Chiến lược chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay
Để xây dựng Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số thì không thể thiếu các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số trong quản lý điều hành và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay vẫn còn đó những khó khăn và thách thức...
Bức tranh hiện tại về những thách thức trong tiến trình chuyển đổi số
Những thành tựu đạt được trong tiến trình chuyển đổi số của doanh nghiệp đã được đề cập và nói đến trong rất nhiều báo cáo, phân tích, đánh giá và tổng kết. Trong bài viết này, xin phép tập trung vào những thách thức trong tiến trình chuyển đổi số của doanh nghiệp nhà nước (có vốn nhà nước) trong bối cảnh hiện nay.
Để có một cái nhìn toàn cảnh về những thách thức này, bài viết xin giới thiệu cách tiếp cận của Viện Chiến lược Chuyển đổi số - Hội Truyền thông số Việt Nam (DTSI) về chuyển đổi số doanh nghiệp như một lăng kính tiếp cận.
Theo DTSI, để chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần:
Qua mô hình trên, có thể thấy hiện trạng, các doanh nghiệp nhà nước (có vốn nhà nước) đang gặp những thách thức rất lớn sau:
Doanh nghiệp nhà nước (có vốn nhà nước) có những quy định tổ chức rất khác với các doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác. Doanh nghiệp nhà nước (có vốn nhà nước), có những hành lang pháp lý, những quy định, quy chế và cách thức kiểm soát rất chặt chẽ, Đây là yếu tố tạo nên những rào cản trong việc chuyển đổi cách thức tổ chức để chuyển đổi số, bởi không thể muốn chuyển đổi như thế nào cũng được, và muốn chuyển đổi là chuyển đổi được ngay, và sự chuyển đổi cũng chịu rất nhiều ràng buộc, không dễ để chuyển đổi thành công;
Bởi sự chuyển đổi mô hình tổ chức khó khăn nên chính quá trình này tạo ra nhiều điểm khó khăn trong việc xây dựng lộ trình chuyển đổi số, đặc biệt trong việc xây dựng các mô hình kinh doanh mới hoặc triển khai những hệ sinh thái về mô hình kinh doanh. Điều đó đặt ra những thách thức lớn cho việc chuyển đổi cách nghĩ, cách làm, cách hành động để thích ứng hiệu quả với kỷ nguyên số với một đặc trưng quan trọng là sự chuyển đổi không ngừng và linh hoạt;
Việc chuyển đổi cách vận hành cũng làm phát sinh những khoản đầu tư lớn và với đặc điểm về sự chặt chẽ trong việc kiểm soát quá trình đầu tư dẫn tới hệ quả là thời gian ra quyết định chậm, thủ tục nhiều nên việc xây dựng các sáng kiến số theo mô hình phát triển nhanh “Agile” hoặc xây dựng những hệ sinh thái đầu tư mới để thử nghiệm (Ecosystem) trở nên khó khăn do chưa có hành lang pháp lý cho quá trình này;
Chuyển đổi số cũng đòi hỏi một cái nhìn toàn cảnh, một cách làm tổng thể, và chỉ thành công, hiệu quả với một tác động tổng thể của tất cả các yếu tố chuyển đổi cùng phối hợp. Tuy nhiên, đây là một trở ngại lớn trong cơ chế ra quyết định tại các doanh nghiệp nhà nước (có vốn nhà nước). Để đảm bảo sự chắc chắn, hầu hết những giải pháp, sáng kiến số hiện nay đang tập trung vào các giải pháp theo mô hình phân tích chi tiết ưu, nhược điểm, qua đó xây dựng thiết kế tổng thể và thiết kế chi tiết theo mô hình “thác nước - waterfall”. Do vậy, thay vì tạo ra một tác động tổng thể, chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhà nước (có vốn nhà nước) hiện nay vẫn đang tập trung nhiều vào quá trình số hóa vận hành và xây dựng một số giải pháp cụ thể thay vì tổng thể;
Với quy mô rất lớn, mô hình phức hợp và định hướng phát triển chịu sự chỉ đạo của các doanh nghiệp nhà nước (có vốn nhà nước), việc xây dựng các mô hình kiến trúc cho phù hợp cũng như điều chỉnh hàng năm cần có một chiến lược tích hợp kinh doanh- chuyển đổi số được thực hiện ngay từ giai đoạn bản lề trong thời gian đầu của việc ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong doanh nghiệp để dẫn hướng tiến trình. Tuy nhiên, hiện nay, đa phần mới chỉ dừng ở việc hoạch định, vấn đề tổ chức triển khai, đặc biệt xuống các cấp thấp của tổ chức, đang là một điểm nghẽn lớn. Do vậy, chưa thực sự tạo ra được lợi thế cạnh tranh động cho doanh nghiệp nhà nước thông qua tiến trình chuyển đổi số;
Và cuối cùng, tiến trình chuyển đổi số cũng gặp những trở ngại trong hành lang pháp lý về quy trình, quy định cũng như cơ chế về việc thay đổi và áp dụng những mô hình tổ chức, mô hình nghiệp vụ, mô hình dữ liệu, mô hình vận hành,… Chính việc thiếu kiến trúc này dẫn đến việc chuyển đổi số không phát huy tối đa những lợi thế trong quá trình ứng dụng vào vận hành thực tế để chuyển đổi một cách căn bản và toàn diện doanh nghiệp sang bản chất kinh doanh mới – trở thành một doanh nghiệp số.
