Khắc phục những khó khăn do tác động của dịch Covid-19, đồng thời để bắt kịp sự phát triển của công nghệ, nhiều đơn vị xuất bản đang đẩy mạnh chuyển đổi số, tập trung phát triển các định dạng sách khác như sách điện tử (ebook), sách nói (audio book)…
Cách mạng công nghiệp lần 4 với công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực hoạt động, trong đó có hoạt động xuất bản. Đặc biệt là khi những thách thức bất ngờ của dịch bệnh COVID-19 đã khiến cho hoạt động xuất bản cần phải nhanh chóng CĐS để phát triển.
Chuyển đổi số (CĐS) đang là cụm từ "nóng" hiện nay không chỉ của riêng ngành xuất bản, mà là "mệnh lệnh chung" cho các Bộ/ngành/địa phương và trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Chuyển đổi số (CĐS) đang là cụm từ "nóng" hiện nay không chỉ của riêng ngành xuất bản, mà là "mệnh lệnh chung" cho các Bộ/ngành/địa phương và trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tập đoàn Kinh tế kỹ thuật số Malaysia (MDEC), cơ quan hàng đầu của Malaysia về chuyển đổi số (CĐS) mới đây đã ra mắt Sách hướng dẫn về kỹ thuật số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và Hướng dẫn nhanh cho ngành Thực phẩm & Đồ uống (F&B) và bán lẻ.
Sách nói đang là xu thế lựa chọn của nhiều bạn đọc trong cuộc sống hiện đại vì tính tiện ích và rảnh tay của nó. Muà dịch bệnh hạn chế tiếp xúc và di chuyển, sách nói càng là lựa chọn tối ưu của nhiều bạn đọc yêu sách.
Công nghệ phát triển mạnh mẽ, vì vậy, cách mọi người tiêu thụ tin tức, sách báo và tạp chí cũng có nhiều thay đổi. Chính vì thế, nhiều người nói rằng ngành công nghiệp xuất bản đã trải qua một thập kỷ đầy biến động.
Markus Dohle - Giám đốc điều hành nhà xuất bản Penguin Random House, cho rằng, sách hiện đang “tận hưởng thời kỳ phục hưng lớn nhất” kể từ khi Johannes Gutenberg phát minh ra máy in vào thế kỷ XV. Ông nói, không giống như nhiều ngành công nghiệp khác đang phải hứng chịu hậu quả của đại dịch COVID-19, ngành công nghiệp xuất bản sách vẫn đang phát triển.
Thời gian qua, ngành xuất bản tiếp tục phải đối mặt với nhiều thử thách nặng nề do thiên tai, đại dịch Covid-19 toàn cầu. Đứng trước yêu cầu thực tiễn trên, với sự tập trung cao trong chỉ đạo và quyết tâm khắc phục vượt khó của các đơn vị xuất bản, ngành Xuất bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các cơ quan chỉ đạo, quản lý trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành đã thay đổi phương thức lãnh đạo, chỉ đạo sát với thực tiễn đang đặt ra, nhất là việc định hướng các vấn đề phức tạp, nhạy cảm trong nội dung xuất bản phẩm ngày càng rõ nét, kịp thời, góp phần hạn chế xuất bản phẩm sai phạm, lành mạnh hóa môi trường văn hóa đọc.
Trong những năm qua, hoạt động xuất bản của chúng ta đã có những bước phát triển và hội nhập quốc tế đúng với định hướng của Đảng và cơ chế quản lý của Nhà nước.
Tích cực và chủ động trong hội nhập quốc tế đòi hỏi ngành xuất bản phải đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của quá trình này, hay nói cách khác, cơ hội và thách thức mà nó đem lại cho ngành xuất bản Việt Nam, đồng thời, trên cơ sở đó có một số biện pháp thích hợp để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Các mảng sách của Nhà xuất bản Thế giới hiện nay luôn đảm bảo nhiệm vụ công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam tới các nước, góp phần xây dựng đất nước hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Lần đầu tiên, Hội sách chào mừng Ngày Sách Việt Nam được tổ chức dưới hình thức trực tuyến và đã gặt hái được những thành công đáng ghi nhận. Điều này cho thấy sự chuyển hướng của văn hóa đọc và thị trường sách trong thời đại mới.