Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia là xu thế không thể khác trong yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập toàn cầu. Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, việc tích hợp, công bố 4 dịch vụ công (DVC) mới giúp tiết kiệm chi phí xã hội khoảng 1.376 tỉ đồng/năm. Tổng chi phí tiết kiệm khi thực hiện DVC trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia từ khi khai trương đến nay là khoảng 8.000 tỉ đồng/năm.
Việc hoàn thành cung cấp các dịch vụ công (DVC) mức độ 4 là một trong những thành tích nổi bật, thể hiện sự nỗ lực của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ứng dụng CNTT... qua đó, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chính phủ số, quốc gia số.
Trong ngày làm việc thứ hai tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương diễn ra ngày 29/12 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh chuyển đổi số (CĐS) là sự phát triển tiếp theo của ứng dụng CNTT, nhưng đây là sự phát triển mang tính đột phá.
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), chương trình, chiến lược, đề án, kế hoạch, bảo đảm hành lang pháp lý cho việc xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT), hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.
Bộ Tài chính xác định đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) là ưu tiên số 1 trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử (CPĐT), Chính phủ số, để tạo điều kiện thuận lợi, tiết giảm chi phí hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp (DN), thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Sau 1 năm vận hành, những kết quả bước đầu của Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) đã cho thấy đây là kênh hữu hiệu nhằm hiện đại hóa thủ tục hành chính (TTHC), đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành theo hướng Chính phủ không giấy tờ. Cổng DVCQG là một trong những giải pháp phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT).
Việt Nam đã tích cực ứng dụng CNTT vào cải cách, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN), hạn chế tiếp xúc trực tiếp, đẩy mạnh thanh toán trực tuyến và xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử.