nông nghiệp

  • Các startup đã giúp ngành nông nghiệp Đông Nam Á chuyển đổi số mạnh mẽ
    Lĩnh vực nông nghiệp Đông Nam Á đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ nhờ sự tiến bộ công nghệ và đổi mới. Trong quá trình này, các công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ nông nghiệp đã có nhiều đóng góp quan trọng.
  • Ứng dụng chữ ký số trong nông nghiệp: Bài học thành công
    Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển khá mạnh (đứng thứ 15 thế giới, thứ hai khu vực Đông Nam Á). Tuy nhiên, để ngành nông nghiệp phát triển hơn nữa, Việt Nam cần đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) trong nông nghiệp.
  • Thương mại điện tử mở đường cho sản phẩm OCOP phát triển
    Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, đến thời điểm này, cả nước có khoảng 10.000 sản phẩm OCOP. Phân phối, tiêu thụ hàng hóa qua các kênh thương mại điện tử đang được xem là một trong những giải pháp mới và hiệu quả trong đẩy mạnh tiêu thụ nông đặc sản của địa phương hay các sản phẩm OCOP của địa phương.
  • Phát triển nghề nuôi yến tại Việt Nam: Tập trung quản lý, quy hoạch bài bản
    Nghề nuôi yến tại Việt Nam đang phát triển mạnh trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu Trung Quốc cũng đã chính thức mở cửa. Tuy nhiên công tác quy hoạch, quản lý vùng nuôi, chất lượng tổ yến phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu vẫn còn nhiều thách thức nên giá trị thu về chưa tương xứng.
  • Nuôi biển xa bờ quy mô lớn: Nhiều thách thức cần tháo gỡ
    Khí hậu nước ta rất phù hợp với phát triển nuôi biển công nghiệp quy mô lớn xa bờ . Tuy nhiên, có một số khó khăn, thách thức như kỹ thuật trong sản xuất giống hạn chế, quy mô nhỏ; công nghệ nuôi, hệ thống lồng còn chưa phát triển, nhân lực hạn chế... đang trở thành lực cản lớn để phát triển nghề nuôi trồng có nhiều tiềm năng này.
  • Để lụa Việt chinh phục thị trường quốc tế
    Hiện nay, sản phẩm tơ, lụa của Việt Nam đã xâm nhập được vào những thị trường khó tính bậc nhất trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, chuỗi giá trị dâu - tằm - tơ - lụa đang cần tập trung chuẩn hóa giống tằm, tạo giống dâu tốt, phát triển diện tích trồng dâu nuôi tằm, đến kỹ nghệ dệt lụa, đa dạng chủng loại, mẫu mã, quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu cho lụa Việt…
  • Việt Nam sản xuất và xuất khẩu thành công vắc - xin dịch tả lợn Châu Phi
    Với sự chỉ đạo tập trung, đồng bộ, Việt Nam đã sản xuất thành công sản phẩm vắc - xin phòng dịch tả lợn Châu Phi. Hiện nay, các đối tác từ 5 quốc gia Indonesia, Philippines, Malaysia, Myanmar, Ấn Độ đã ký kết hợp đồng mua loại vắc - xin này.
  • Tập trung khai thác tốt du lịch nông nghiệp, nông thôn
    Việt Nam đang triển khai các phương thức du lịch mới và bền vững như du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, để khai thác được “mỏ vàng” này, cần nhiều chính sách đồng bộ hơn nữa.
  • Gia tăng chất lượng nông sản Việt bằng quản lý và giám sát mã số vùng trồng
    Cả nước hiện có gần 7.000 mã số vùng trồng và hơn 1.500 mã số cơ sở đóng gói nông sản được cấp để phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, khâu quản lý mã số vùng trồng, thậm chí việc xử lý vi phạm mã số vùng trồng vẫn đang gặp không ít khó khăn.
  • Tích cực giảm phát thải khí nhà kính, Việt Nam xây dựng nền nông nghiệp xanh
    Theo Bộ NN&PTNT, nông nghiệp Việt Nam đóng góp khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn quốc. Vì thế, giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực này trở thành vấn đề quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của cộng đồng, đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao thu nhập cho chính người nông dân.
  • Thu hút đầu tư vào các lĩnh vực mới ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
    Các lĩnh vực mới như: Công nghệ sinh học; chế biến nông lâm thủy sản, dược liệu, tinh chế muối; sản xuất máy, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp… sẽ là những lĩnh vực được tập trung thu hút đầu tư tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
  • Phát triển nghề nuôi nghêu trở thành nghề chủ lực tại Việt Nam
    Xuất khẩu nghêu (ngao) Việt Nam ra thị trường thế giới đang tăng mạnh. Để phát triển nghề nuôi nghêu trở thành nghề chủ lực, nước ta cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề xây dựng, phát triển cơ sở, vùng sản xuất giống, nuôi nhuyễn thể an toàn dịch bệnh, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
  • Chung tay chống biến đổi khí hậu - Vì một Đông Nam Á thịnh vượng
    Các nước khu vực Đông Nam Á đang nỗ lực chung tay để giảm thiểu những tác động của thiên tai, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp.
  • Tăng cường ứng dụng công nghệ thông minh trong nông nghiệp
    Nông nghiệp thông minh đang là xu thế hiện nay ở các vùng làm nông nghiệp trên cả nước. Nông nghiệp thông minh cũng là một trong những mô hình và yêu cầu để xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ. Để xây dựng nông nghiệp thông minh thì việc ứng dụng công nghệ thông minh vào nông nghiệp là vô cùng cấp thiết.
  • Chương trình OCOP Bắc Ninh thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững
    Bắc Ninh, một tỉnh nằm ở khu vực phía Bắc Việt Nam, đã triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO