Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh - Điểm sáng trong chuyển đổi số của ngành y tế

Thu Lê| 26/02/2021 16:19
Theo dõi ICTVietnam trên

Là một trong 12 đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số y tế trên cả nước, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã được vinh danh tại Hội nghị chuyển đổi số y tế quốc gia năm 2020.

Là một trong 12 đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số y tế trên cả nước, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã được vinh danh tại Hội nghị chuyển đổi số y tế quốc gia năm 2020.

Chuyển đổi số y tế là ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng các công nghệ số hiện đại dẫn đến sự thay đổi tích cực toàn bộ hoạt động y tế chăm sóc sức khỏe. Trong nội dung chương trình “Chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Bộ Y tế cũng đã nêu rõ, tầm nhìn của chuyển đổi số ngành y tế tới năm 2030 là việc ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành y tế, hình thành nền y tế thông minh với 3 nội dung chính là phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh - Điểm sáng trong chuyển đổi số của ngành y tế - Ảnh 1.

Ths.Bs Trịnh Văn Mạnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh (đứng thứ 2 ngoài cùng bên phải) cùng các đơn vị đón nhận cúp vinh danh được trao tặng bởi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

Là 1 trong 3 bệnh viện được ngành y tế Quảng Ninh lựa chọn và đầu tư xây dựng mô hình bệnh viện thông minh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã nhanh chóng được ghi nhận là một trong 12 đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số y tế trên cả nước. Các nội dung trong chương trình “Chuyển đổi số y tế” của Bộ Y tế cũng đang được bệnh viện triển khai tốt.

Không chỉ được đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh, thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã chủ động mua sắm trang thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng để có thể đáp ứng đầy đủ, sẵn sàng cho chuyển đổi số trong khám, chữa bệnh. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh sử dụng Phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện FPT Hospital với 36 phân hệ; Phần mềm lưu trữ và truyền tải hình ảnh y khoa Fujifilm, ứng dụng PACS để quản lý, xử lý hình ảnh, đọc và trả kết quả hoàn toàn trên thiết bị điện tử, không sử dụng in phim.

Đặc biệt, bệnh viện đẩy mạnh thanh toán viện phí không dùng tiền mặt thông qua việc liên kết giữa phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện và ngân hàng bằng nhiều hình thức như: Thanh toán bằng hình thức Mobile Banking QRCode, chuyển khoản (Internetbanking) với Ngân hàng Vietcombank tại tất cả các điểm thu viện phí trong khuôn viên bệnh viện; Phát triển hệ thống phát số tự động, đăng ký khám chữa bệnh online, cho phép người dân tra cứu thông tin lịch sử khám bệnh thông qua phương tiện điện tử kết nối internet.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh - Điểm sáng trong chuyển đổi số của ngành y tế - Ảnh 2.

Người dân đăng ký khám chữa bệnh online tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiện lợi, giảm thời gian chờ đợi tại bệnh viện.

Từ tháng 12/2020, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã chính thức áp dụng bệnh án điện tử. Triển khai quản lý, lưu trữ, khai thác hồ sơ bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy, đảm bảo việc ghi chép, in ấn hồ sơ bệnh án. Việc đưa bệnh án điện tử vào hoạt động đã rút gọn đáng kể quy trình khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi, giảm thủ tục phiền hà cho người bệnh, nâng cao chất lượng bệnh viện.

Việc triển khai quản lý, lưu trữ, khai thác hồ sơ Bệnh án điện tử thay cho Bệnh án giấy, đảm bảo việc ghi chép, in ấn hồ sơ bệnh án được thực hiện hoàn chỉnh, nhanh chóng, sạch sẽ, đầy đủ theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh - Điểm sáng trong chuyển đổi số của ngành y tế - Ảnh 3.

Hồ sơ bệnh án điện tử đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh triển khai từ tháng 12/2020.

Bà Nguyễn Thị Nhặt, 83 tuổi, sống tại phường Yết Kiêu, thành phố Hạ Long chia sẻ: “Bà tuổi đã cao, có nhiều bệnh lý nền nên thường xuyên phải đi thăm khám. Trước kia con cái đưa bà đi khám, bà phải ngồi chờ lâu mới đến lượt. Giờ con bà đăng ký lịch khám từ ở nhà, gần đến giờ hẹn khám thì mới lên viện, nên bà thấy nhanh lắm. Trước đây, đi khám cứ phải mang phim chụp, các xét nghiệm của lần khám trước đi, giờ thì bà thấy không phải mang theo nữa mà bác sĩ vẫn nói về kết quả khám lần trước của bà”.

Ths.Bs Trịnh Văn Mạnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: những tiện ích mà bệnh nhân nhận được như bà Nhặt là nhờ Bệnh án điện tử. Qua đó, bác sỹ có thể chỉ định điều trị kịp thời, chính xác cho bệnh nhân; tiết kiệm 50% thời gian tra cứu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân bằng mã số trên hệ thống.

Việc đưa Bệnh án điện tử vào hoạt động cũng giảm thiểu thời gian chờ đợi và thủ tục rườm rà cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Từ tiếp nhận thông tin đến chẩn đoán, kê đơn thuốc của bác sỹ đều được số hóa, cập nhật theo quy trình chuẩn, nhờ đó thủ tục khám, chữa bệnh và thanh toán cũng nhanh hơn trước. Theo đó, Bệnh viện đã rút gọn quy trình khám chữa bệnh từ 9 bước xuống 4 – 5 bước, giảm thời gian chờ đợi, giảm thủ tục phiền hà cho người bệnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Công tác chuẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng đã được áp dụng công nghệ thông tin ở mức độ cao. Cụ thể, tại bệnh viện hiện nay, các loại máy móc thiết bị xét nghiệm đều được tự động hóa hoàn toàn, giúp nâng cao độ chính xác và giảm bớt thao tác khi làm xét nghiệm.

Song song với đó, các máy móc chẩn đoán hình ảnh cũng được trang bị ứng dụng kỹ thuật dựng hình nhằm thể hiện hình ảnh bệnh lý 3 chiều, phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị ngoại khoa. Kỹ thuật nội soi cũng là một bước tiến quan trọng giúp can thiệp điều trị bệnh hiệu quả, đồng thời tiết giảm chi phí...

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh - Điểm sáng trong chuyển đổi số của ngành y tế - Ảnh 4.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh nhận cúp và bằng khen của Bộ Y tế về Chuyển đổi số y tế.

“Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tôi cùng với ban lãnh đạo bệnh viện đã và đang không ngừng trang bị thêm nhiều thiết bị y tế hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh như: Máy xét nghiệm tự động, X quang kỹ thuật số, máy siêu âm 3D, 4D, PET-CT, máy chụp cắt lớp, cộng hưởng từ,... Những thiết bị y tế này đã giúp hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh tăng lên đáng kể, đồng thời góp phần đưa nền y tế Việt Nam đi lên, bắt kịp sự tiến bộ của nền y tế khu vực”, ông Mạnh cho hay.

Đặc biệt, đến năm 2020 bệnh viện đã thực hiện thành công 08 lượt phẫu thuật tim hở cho 22 bệnh nhân và 03 ca phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân có chấn thương tim (01 ca vỡ nhĩ, 01 ca vết thương động mạch chủ do hỏa khí, 01 ca bị vật nhọn đâm xuyên vùng tứ giác vết thương tim); 565 lượt can thiệp tim mạch, 1.109 lượt phẫu thuật đặc biệt, 1.583 lượt thủ thuật loại đặc biệt cùng nhiều kỹ thuật tiêu biểu khác như phẫu thuật dẫn lưu não thất kết hợp với tiêu sợi huyết não thất cấp cứu, mổ sọ não bằng kính vi phẫu, tiêm xi măng thân đốt sống, siêu âm tim qua thực quản, nút mạch cầm máu trong chấn thương tạng đặc, hạ thân nhiệt, ECMO, nút mạch hóa chất điều trị ung thư, xạ hình tưới máu cơ tim…

“Như vậy, hiện tại bệnh viện đã làm chủ được hầu hết các kỹ thuật trong Bộ danh mục kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành với 15.460 danh mục kỹ thuật, trong đó 1.774 kỹ thuật tuyến trung ương, làm giảm tỷ lệ chuyển tuyến trên còn 0,7%; đảm bảo khám ngoại trú cho khoảng 1000 - 1200 lượt người bệnh/ngày, điều trị nội trú cho trên 1.000 giường bệnh; phẫu thuật cho khoảng 12.000 lượt người bệnh/năm”, ông Mạnh khẳng định.

Sau khi thực hiện chuyển đổi số trong y tế, Bệnh viên Đa khoa tỉnh đã nâng cao hơn chất lượng phục vụ người bệnh, tạo dựng hình ảnh bệnh viện chuyên nghiệp, là địa chỉ tin cậy của người dân khi đến khám và điều trị tại bệnh viện, đồng thời hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ trong công tác chẩn đoán và điều trị chính xác, hiệu quả.

“Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, những ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp Bệnh viện vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, giữ vững tuyến đầu là các y bác sỹ được an toàn, vừa đảm bảo công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân”, ông Mạnh nhấn mạnh.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam đảm bảo không gián đoạn dịch vụ khi thay đổi địa giới hành chính
    Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính từ ngày 1/7/2025.
  • AI có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp
    Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp hàng năm đến năm 2050. Điều này đã được Deloitte Toàn cầu đưa ra trong báo cáo mới đây.
  • AI lõi "Make in Viet Nam" được xếp hạng Top 12 thế giới
    Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi AI tại Việt Nam đang diễn ra, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.
  • Làm sao để tăng hiệu quả bảo mật môi trường đa đám mây?
    Khi cuộc tranh luận về việc nên triển khai hệ thống máy chủ tại chỗ hay trên đám mây đã dần lắng xuống, doanh nghiệp (DN) giờ đây lại phải đối mặt với một bài toán khác khó khăn hơn: làm thế nào để bảo mật hiệu quả môi trường đa đám mây (multicloud)?
  • Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57: Một bài học sống động
    Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ Sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo. Thành tựu đạt được chính là minh chứng sống động cho khát vọng làm chủ công nghệ lõi, tạo lực đẩy đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng vị thế quốc gia trên tiến trình hội nhập, vì một Việt Nam hùng cường.
Đừng bỏ lỡ
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh - Điểm sáng trong chuyển đổi số của ngành y tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO