Make in Vietnam

Động lực, nguồn cảm hứng cống hiến trong cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt

Hoàng Anh 21/09/2023 09:17

“Make in Viet Nam” giờ đây không còn chỉ là một khẩu hiệu, mà đã trở thành kim chỉ nam cho hành động của cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam.

“Make in Viet Nam” là cụm từ thường được nhắc đến khi đề cập tới ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ số của Việt Nam những năm gần đây. Đây là khẩu hiệu hành động chính thức của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) của Việt Nam, được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra tại Diễn đàn quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam (Năm 2019). Khẩu hiệu hành động “Make in Viet Nam” đã tạo động lực thúc đẩy phát triển hệ sinh thái cho các doanh nghiệp với khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ.

anh-mivn-15.jpg

Cụm từ “Make in Viet Nam” được Bộ Thông tin và Truyền thông lần đầu chia sẻ tại Diễn đàn Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt Nam - Myanmar (Tháng 12/2018), khi giới thiệu những sản phẩm, giải pháp công nghệ của các doanh nghiệp ICT Việt Nam: Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn BCVT Việt Nam VNPT, FPT, BKAV… tới các cơ quan, doanh nghiệp Myanmar. Tiếp đó, “Make in Viet Nam” được chọn làm chủ đề của Triển lãm về công nghệ, công nghiệp ICT Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của ngành Thông tin và Truyền thông (Tháng 01/2019). Từ đó, khẩu hiệu “Make in Viet Nam” chính thức ra đời. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ “Make in Viet Nam” chính là: Sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất. Cụm từ cũng là khẩu hiện thể hiện khát khao, mong muốn, sự chủ động của người Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ và phát triển công nghệ.

Sau khi cụm từ "Make in Viet Nam" ra đời và thường xuyên được nhắc tới, trong Chỉ thị đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020, chỉ thị 01 “Về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam”, đã nhấn mạnh “Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược Make in Viet Nam với hàm ý “doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới”. Cùng với việc các cơ quan, Bộ ngành liên quan, cũng như sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp Việt Nam, “Make in Viet Nam” giờ đây không còn chỉ là một khẩu hiệu, mà đã trở thành kim chỉ nam cho hành động của cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam. Trong đó, các doanh nghiệp lớn đều lần lượt chuyển đổi mô hình tiếp cận và làm chủ các công nghệ lõi.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã dần làm chủ các công nghệ mới nhất trên thế giới, như: 5G, big data, AI… Trong đó, đáng chú ý là việc trong năm 2020, Việt Nam trở thành nước thứ 5 trên thế giới làm chủ công nghệ 5G, sản xuất được thiết bị hạ tầng 5G, sản xuất được điện thoại 5G. Đây là một thành công lớn của doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, là kết quả của lao động, sáng tạo, của khát vọng khẳng định chỗ đứng công nghệ Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới đang không ngừng phát triển.

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: “Muốn Make in Viet Nam thì phải làm chủ công nghệ. Lời giải cho làm chủ công nghệ của Việt Nam là công nghệ mở. Việc lựa chọn phát triển công nghệ mở, lựa chọn phát triển phần mềm nguồn mở, lựa chọn mở dữ liệu để các cá nhân, doanh nghiệp tham gia sáng tạo giá trị mới là định hướng của Việt Nam. Với định hướng này, Việt Nam sẽ phát triển thành quốc gia công nghệ dựa trên và thừa hưởng tri thức nhân loại, nhưng cũng đóng góp cho tri thức nhân loại. Phát triển và làm chủ công nghệ số dựa trên chuẩn mở không chỉ là cam kết mà còn là chiến lược của Việt Nam. Mở để phát triển và làm chủ công nghệ Việt Nam, để Make in Viet Nam. Công nghệ mở là con đường để mọi công ty, dù kinh doanh ở lĩnh vực nào, cũng có thể trở thành công ty công nghệ. Mọi công ty cần phải trở thành công ty công nghệ.”

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các doanh nghiệp công nghệ số sẽ tiếp tục là đội tiền phong, là nòng cốt trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Mục tiêu 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030 có thể sớm đạt được vào năm 2025. Những doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Make in Viet Nam để giải quyết vấn đề Việt Nam, giúp Việt Nam phát triển. Make in Viet Nam để đi ra nước ngoài, chinh phục thế giới và đóng góp cho sự phát triển của nhân loại. Make in Viet Nam để làm chủ công nghệ. Make in Viet Nam để bảo vệ Việt Nam. Make in Viet Nam để Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp hãy bắt đầu khát vọng lớn bằng một việc nhỏ và hãy làm việc nhỏ ấy với một khát vọng lớn, tình yêu lớn.”

"Make in Viet Nam" đã thực sự trở thành động lực, nguồn cảm hứng cống hiến trong cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Không chỉ lắp ráp, gia công, làm thuê, nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã và đang nỗ lực nghiên cứu, sáng tạo, thiết kế, làm chủ công nghệ mới, chủ động sản xuất, bắt nhịp với cuộc cách mạng số với tinh thần "Make in Viet Nam".

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Bình Thuận đề nghị hỗ trợ chuyển đổi số tại Mũi Né
    Lĩnh vực du lịch là một thế mạnh của tỉnh Bình Thuận và được xác định là một trong các lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số (CĐS). Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, CĐS trong lĩnh vực du lịch của Bình Thuận bước đầu đạt được một số kết quả quan trọng nhất định.
  • Triển vọng khởi nghiệp tại Đông Nam Á: tạo ra các công ty có khả năng mở rộng và bền vững
    Trong năm 2024, các startup Đông Nam Á được cho là sẽ đa dạng hóa việc thu hút đầu tư thông qua huy động vốn từ cộng đồng và đầu tư xuyên biên giới. Mục tiêu sẽ là tạo ra các công ty có khả năng mở rộng và bền vững.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
Động lực, nguồn cảm hứng cống hiến trong cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO