Nhật Bản hỗ trợ mạnh mẽ Việt Nam xây dựng Chính phủ số, kinh tế và xã hội số

PV| 09/01/2020 21:18
Theo dõi ICTVietnam trên

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp viện trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư thứ hai, đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.

Chiều ngày 9/1/2020, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông (TTTT) Nhật Bản Takaichi Sanae, Thủ tướng vui mừng nhận thấy, ngay trong những ngày đầu năm 2020 này, đang có rất nhiều hoạt động hợp tác giữa hai nước được triển khai, hứa hẹn một năm 2020 thật sự sôi động của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, hiện nay quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp, toàn diện, sự tin cậy chính trị ngày càng đuợc củng cố, không chỉ là kinh tế, thương mại, đầu tư, chính trị, an ninh quốc phòng mà cả văn hoá, xã hội…  Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp viện trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư thứ hai, đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng  Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản Takaichi Sanae.

Thủ tướng cảm ơn và đánh giá cao nguồn viện trợ ODA Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam trong gần 30 năm qua, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các cam kết về dự án ODA giữa hai bên.

Bộ trưởng Takaichi Sanae chia sẻ, “Thủ tướng Nhật Bản thường xuyên nhắc chúng tôi rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn là người bạn chân tình, đối tác tin cậy của Nhật Bản” và cho biết vừa cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) Việt Nam ký thoả thuận quan trọng về lĩnh vực hợp tác chuyên ngành, mở ra chương mới trong lĩnh vực TTTT, bưu chính.

Bộ trưởng Takaichi Sanae mong muốn Việt Nam tiếp tục sử dụng công nghệ, thiết bị của Nhật Bản để phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT).

Trong lĩnh vực 5G, Việt Nam đang thúc đẩy thương mại hoá, trong đó có vấn đề an ninh mạng có vai trò quan trọng, Nhật Bản sẵn sàng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm vấn đề này.

Về việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động thống kê, Việt Nam sẽ áp dụng hệ thống của Nhật Bản và Nhật Bản sẽ cử chuyên gia sang giúp Việt Nam trong hoạt động này.

Về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy (PCCC), hai bên cần tăng cường hợp tác tích cực; các sản phẩm, thiết bị PCCC của Nhật Bản có uy tín, chất lượng tốt trên thế giới; mong Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn PCCC của Nhật Bản.

Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam đang phát triển CPĐT, an ninh mạng… do đó, nhu cầu hợp tác với Nhật Bản rất lớn. Thủ tướng tin tưởng Công hàm trao đổi lần này sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực này, là cơ sở quan trọng giúp Việt Nam xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, giúp tiếp nhận thông tin trực tuyến, xử lý nhanh chóng, chính xác và hiệu quả, hướng đến mục tiêu Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Toàn cảnh buổi tiếp

Nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng hai nước phát triển hơn nữa trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cải cách, nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính, xây dựng CPĐT hướng đến chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Hợp tác giữa Văn phòng Chính phủ, Bộ TTTT Việt Nam và Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản được tăng cường nhằm triển khai hiệu quả các thỏa thuận, dự án đã đạt được trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông.

Thủ tướng cũng đề nghị hỗ trợ tăng cường năng lực cho chuyên gia Việt Nam có thể tham gia nhiều và sâu hơn vào các nhóm nghiên cứu của Nhật Bản và quốc tế về xây dựng chính sách quản lý nhà nước và xây dựng tiêu chuẩn an toàn thông tin, nhất là những lĩnh vực mới như an toàn thông tin cho thành phố thông minh, công nghệ 5G, Internet vạn vật (IoT)...

Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ cao như IoT, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), chuyển đổi số.

Hai bên cũng tiếp tục đấy mạnh hợp tác trong lĩnh vực phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng cả về sản xuất thiết bị và khai thác dịch vụ thông qua các hình thức tổ chức các khóa đào tạo, cử chuyên gia, tổ chức hội nghị, hội thảo..

Cảm ơn các ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Takaichi Sanae cho biết, bà đặc biệt quan tâm lĩnh vực IoT, 5G, an ninh mạng, do đó, mong muốn hai Chính phủ tiếp tục hợp tác để có thể sử dụng CNTT và viễn thông an toàn.

Bà cho rằng, các DN Nhật Bản có thể đóng góp vào phát triển CNTT ở Việt Nam; cụ thể bà có thể kêu gọi các DN Nhật Bản tham gia tích cực các sự kiện triển lãm CNTT ở Việt Nam.

Bà cũng mong hai nước hợp tác trong lĩnh vực tham vấn và giải quyết hành chính để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân Việt Nam sinh sống ở Nhật Bản và công dân Nhật Bản sinh sống ở Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Lễ ký Công hàm trao đổi giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản về Phi dự án "Cung cấp thiết bị phần cứng của Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ".

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Takaichi Sanae đã chứng kiến Lễ ký Công hàm trao đổi giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản về Phi dự án “Cung cấp thiết bị phần cứng của Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ” do Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thay mặt Chính phủ hai nước ký.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Những xu hướng công nghệ nổi bật tại CES 2025
    CES 2025 sẽ diễn ra vào tuần tới, từ ngày 7 đến ngày 10/1/2025. Trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ ô tô và những đổi mới về điện toán đám mây được dự đoán sẽ là những chủ đề chính của CES 2025.
  • Thị trường esports Việt Nam dự kiến chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027
    Viresa đã phối hợp cùng OTA Network phát hành Sách trắng Thể thao điện tử (esport) Việt Nam 2022 - 2023.‏ Trong đó, dự kiến, quy mô thị trường của ngành sẽ chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027.
  • Quản lý rủi ro bên thứ n - Giảm thiểu rủi ro trong thế giới kết nối
    Vào cuối tháng 5/2024, một loạt vụ nổ xảy ra đồng thời, được cho là do các thiết bị nhắn tin được cải tiến gây ra, đã xảy ra ở các khu vực do Hezbollah kiểm soát tại Lebanon và Syria. Trong khi những sự kiện này được cho là do một hoạt động bí mật có khả năng liên quan đến Israel, hậu quả của chúng còn vượt xa cuộc xung đột trước mắt. Các vụ nổ máy nhắn tin đánh dấu sự hội tụ đáng kể của các mối đe dọa an ninh địa chính trị, mạng và vật lý.
  • Bước phát triển mới của phong trào sưu tập tem trên toàn quốc
    Năm 2025, Hội Tem Việt Nam sẽ tích cực triển khai các hoạt động nhằm kiện toàn tổ chức và phát triển phong trào sưu tập tem trên toàn quốc, hướng tới Triển lãm Tem Bưu chính Quốc gia Vietstampex 2025.
  • OPPO ra mắt mẫu Reno đầu tiên tích hợp AI tiếng Việt
    Ngày 3/1, OPPO chính thức ra mắt Reno13 series tại thị trường Việt Nam - bao gồm Reno13 Pro, Reno13, và Reno13 F. Reno13 series cũng chính là thế hệ đầu tiên được OPPO tích hợp và hoàn thiện AI tiếng Việt, giúp tối ưu trải nghiệm của người dùng.
Đừng bỏ lỡ
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Bộ TT&TT hướng dẫn đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
    Việc ban hành 2 Thông tư, hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cơ bản đầy đủ, tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số trong giai đoạn tới.
  • Phát triển nguồn nhân lực số ở Latvia và gợi mở cho Việt Nam
    Để phát triển nhân lực số trong phát triển kinh tế số, Latvia cũng như nhiều quốc gia trên thế giới cần xây dựng chính sách, biện pháp thúc đẩy phát triển kỹ năng số, nhân lực số.
  • Đạo đức đang trở thành thách thức lớn nhất của AI
    Đạo đức AI rất quan trọng vì công nghệ AI được thiết kế để tăng cường hoặc thay thế trí tuệ con người, điều này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • FPT tự động hóa quy trình ngân hàng bằng robot ảo cho VietinBank
    VietinBank và FPT đã chính thức khởi động dự án triển khai tự động hóa các quy trình nghiệp vụ bằng giải pháp akaBot. Hợp tác đánh dấu sự chuyển mình của VietinBank trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Robotics và AI.
  • VNPT ra mắt các gói cước Internet tốc độ x3
    Các gói cước mới nhưng giá không đổi được áp dụng từ 1/1/2025 đáp ứng hiệu quả nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như tích hợp truyền hình, di động, công nghệ mở rộng vùng phủ WiFi Mesh, AI Camera an ninh thông minh...
  • 5 năm chuyển đổi số quốc gia
    Việt Nam là một quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình chuyển đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số, song hành cùng các quốc gia tiên tiến.
Nhật Bản hỗ trợ mạnh mẽ Việt Nam xây dựng Chính phủ số, kinh tế và xã hội số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO