Quyết định số 749/QĐ-TTg: "Kim chỉ mam" cho chuyển đổi số quốc gia

Trọng Thành| 23/01/2021 15:54
Theo dõi ICTVietnam trên

Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng.

Quyết định được coi là một văn bản quan trọng - "kim chỉ mam" chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, định hướng cho việc điều hành, hoạt động của Chính phủ, các cơ quan Nhà nước, bộ, ngành, doanh nghiệp (DN), tác động tích cực đến phương thức sống, làm việc của người dân được đảm bảo hiệu quả, thuận lợi trên nền tảng, hỗ trợ từ các ứng dụng công nghệ số, môi trường số căn bản, toàn diện, an toàn, nhân văn, rộng khắp.

Quyết định tạo ra thông lệ, chiến lược CĐS quốc gia toàn diện

Sau hơn nửa năm thực hiện Quyết định (tính đến ngày 30/12/2020), chúng ta chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), với 2.700 DVCTT được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) trên tổng số gần 6.700 thủ tục hành chính (TTHC) tại 4 cấp chính quyền (đạt tỷ lệ 39%, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao 9%).

Đồng thời, đến nay đã có hơn 99 triệu lượt truy cập Cổng DVCQG, 412.000 tài khoản đăng ký, 27,2 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, 719.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến và 46.000 giao dịch thanh toán điện tử… tiết kiệm được khi thực hiện DVCTT trên Cổng DVCQG là hơn 6.700 tỷ đồng/năm.

Đặc biệt, quan trọng không chỉ là những kết quả, hiệu quả đạt được trên mà chúng ta đã tạo ra thông lệ, chiến lược CĐS quốc gia toàn diện, cụ thể để lan tỏa sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Và cũng chính nhờ những việc làm thiết thực, ý nghĩa trên, một lần nữa khẳng định Internet, công nghệ số giờ đây là một xu hướng, công cụ quan trọng, không thể thiếu trong hành trình phát triển của các quốc gia trên thể giới, trong đó có Việt Nam.

Có thể nhìn thấy toàn diện về việc thực hiện, triển khai Quyết định trên (tính đến hết năm 2020) qua kết quả đáng ghi nhận từ Bộ TT&TT và nhiều bộ, ngành, địa phương.

Bộ TT&TT quản lý công việc trên môi trường số, điện tử

Là đơn vị với chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực TT&TT, đồng thời là đơn vị đầu mối, tổng hợp, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ CĐS quốc gia, thời gian qua, nhất là khi thực hiện triển khai Quyết định số 749, Bộ TT&TT, toàn Ngành luôn nghiêm túc, gương mẫu, hiệu quả trong triển khai, tuân thủ các chính sách, kế hoạch và hoạt động ứng dụng CNTT, xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT).

Bộ TT&TT luôn căn cứ, thực hiện đúng định hướng, chủ trương và nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao để ban hành và triển khai thực hiện các văn bản kế hoạch, quy định, quy chế về ứng dụng CNTT.

Quyết định 749 -

Bộ TT&TT là đơn vị hoàn thành sớm DVC trực tuyến mức độ 4

Kết quả, Bộ đã hoàn thành việc xây dựng, vận hành, sử dụng hiệu quả Hệ thống chia sẻ, tích hợp các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu (CSDL) của Bộ TT&TT (LGSP). Nhờ có LGSP, giúp kết nối liên thông các hệ thống DVC, một cửa điện tử, văn bản điện tử, thông tin báo cáo…

Đến nay, hệ thống CSDL của Bộ sử dụng nền tảng quản trị Oracle Database (RDBMS). Đây là hệ thống quản lý văn bản điện tử đáp ứng tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg và liên thông trao đổi văn bản điện tử.

Cũng nhờ có hệ thống CSDL trên, các dữ liệu về chi tiêu phục vụ quản lý và điều hành như: tài chính, kế toán, theo dõi ngân sách,quản lý đầu tư và xây dựng, báo chí, phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử… luôn đạt hiệu quả, chất lượng cao.

Bộ đã triển khai các ứng dụng, dịch vụ CNTT đảm bảo phục vụ tốt hoạt động nội bộ của ngành và đạt chỉ tiêu 100%: Cán bộ, công chức, viên chức được cấp tài khoản thư điện tử công vụ, phục vụ công việc; cấp chứng thư số đã sử dụng chữ ký số để trao đổi văn bản điện tử; văn bản điện tử của Bộ gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia đã được ký số và được xác thực theo quy định.

Bên cạnh những chỉ đạo cụ thể, giao đầu mối thực hiện nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thuộc ngành, Bộ đồng thời cho xây dựng, ra đời sớm hệ thống theo dõi và đánh giá các chỉ số phát triển ngành TT&TT (Dashboard). Đây chính là công cụ số hiệu quả để thu thập số liệu các chỉ tiêu của 13 lĩnh vực quản lý nhà nước về TT&TT và được trình chiếu công khai trên bảng hiển thị số liệu (dashboard) tại Bộ.

Nhờ hệ thống trên, công tác phục vụ, theo dõi, điều hành các chỉ tiêu thực hiện của các đơn vị được thường xuyên hơn, giúp lãnh đạo bộ theo dõi, đánh giá được chất lượng công tác của từng đơn vị, kịp thời sớm đưa ra các chỉ đạo, giải pháp để tháo gỡ, chấn chỉnh khó khăn (nhờ hệ thống, tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị đúng hạn đạt trên 90%).

Cũng nhờ việc thực hiện Quyết định số 749, Bộ TT&TT đã hoàn thành 100% DVC (tương ứng với 219 DVC) được cung cấp trực tuyến mức độ 4 tập trung trên Cổng DVC của Bộ tại địa chỉ https://dichvucong.mic.gov.vn, (hoàn thành chỉ tiêu giao tại Nghị quyết số 02/2020/NQ-CP).

Bộ TT&TT cũng luôn chú trọng, hoàn thành việc đảm bảo các giải pháp tổng thể phòng chống virus máy tính, mã độc, tấn công có chủ đích (APT) tại Khối cơ quan Bộ; triển khai mô hình bảo vệ an toàn thông tin 04 lớp cho 81 máy chủ…

Như vậy có thể khẳng định, năm 2020 là năm tạo dấu ấn đối với Bộ TT&TT, bởi các hệ thống thông tin của Bộ đã được phát triển nhanh, mức độ ứng dụng để khai thác các nền tảng CNTT, công nghệ số đạt mức cao, điều này tạo ra nề nếp, thói quen điều hành, quản lý công việc trên môi trường số, điện tử.

Đây chính là tiền đề thuận lợi, đảm bảo cho quá trình đẩy nhanh CĐS tại Bộ cũng như vươn tới thực hiện về đích các mục tiêu phát triển CĐS quốc gia trong các năm tiếp theo.

Nhiều bộ, ngành đạt chỉ tiêu 100% DVC trực tuyến mức độ 4

Cùng chung quyết tâm thực hiện nhiệm vụ  tại Quyết định trên của Chính phủ giao, nhiều Bộ, đơn vị khác cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Bộ Nội Vụ đã tích cực triển khai các hệ thống nền tảng dùng chung cho Bộ cũng như việc chia sẻ, kết nối, liên thông với các hệ thống CSDL quốc gia; xây dựng phiên bản 1.0 của Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ (tại địa chỉ: http://baocao.moha.gov.vn:8081/ioc/); đưa 9 biểu mẫu lên Hệ thống phần mềm và Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ…

Bộ Nội vụ đã hoàn thành việc cung cấp 100% DVCTT mức độ 4 kết nối với Cổng DVCQG; xây dựng hoàn thiện phần mềm khai thác dữ liệu bản đồ hành chính; hoàn thành và đưa vào ứng dụng hệ thống thông tin báo cáo thống kê ngành Nội vụ; khai thác có hiệu quả phần mềm xử lý, khai thác dữ liệu Chức sắc tôn giáo và Cơ sở thờ tự tôn giáo...

Cũng đạt những kết quả đáng mừng như Bộ Nội Vụ, Bộ GD&ĐT năm 2020 đã triển khai DVCTT đạt 70% chỉ tiêu với 33 DVCTT (10 dịch vụ mức độ 3 và 23 dịch vụ mức độ 4) và đã kết nối, cung cấp 13 DVCTT trên Cổng DVC quốc gia (đạt 39%).

Bộ GD&ĐT đã thực hiện đảm bảo 100% các hồ sơ công việc (trừ mật) được triển khai, xử lý trên môi trường mạng. Bộ đang triển khai hệ thống đăng nhập 1 lần SSO, tích hợp dùng chung tài khoản người dùng với hệ thống email công vụ và các hệ thống liên quan khác.

Bên cạnh đó, Bộ xây dựng CSDL toàn ngành về giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, đại học. Ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn nhằm triển khai ứng dụng CNTT trong ngành GD&ĐT (đang triển khai xây dựng mô hình giáo dục tích hợp – công nghệ - kỹ thuật – toán học và nghệ thuật, kinh doanh, DN (STEM) tiếp cận công nghệ số trong trường tiểu học, ưu tiên các điểm trường, vùng dân tộc khó khăn).