Chiến lược nền tảng (platform strategy) cho các doanh nghiệp chuyển đổi số
Để giải quyết những thách thức trên, thông qua quá trình nghiên cứu từ thực tiễn và tìm kiếm những giải pháp trong tiến trình tư vấn-đào tạo-đề xuất giải pháp cho các tổ chức, doanh nghiệp, DTSI đã xây dựng và phát triển một Chiến lược nền tảng.
Chiến lược này được phát triển dựa trên Kiến trúc nền tảng DTSI:
Khi công nghệ số và dữ liệu số trở thành động lực của một doanh nghiệp tương lai, doanh nghiệp sẽ phải đưa số vào cốt lõi (digital to the core) và do vậy Tầng Phần mềm (Software Layer) sẽ trở thành trung tâm của các tiến trình hoạt động của doanh nghiệp. Tầng Phần mềm trong doanh nghiệp theo Kiến trúc nền tảng DTSI được xác lập như sau:
Ở tầng nền tảng thứ nhất, phần hạ tầng (Infrastructure) của một doanh nghiệp là những nền tảng cơ sở hình thành nên doanh nghiệp, nó quyết định đến mô hình kinh doanh (business model) của doanh nghiệp sẽ là gì? Tiến trình Chuyển đổi số sẽ thúc đẩy các nền tảng hạ tầng này hình thành nên cái gọi là IaaSL – (Infrastructure as a Software Layer).
Ở tầng nền tảng thứ hai, phần phương thức (Governance corporation/way) của một doanh nghiệp là những nền tảng định hình nên cấu trúc của doanh nghiệp (organization model) như thế nào? Tiến trình Chuyển đổi số sẽ thúc đẩy phương thức này tiến đến một cơ chế quản trị hình thành nên cái gọi là GaaSL – (Governance as a Software Layer).
Ở tầng nền tảng thứ ba, phần vận hành (Platform) của một doanh nghiệp là những nền tảng định hình nên cách thức doanh nghiệp vận hành (operation model) theo cơ chế nền tảng như thế nào? Tiến trình Chuyển đổi số sẽ thúc đẩy cách thức vận hành theo nền tảng hình thành nên cái gọi là PaaSL – (Platform as a Software Layer).
Ở tầng nền tảng thứ tư, phần phương tiện (Medium) của một doanh nghiệp là những nền tảng mang tính phương tiện định hình hành vi và làm cho doanh nghiệp vận hành như một hệ thống, đồng bộ, cộng hưởng hiệu quả, đó cũng chính là mô hình văn hóa (culture model) của một doanh nghiệp số. Tiến trình Chuyển đổi số sẽ thúc đẩy nền tảng này hình thành nên cái gọi là SaaSL – (Service as a Software Layer).
Ở tầng nền tảng trung tâm, phần tài chính (Finance) của một doanh nghiệp là những nền tảng mang tính năng lượng quyết định năng lực của một doanh nghiệp cũng như mục đích cuối cùng của một doanh nghiệp, chuyển đổi số sẽ định hình một nền tảng mới cho doanh nghiệp từ vốn (capital) chuyển sang vốn dữ liệu (data-capital) là trọng tâm của nền tảng tài chính này. Tiến trình Chuyển đổi số sẽ thúc đẩy nền tảng tài chính hình thành nên cái gọi là FaaSL (Finance as a Software Layer).
Một doanh nghiệp tương lai được “định hình” bởi tiến trình Chuyển đổi số sẽ là: Một nền tảng (Platform); Được vận hành theo cơ chế nền tảng; Tầng phần mềm (Software Layer) sẽ được đặt làm trung tâm thay cho tầng phần cứng (Hardware Layer) trước đây, cho phép doanh nghiệp vượt qua được mọi giới hạn về không gian - thời gian - con người trước đây.
Chiến lược nền tảng được mô tả thành mô hình như hình dưới dây:
Chiến lược này sẽ giúp hóa giải các vấn đề sau:
Vẫn duy trì được nền tảng hệ thống phần cứng, các trang thiết bị, hạ tầng... mà các doanh nghiệp đã đầu tư nhưng không bị phụ thuộc vào hệ thống;
Vẫn duy trì và cải thiện, mở rộng, điều chỉnh các hệ thống phần mềm, ứng dụng... mà các doanh nghiệp đã đầu tư, tạo ra các vùng đệm cho phép kết nối một cách hiệu quả các phần mềm, ứng dụng,... vốn đa dạng và còn thiếu tính kết nối;
Chuyển đổi sang một cách tiếp cận mới lấy dữ liệu làm trung tâm để cho phép tích hợp hệ thống và các phần mềm trong cùng một nền tảng đồng bộ nhằm tạo ra sự cộng hưởng hiệu quả.
Tạo ra sự đồng bộ giữa hệ thống - phần mềm - dữ liệu - cho phép ra quyết định dựa trên dữ liệu (data-driven decision making).
Áp dụng Chiến lược nền tảng thông qua xây dựng Kiến trúc Dữ liệu nền tảng (data-driven platform architecture) để chuyển đổi số doanh nghiệp
Chuyển đổi số là một tiến trình, không phải là một mô hình, hay phương thức; mang tính phương tiện để giúp doanh nghiệp/tổ chức chuyển đổi hình thái tổ chức của mình, thích ứng với một bối cảnh mới - kỷ nguyên số/Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Do vậy, không có một mô hình hay phương thức chuyển đổi số cụ thể nào thích ứng và phù hợp cho mọi doanh nghiệp/tổ chức. Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng tư duy, nó đòi hỏi các doanh nghiệp/tổ chức phải chủ động đổi mới và sáng tạo dựa trên những khung khổ mang tính quy luật và nguyên tắc của tiến trình chuyển đổi số để định hình nên chiến lược và mô hình chuyển đổi phù hợp riêng cho doanh nghiệp/tổ chức của mình.
Dữ liệu là nền tảng của tiến trình chuyển đổi số, tính nền tảng này được thể hiện thông qua việc vốn hóa dữ liệu trở thành một “hệ thống ngôn ngữ giao tiếp dữ liệu chung”; cho phép tạo ra sự đột phá (disruption) năng suất nhờ đột phá về giá trị (default value) bởi có được một tiến trình ra quyết định chung dựa trên dữ liệu cho phép khớp nối các giao dịch một cách hiệu quả, tối ưu hóa các nguồn lực nhờ phối hợp hiệu quả các bên liên quan.
Thông qua việc xây dựng Kiến trúc Dữ liệu nền tảng theo Chiến lược nền tảng, các doanh nghiệp sẽ hoạch định được một bức tranh tổng thể, cho phép: linh hoạt trong “khuôn khổ”; thay đổi theo thực trạng; vận hành một cách linh hoạt và kết nối; gắn kết hiệu quả tổng thể; chuyển đổi từng phần theo tổng thể; thay đổi bản chất một cách phù hợp theo mục tiêu.
Kiến trúc Dữ liệu nền tảng theo phương thức DTSI:
Kiến trúc được một Kiến trúc Dữ liệu nền tảng để chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể tạo ra một khung khổ cho phép: Trở thành một tài liệu chính thống, hợp pháp, có cơ sở khoa học, cho phép sử dụng làm cơ sở định hướng xây dựng cho toàn bộ các Dự án Chuyển đổi số của mình, nhằm đồng nhất, cộng hưởng, có tính hệ thống và gia tăng hiệu quả các Dự án; Trở thành khung cơ sở để xây dựng và thiết kế các kiến trúc và cơ sở dữ liệu phân hệ của của doanh nghiệp; Trở thành tài liệu định hướng, hướng dẫn, là cơ sở để xây dựng các đề xuất, soạn thảo các yêu cầu dự thầu các Dự án chuyển đổi số của doanh nghiệp; Trở thành tài liệu khung quy chuẩn và là công cụ cơ sở để đánh giá, thẩm định phê duyệt các Dự án Chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Với cách thức và những hệ quả có thể đem lại cho doanh nghiệp, việc xây dựng Kiến trúc Dữ liệu nền tảng theo Chiến lược nền tảng sẽ cho phép doanh nghiệp nhà nước (có vốn nhà nước) có thể giải quyết được những điểm nghẽn hiện tại trong tiến trình chuyển đổi số; gia tăng hiệu quả của các dự án, hoạt động chuyển đổi số đã và đang thực hiện; tăng tốc và hiệu chỉnh, điều chỉnh hiệu quả các kế hoạch chuyển đổi số; và có được một phương tiện làm sở cứ cho việc ra quyết định về chuyển đổi số hữu hiệu./.