyệt vời nếu hiểu được vấn đề của chính mình hoặc của tổ chức. Tuy nhiên, để tiếp cận được với vấn đề đó là điều không hề đơn giản.

Kết quả hình ảnh cho Solving SecurityKhi một tổ chức thấy cách tiếp cận của mình không hiệu quả, họ có thể thử nhiều cách khác nhau cho đến khi tìm được giải pháp phù hợp và cách này được gọi là sự lặp lại.

Ngược lại, sự dư thừa là khi một tổ chức tiếp tục thử phương pháp tương tự và không có gì thay đổi. Thật vô nghĩa khi mong đợi những kết quả khác nhau mà không có cách tiếp cận nào khác.

Trí thông minh khi vận hành đúng có thể giúp một tổ chức hiểu được những rủi ro và mối đe dọa phải đối mặt, tăng cường khả năng phát hiện và cải thiện khả năng phản ứng. Ngược lại, nếu vận hành kém hiệu quả, sẽ khiến các nhà hoạch định chiến lược đưa ra những quyết định nhầm lẫn, thông tin sai lệch và xử lý tình huống chậm.

Hầu hết các doanh nghiệp vừa và lớn đều có chương trình quản lý rủi ro nhà cung cấp (VRM). Sự phát triển của các chương trình VRM rất khác nhau trong ngành công nghiệp bảo mật. Vấn đề là các tổ chức mong đợi kết quả khác nhau trong khi áp dụng cùng một quy trình không hiệu quả. Đó chính là sự dư thừa.

Quản lý lỗ hổng luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu với một tổ chức để xác định vấn đề của điểm cuối, máy chủ, ứng dụng web…Điều quan trọng là tổ chức phải nắm bắt được các khu vực tiềm ẩn rủi ro. Báo cáo hàng tuần liệu có hữu ích nếu không chỉ ra được rủi ro, dữ liệu nhạy cảm, và các thông tin quan trọng? Nếu câu trả lời là không, báo cáo đó chính là sự dư thừa.

Cảnh báo là một vấn đề mà các tổ chức gặp phải nhiều trở ngại. Thực hiện một cách mù quáng các bộ chữ ký mặc định được đề xuất bởi nhà cung cấp mà không xem xét cách họ cố gắng phát hiện, giải quyết và giảm thiểu rủi ro mà tổ chức quan tâm không phải là một cách để thành công. Việc nhiều tổ chức đấu tranh với cảnh báo không phải là điều đáng ngạc nhiên, tuy nhiên, việc các tổ chức tiếp tục phản ánh về cảnh báo và mong đợi kết quả tốt hơn mà không điều chỉnh cách tiếp cận của họ là điều đáng ngạc nhiên nhất và đó là dư thừa.

Bất kỳ ai đã làm việc trong lĩnh vực bảo mật một khoảng thời gian đều hiểu sự cần thiết và giá trị của khả năng ứng phó với sự cố. Người ta hy vọng rằng các quy trình và chức năng nhất định có thể không hoạt động hoàn hảo ngay từ đầu nhưng quan trọng hơn là những thứ hoạt động tốt lại được học từ những thứ làm không tốt.

Một tổ chức cần phải kiểm tra điểm mạnh và điểm yếu cũng như những thành công và thất bại mới có thể đánh giá tổ chức đó có thực sự cải thiện khả năng ứng phó sự số. Điều này đòi hỏi tổ chức phải xem một số chức năng nhất định trong phản ứng sự cố mà nhóm bảo mật thực hiện không tốt. Chỉ có vậy, sự lặp lại mới có thể làm việc đúng ý nghĩa của nó để cải thiện khả năng ứng phó sự cố của tổ chức.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp bảo mật: sự lặp lại hay dư thừa?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO