Số hóa và đổi mới: Chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa

TH| 29/07/2017 17:55
Theo dõi ICTVietnam trên

Khối doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) là khối doanh nghiệp rất quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn trong toàn khu vực ASEAN.

Sự phát triển của các doanh nghiệp nàylà một phần không thể tách rời trong việc duy trì sự phát triển kinh tế ở ASEAN. Khối này bao gồm phần lớn các doanh nghiệp trong nền kinh tế khu vực và chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp trong nước, từ 75 đến 90% lực lượng lao động phi nông nghiệp.

Mặc dù có vai trò rất quan trọng nhưng thời gian vừa qua, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa gặp rất nhiều khó khăn do nền tài chính mỏng, công nghệ còn yếu, nguồn nhân lực về cơ bản còn bất cập. Chính vì thế, số hóa là cơ hội để tạo ra sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ.

Tại Hội nghị về Phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa ASEAN mới đây, ông Ramon Lopez, Bộ trưởng Bộ Công thương Philippines, Chủ tịch của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) cho biết: “Thông qua sự đổi mới và số hóa, chúng tôi tin tưởng rằng các MSME có thể vượt qua được tình trạng hiện nay và trở thành các doanh nghiệp cạnh tranh toàn cầu, do đó đem lại lợi ích cho tất cả mọi người trong ASEAN”. Ông cho biết thêm khi áp dụng một mô hình kinh doanh cần xem xét các quá trình và sự đổi mới hệ thống, bao gồm cả việc tích hợp các chiến lược số và thương mại điện tử trong hoạt động thị trường, đây là một động lực tăng trưởng lớn đối với MSME.

Trong khi tiếp tục các nỗ lực nhằm tăng cường thương mại và đầu tư nước ngoài của nước này, Bộ Thương mại và Công nghiệp (DTI) Philippines vẫn duy trì sự quan tâm đặc biệt của mình đối với phát triển MSME như là xương sống của nền kinh tế và là động lực chính cho tăng trưởng trong nước và khu vực.

Ông Lopez bày tỏ mong muốn của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong việc mở rộng các thành tựu Hội nhập kinh tế ASEAN, đồng thời coi Hội nghị này là “kết quả của tầm nhìn chung nhằm tạo sự tăng trưởng thực sự toàn diện và được cảm nhận bởi người dân”.

“Tạo sự tăng trưởng được cảm nhận bởi tất cả mọi người chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta thành công trong việc trao quyền họ. Trong lĩnh vực kinh doanh, chúng ta phải khai thác tiềm năng của các MSME mà tạo thành một phần quan trọng trong sự tăng trưởng của khu vực”, ông cho biết. Theo ông, phải có một hệ sinh thái có hiệu quả với các yêu cầu mang tính chiến lược ở cấp khu vực để nâng cao năng lực của MSME trong ASEAN

Ông Lopez cho biết: “Nếu chúng ta nói về nâng cao năng lực, đơn giản chúng ta muốn làm cho các chủ doanh nghiệp thông minh hơn. Để điều này xảy ra, khẩu hiệu là "đổi mới", như được thể hiện bằng năng lực đã được chứng minh của nhiều MSME trong khu vực ASEAN”.

Trong khi MSME hiện chiếm khoảng 95 - 99% tổng số doanh nghiệp thành lập, nhưng vẫn không chiếm tỷ trọng đầu ra tương xứng về tổng sản phẩm quốc nội và xuất khẩu. Việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN càng tạo nhiều cơ hội và thách thức cho MSME trong khu vực, do đó yêu cầu đối với các MSME là trang bị lại và nâng cấp để tối đa hóa sự tham gia của họ vào các chuỗi giá trị địa phương ngày càng trở nên cấp thiết hơn.

Để đạt được điều này, Philippines đã theo đuổi khung chiến lược bảy điểm hay 7M để hỗ trợ các doanh nghiệp tại ASEAN khởi nghiệp, duy trì, mở rộng và quốc tế hóa các hoạt động kinh doanh của mình nhằm giúp họ thông minh hơn. 7M đó là tư duy (Mindset), quyền lực (Mastery), tư vấn (Mentoring), Thị trường Market), tiền (Money), máy móc (Machines) và mô hình (Models).

Trong nỗ lực để nâng cao vị thế của MSME khu vực ASEAN, Hội nghị đã nhấn mạnh cam kết kiên định để làm cho khối  MSME trở thành động lực quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển của khu vực.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Số hóa và đổi mới: Chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO