Nhìn lại một năm qua, Bộ TT&TT nhận thấy, lĩnh vực thông tin điện tử đã có những đóng góp tích cực cho ngành TT&TT nói riêng và cho đời sống xã hội nói chung.
Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang đòi hỏi lực lượng nhà báo trẻ thường xuyên chú trọng nâng cao năng lực nghiệp vụ, đồng thời nâng cao bản lĩnh chính trị nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Đại dịch COVID đã làm con người phải gia tăng hoạt động trên môi trường mạng, cùng với mặt tích cực của hoạt động trực tuyến, nhiều ẩn họa từ môi trường mạng cũng gia tăng và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng càng phải được các cơ quan, tổ chức quan tâm triển khai mạnh.
Hiện Việt Nam có trên 800 cơ quan báo chí, trong đó gần 250 báo điện tử. Do đó, nếu không bảo vệ kịp thời khi xảy ra sự cố an toàn thông tin (ATTT), sẽ không chỉ gây ảnh hưởng hoạt động của các cơ quan báo chí mà còn ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thông tin của người dân, tạo điều kiện cho các nội dung xấu độc, không lành mạnh phát triển.
"Giải pháp công nghệ thứ 2 là hệ thống tự động rà quét, phát hiện ra các nội dung không phù hợp với trẻ em hoặc nội dung mà trong đó trẻ em là đối tượng bị xâm hại".
Đây nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối với Bộ TT&TT về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông theo Chỉ thị số 12/CT-TTg
Dự luật "Online Safety Bill" vừa được Chính phủ Anh công bố, quản lý an toàn trên mạng, thiết lập "nghĩa vụ chăm sóc" mới cho các nền tảng như Facebook, YouTube và WhatsApp. Luật sẽ yêu cầu các công ty "gỡ bỏ và hạn chế phát tán nội dung bất hợp pháp" bao gồm khủng bố, lạm dụng tình dục trẻ em.
Mới đây, TikTok - ứng dụng chia sẻ video ngắn thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc), đã công bố một số chính sách mới đối với các video có nội dung kích động hận thù, bài tôn giáo và một số cộng đồng khác. Đây là một phần trong nỗ lực của ứng dụng này nhằm sàng lọc các sản phẩm có nội dung xấu, độc.
Vấn đề thời sự này được Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp trong đó cần chủ động thông tin chính thống để xây dựng được niềm tin vào sự thật, niềm tin vào sự lãnh đạo, vai trò của Đảng, Nhà nước để đẩy lùi mọi thông tin sai trái, bịa đặt.
Đây là một trong những giải pháp được nhà báo Nguyễn Hải Đăng, Ban Tuyên truyền lý luận (Báo Nhân dân) đưa ra hướng đến một nền truyền thông xã hội lành mạnh và giàu sức lan tỏa.
Đây là một trong những giải pháp Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương đề xuất để giúp truyền thông trên mạng xã hội hiệu quả và mang lại giá trị tích cực.
Trước sự tràn lan của nạn tin giả, các toàn soạn báo chí cần có hành động mạnh mẽ để đối phó với những nội dung kích động thù hận, phân biệt chủng tộc, hoang tin, thông tin bóp méo sự thật gây phương hại cho các cá nhân, tổ chức, quốc gia.
Tin giả xuất hiện từ lâu, ở mọi thời kỳ song những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, nhất là Internet và mạng xã hội thì tin giả xuất hiện ngày càng nhiều, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.
Nguy hiểm và tinh vi hơn cả fake news (tin tức giả), công nghệ Deepfake với khả năng cắt ghép khuôn mặt và hủy hoại danh tiếng của một cá nhân, tập thể chỉ với vài nút bấm, được dự báo có thể tạo nên những cơn ác mộng cho Internet trong tương lai.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện tràn lan những video có nội dung xấu độc, nhảm nhí, giật gân đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam hoặc tuyên truyền những thói hư, tật xấu, ảnh hưởng đến nhận thức, lối sống của giới trẻ, phần nào kéo văn hóa nghe - xem của xã hội đi xuống một cách báo động.