Ngắt mạch là một cơ chế tạm dừng giao dịch trong một khoảng thời gian dựa trên các yếu tố kích hoạt thị trường, như việc giảm %, để ngăn các nhà giao dịch hành xử theo cách có thể gây ra trượt giá thị trường.
Vấn đề này phải được giải quyết một cách hiệu quả và khẩn trương. Câu trả lời duy nhất là chuyển sang kỹ thuật số. Nhưng lần này không phải là một phần bổ sung, mà là tiền đề và trung tâm của chiến lược bán hàng của công ty này.
Nhận thức việc này, Citi đã thực hiện mô hình Doanh nghiệp tới Người tiêu dùng (B2C) trực tiếp chỉ trong hơn một tuần.
Giải pháp thanh toán bằng mã QR hiện cho phép khách hàng thanh toán thông qua các ứng dụng ngân hàng và ví số trên điện thoại thông minh và iPad của họ. Các khoản thanh toán sắp đến được ghi có ngay lập tức vào tài khoản ngân hàng của khách hàng, cho phép đối chiếu hiệu quả để quản lý tốt hơn một thách thức khác của đại dịch - thanh khoản.
Hơn nữa, đối phó với tác động của đại dịch, sự thành công của giải pháp kỹ thuật số đã khuyến khích khách hàng xem xét các giải pháp tương tự trên các thị trường khác của họ ở Châu Á - Thái Bình Dương. Các thói quen và sở thích của người tiêu dùng đã buộc phải thay đổi do sự giãn cách xã hội và hạn chế đi lại.
Trong khi không ai có thể dự báo trước được khi nào thì tình trạng bình thường quay trở lại, nhưng sự thật là đại dịch đang rung lên một hồi chuông báo động. Trải qua những cuộc khủng hoảng khác nhau, chúng ta đã hết lần này đến lần khác nhận thấy cần phải chuẩn bị những mô hình kinh doanh để đáp ứng những thay đổi, trong đó, không thể bỏ qua những lợi thế lâu dài của mô hình kết hợp kỹ thuật số để phục vụ khách hàng.
Chuyển từ ngoại tuyến sang trực tuyến
Các công ty đã từng phân vân trong việc áp dụng các mô hình kỹ thuật số hoàn toàn giờ đây không còn lựa chọn nào khác. Mặt khác của sự thay đổi này, các doanh nghiệp đã tương tác với người tiêu dùng kỹ thuật số đã có thể vượt qua cơn bão từ một vị trí có khả năng phục hồi cao hơn.
Năm ngoái, báo cáo của Facebook và Bain & Company với tên gọi "Riding the Digital Wave" đã dự báo số lượng người tiêu dùng kỹ thuật số ở Đông Nam Á sẽ tăng lên 310 triệu người vào năm 2025. Hiện tại, với tác động của đại dịch, con số 310 triệu người đó dự kiến sẽ đạt được vào cuối năm nay, trước 5 năm so với dự báo ban đầu.
Sau khi phân tích dữ liệu trong những tháng gần đây, Facebook và Bain & Company kỳ vọng rằng 70% người tiêu dùng ở Đông Nam Á có khả năng sẽ trực tuyến vào cuối năm nay. Đây là một sự thay đổi lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, vượt ra ngoài các công ty hàng tiêu dùng.
Các lĩnh vực bao gồm y tế đã và đang chứng kiến sự thay đổi đáng kể. Ví dụ, ở Ấn Độ, tiềm năng về y học trực tuyến đã thúc đẩy các công ty bao gồm Reliance và Amazon chuyển sang lĩnh vực này. Ở ASEAN, có rất nhiều dư địa để phát triển cho mô hình kinh doanh kỹ thuật số mới này, được thúc đẩy bởi các yếu tố cơ bản bao gồm tăng trưởng dân số, thị trường chăm sóc sức khỏe bị phân mảnh và xu hướng kỹ thuật số.
Trên các lĩnh vực khác nhau, chúng tôi đang ngày càng hỗ trợ các nỗ lực số hóa của khách hàng. Trong lĩnh vực ô tô, khách hàng thanh toán tự động bằng cách cho phép khả năng ghi nợ trực tiếp cho khách hàng của mình. Riêng trong lĩnh vực bảo hiểm, một khách hàng khác đã tận dụng thanh toán bằng mã QR để có thể mua sản phẩm trực tuyến một cách liền mạch.
Các công ty nhận ra rằng mọi thứ cần phải bắt đầu thay đổi.
Một cuộc khảo sát mà đã được thực hiện với các doanh nghiệp của mình vào đầu năm nay cho thấy rằng 73% trong số những người được thăm dò ý kiến xem việc bắt đầu hoặc mở rộng mô hình bán hàng trực tuyến của họ là ưu tiên hàng đầu.
Gần 69% doanh nghiệp đang xem xét phát triển các nền tảng thương mại điện tử của riêng họ và hơn một nửa, hay 53%, đang xem xét các thị trường của bên thứ ba để thu hút khách hàng của họ bằng khả năng kỹ thuật số.
Kỹ thuật số để tăng trải nghiệm khách hàng
Trong nền kinh tế "always-on", đầu tư vào các mô hình kinh doanh kỹ thuật số và các kênh khách hàng trực tiếp là điều có lợi cho các công ty và khách hàng mà họ phục vụ.
Với việc thương mại kỹ thuật số ngày càng được chú ý, có thể mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mong muốn là rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Ngay từ đầu, nền tảng kỹ thuật số cung cấp cho khách hàng khả năng giao dịch mọi lúc, mọi nơi và theo bất kỳ cách nào họ có thể thích. Điều này đặc biệt quan trọng ở Châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả ASEAN, nơi tỷ lệ thâm nhập thẻ tín dụng ở một số thị trường rất thấp và nơi việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số đang được thúc đẩy tích cực thông qua việc triển khai các mạng thanh toán tức thời trong nước và kết nối của các mạng này với ví cũng như các tài khoản ngân hàng.
Đối với các công ty, đây là cơ hội để sử dụng các công nghệ thanh toán mới và sáng tạo hơn, với khả năng tối ưu hóa các hiệu quả.
Cùng với việc sử dụng các API hay còn gọi là Giao diện chương trình ứng dụng, các doanh nghiệp có thể thực hiện các khoản thanh toán thông suốt đồng thời hỗ trợ và tự động hóa các nhu cầu báo cáo và điều chỉnh của riêng họ.
Theo dữ liệu ngành, khối lượng thanh toán tức thì trên các thị trường trong khu vực ngày càng tăng trưởng đáng kể, từ 69% ở Ấn Độ [tháng 9/2019 đến tháng 8/2020] lên 107% ở Singapore [tháng 8/2019 đến tháng 7/2020] và 180% ở Hồng Kông [tháng 9/2019 đến tháng 8/2020]. Khi các doanh nghiệp ngày càng số hóa các mô hình của mình, cơ sở khách hàng API của Citi tại Châu Á - Thái Bình Dương đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước trong nửa đầu năm nay. Khối lượng API đã tăng gấp năm lần trong cùng thời kỳ.
Việc các công ty ngày càng số hoá mạnh mẽ cũng mang lại cho các công ty lợi ích về khả năng hiển thị tốt hơn và thông tin chi tiết về dữ liệu. Sử dụng phân tích để mở khóa giá trị của dữ liệu tổng hợp mang lại cho các công ty khả năng thu hút khách hàng của họ một cách khác nhau.
Với cách tiếp cận nhanh và tinh vi hơn, khách hàng được hưởng lợi từ trải nghiệm ngày càng được cá nhân hóa khi các công ty giữ được lòng trung thành và mở rộng cơ hội cho tương lai.
Không có thời điểm nào tốt hơn hiện tại
Trải qua các cuộc khủng hoảng khác nhau, chúng ta đã hết lần này đến lần khác thấy rằng khả năng thích ứng sẽ cho phép các doanh nghiệp và cá nhân vượt qua những thách thức lâu dài hơn.
Phương pháp tiếp cận đa kênh, trong đó các kênh bán hàng vật lý và kỹ thuật số cùng tồn tại, sẽ là cốt lõi cho tương lai. Đây là một "Khoảnh khắc Kodak" tiềm năng cho các doanh nghiệp. Bây giờ là lúc phải hành động.