Đến nay, toàn ngành GD&ĐT đạt 100% các Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT đã triển khai hệ thống website giáo dục, thư điện tử dùng riêng; trên 60% các Sở GDĐT triển khai hệ thống họp, hội thảo trực tuyến…

Đặc biệt, Bộ đang tập trung triển khai huy động giáo viên, học sinh, sinh viên tham gia xây dựng kho học liệu số dùng chung; phát triển, cập nhật, mở rộng Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm phục vụ đổi mới, nội dung, phương pháp dạy - học.

Điểm đổi mới ghi nhận trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT khuyến khích, cho phép các cơ sở GDĐH được mở mới và tuyển sinh các ngành liên quan đến dữ liệu và công nghệ số, đồng thời xem xét việc cập nhật các mã ngành mới vào danh mục GD&ĐT cấp IV…

Là ngành rất quan trọng, liên quan đến quyền lợi, bảo vệ sức khỏe cho người dân, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) cũng là đơn vị đạt nhiều kết quả tích cực khi cung cấp 100% DVCTT mức độ 4 cho toàn bộ 27 TTHC của ngành và tiếp nhận, giải quyết gằn 85 triệu hồ sơ giao dịch BHXH điện tử; 100% hồ sơ công việc văn bản đến của BHXH Việt Nam đều được số hóa, xác thực chữ ký số…

Quyết định 749 -

BHXH thời gian qua tăng cường nhiều nền tảng ứng dụng số hỗ trợ người dân khi tham gia khám, chữa bệnh.

BHXH cũng đang hoàn thành hệ sinh thái BHXH số, cung cấp các ứng dụng VssID – bảo hiểm số, thanh toán trực tuyến, Chatbot hỗ trợ khách hàng… và sẵn sàng chia sẻ, tiếp nhận dữ liệu khai sinh từ Bộ Tư pháp, chia sẻ, tiếp nhận dữ liệu với Tổng cụ Thuế, Bộ KH&ĐT, Bộ Lao động…

Ngoài các bộ, ngành nêu trên, nhiều tỉnh, địa phương cũng đã gửi báo cáo việc thực hiện Quyết định số 749 của mình, trong số đó, có thể kể đến như Hà Giang, mặc dù là tỉnh miền núi, tuy còn gặp nhiều khó khăn, trong năm qua, Hà Giang đã thực hiện được 1.930 DVCTT (tỷ lệ cung cấp DVCTT mức độ 3, 4 đạt 42,95%).

Tỉnh cũng đã kết nối, đồng bộ trạng thái hồ sơ giải quyết TTHC để theo dõi tình hình, kết quả giải quyết các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn với Cổng DVC, hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh và Cổng DVC quốc gia.

Đặc biệt, đối với kết quả thực hiện các ứng dụng số, viễn thông, tỉnh Hà Giang đảm bảo số xã phường đều có sóng điện thoại, Internet, cáp quang (mật độ phủ sóng điện thoại, Internet toàn tỉnh ước đạt 98,5%); tổng số thuê bao điện thoại toàn tỉnh là 542.000 thuê bao (đạt mật độ 67,75 thuê bao/100 dân, tăng 0,37% so với kế hoạch đề ra); tổng số thuê bao Internet toàn tỉnh là 100.091 thuê bao, đạt mật độ 12,51 thuê bao/100 dân (tăng 3,7% so với kế hoạch đề ra).

Đặc biệt, đến nay tỉnh luôn khuyến khích người dân sử dụng việc thanh toán điện tử (tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 20%)….

Trên đây chỉ là kết quả đạt được của một số đơn vị, kết quả còn lại của các đơn vị trong báo cáo của Cục tin học hóa - Bộ TT&TT về việc thực hiện Quyết định 749 đều thể hiện không chỉ có những nỗ lực, quyết tâm cao mà thành tích đạt được là những con số đáng trân trọng, ghi nhận.

Tuy nhiên, thiết nghĩ kết quả trên vẫn chưa thực sự làm chúng ta thỏa mãn, nhưng đây sẽ là điểm vạch để chúng ta so sánh, tạo lực đẩy để vươn đến những thành quả năm sau cao hơn năm trước, để chúng ta tự tin, toàn tâm, toàn sức thực hiện công cuộc CĐS quốc gia toàn diện hiệu quả - con đường ngắn giúp đưa Việt Nam phát triển vững mạnh, hùng cường.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Quyết định số 749/QĐ-TTg: "Kim chỉ mam" cho chuyển đổi số quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO