HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GẮN VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH (P2)

03/11/2015 20:24
Theo dõi ICTVietnam trên

Nằm trong hệ thống các đại học hàng đầu Việt Nam, Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông cần có các cơ chế vận hành để đảm bảo đầy đủ các tiêu chí của GATS trong mô hình đại học hàng đầu trong khu vực.

NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA HỌC VIỆN TRONG 18 NĂM QUA

Trải qua 18 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện đã không ngừng phát triển và có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đổi mới của đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin. Học viện mở rộng và đa dạng hóa ngành đào tạo, tiếp tục giữ sự ổn định về quy mô và cơ cấu ngành đào tạo với tỷ lệ các ngành thuộc khối kỹ thuật chiếm tỷ trọng từ 60-70% quy mô đào tạo. Tính đến thời điểm hiện nay Học viện có 5 chuyên ngành đào tạo Tiến sỹ, 5 ngành đào tạo Thạc sỹ, 9 ngành đào tạo đại học trong đó có 2 ngành trực tiếp phục vụ truyền thông là Công nghệ đa phương tiện và Truyền thông đa phương tiện, 4 ngành đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học, 2 ngành đào tạo đại học bằng tiếng Anh và chất lượng cao, 3 ngành đào tạo đại học từ xa, 4 ngành đào tạo cao đẳng chính quy, 3 ngành đào tạo cao đẳng nghề. Bên cạnh việc mở rộng ngành nghề cũng như quy mô đào tạo, Học viện đặc biệt chú ý các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện nay, số sinh viên đang theo học tại Học viện ở tất cả các hệ, các loại hình đào tạo là trên 18 ngàn sinh viên, trong đó có trên 14 ngàn sinh viên chính quy.

Về công tác NCKH, trong thời gian qua, Học viện đẩy mạnh NCKH theo định hướng vừa đáp ứng tốt nhất nhu cầu của VNPT vừa mở rộng các hoạt động KHCN phục vụ xã hội, chú trọng tính ứng dụng, tính hiệu quả của các đề tài. Trong đó, tập trung vào nhiệm vụ: tổ chức các hoạt động nghiên cứu về chiến lược, quy hoạch phát triển mạng và dịch vụ BCVT, CNTT; cung cấp các dịch vụ tư vấn về công nghệ, giải pháp và phát triển dịch vụ, thực hiện đo kiểm, tư vấn thẩm định các công trình, dự án BCVT và CNTT cũng như tổ chức nghiên cứu các vấn đề về kinh tế và quản lý, điều hành SXKD trong lĩnh vực BCVT và CNTT.

Song song với việc đẩy mạnh công tác NCKH, Học viện còn thực hiện tốt công tác chuyển giao các kết quả NCKH nhằm góp phần nâng cao hiệu quả SXKD và hiện đại hoá mạng lưới; nhiều kết quả nghiên cứu đã được triển khai trực tiếp phục vụ quá trình điều hành, quản lý, SXKD của mạng lưới BCVT; Bảo đảm thông tin liên lạc cho các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, bảo đảm an ninh quốc phòng và các hoạt động quản lý, điều hành của Bộ TTTT và Tập đoàn. Học viện cũng tích cực và chủ động tham gia các hoạt động ứng cứu thông tin, tối ưu hóa mạng lưới, phòng chống lụt bão, bảo đảm an toàn an ninh thông tin trên mạng lưới, đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc phục vụ hoạt động chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp.

Tính đến nay đã có trên 50 Tiến sỹ, gần 2000 thạc sỹ, hơn 10 000 kỹ sư, cử nhân, và khoảng 250 000 lượt cán bộ đã được đào tạo bồi dưỡng tại Học viện; Trên 2700 đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ các cấp đã được thực hiện, là những con số nói lên các kết quả bước đầu của Học viện. Quan trọng hơn là việc Học viện đi đầu thực hiện thành công Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, năm 1996 là: Phát triển giáo dục - đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bắt kịp những tiến bộ khoa học - công nghệ; Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả; Thực hiện giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tế, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội. Với những đóng góp to lớn cho ngành trong suốt chiều dài lích sử và đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, năm 2013, Học viện đã vinh dự được đơn nhận danh hiệu Anh hùng Lao động do Chủ tịch nước trao tặng. Ngày nay, thương hiệu của Học viện luôn duy trì là một trong các trường đại học uy tín của quốc gia về đào tạo điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin và tới đây là công nghệ truyền thông.

MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030

Mục tiêu tổng quát

Học viện kết hợp được các hoạt động Nghiên cứu khoa học và Giáo dục đào tạo với Sản xuất kinh doanh nhằm giải quyết yêu cầu thực tiễn Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Thực hiện các mục tiêu Chiến lược của Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án đưa Việt Nam thành nước mạnh về CNTT và Đề án phát triển nguồn nhân lực CNTT thông qua việc đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu về Khoa học công nghệ và nguồn nhân lực đồng bộ, lành nghề cho Ngành và cho xã hội; Tạo ra một mô hình mới, có ý nghĩa chính trị xã hội cao, có hiệu quả thực tiễn cao để huy động nguồn lực từ các Doanh nghiệp Nhà nước nòng cốt và từ xã hội cho Nghiên cứu khoa học và cho Giáo dục đào tạo.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

-Vị thế, vai trò:: Khẳng định vị thế là một trong 10 đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Việt Nam; được Chính phủ lựa chọn thành Trường đại học trọng điểm quốc gia về ICT.

-Về tổ chức và đội ngũ cán bộ : Hình thành 2 cơ sở nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo đạt chất lượng cao, chuyên sâu tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; Có từ 25 -30 Giáo sư và Phó giáo sư trong lĩnh vực ICT, kinh tế. Tỷ lệ cán bộ có trình độ Tiến sĩ đạt trên 25%; 100% cán bộ giảng dạy và 70% cán bộ nghiên cứu có trình độ Thạc sĩ trở lên; đạt tỷ lệ 1 giảng viên/20 sinh viên.

-Về giáo dục đào tạo:  Có từ 2 đến 3 ngành đào tạo đại học kiểm định đạt chuẩn chất lượng Quốc tế; Đạt tỷ lệ 50% số lượng sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông của Học viện sau khi tốt nghiệp có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động Quốc tế; Đạt trên 90% số sinh viên tốt nghiệp được các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được yêu cầu công việc.

-Về khoa học công nghệ:  Là đơn vị dẫn đầu về tư vấn, thẩm định, tham mưu về chiến lược, ứng dụng, sử dụng KHCN trong Ngành, đủ năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có công nghệ cao, góp phần nâng cao chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ cho các doanh nghiệp; Là đơn vị chủ lực tham gia các chương trình nghiên cứu KHCN trọng điểm của Nhà nước trong lĩnh vực ICT và tham gia xây dựng định hướng, chính sách phát triển khoa học công nghệ về ICT của Quốc gia; Mỗi năm có ít nhất 40-50 bài đăng ở các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới như SCI/SCIE/ ISI hoặc tương đương; Hoạt động nghiên cứu khoa học thực sự là hoạt động nòng cốt với nguồn thu từ hoạt động KHCN ổn định, chiếm tỷ trọng 15-20% trên tổng nguồn thu.

-Về đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn:  Trở thành 1 trong 10 nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực uy tín hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực ICT; Là đơn vị dẫn đầu về tư vấn, thẩm định, tham mưu về chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp BCVT và CNTT; Mở rộng và phát triển hoạt động đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn ra các nước trong khu vực. Phấn đấu tổ chức bồi dưỡng khoảng 20.000 lượt người/năm.

-Về gắn kết giữa nghiên cứu với đào tạo và với hoạt động SXKD:  Tỷ lệ cán bộ nghiên cứu tham gia giảng dạy, hướng dẫn tốt nghiệp đạt trên 80%; Tỷ lệ giảng viên tham gia các hoạt động nghiên cứu chuyên nghiệp trên 60%; Xây dựng và mở rộng phạm vi hợp tác với các doanh nghiệp trong việc cung cấp các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học. Phấn đấu mỗi năm có trên 1.000 học sinh sinh viên các hệ đào tạo thuộc ngành ICT được đào tạo theo đặt hàng từ các doanh nghiệp ICT; Hoàn thiện mô hình, cơ chế gắn kết các Viện nghiên cứu với các Khoa đào tạo để vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, vừa hợp nhất các nguồn lực trong cùng một tổ chức.

-Về hợp tác Quốc tế:  Duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với các cơ sở nghiên cứu, trường đại học và các nhà sản xuất trên thế giới. Đặc biệt là các đối tác có quan hệ hợp tác chặt chẽ, lâu năm với Học viện tại các nước: Nhật, Mỹ, Anh, Nga, Hàn Quốc, Đức; Chuyển giao được chương trình đào tạo tiên tiến về công nghệ thông tin, điện tử viễn thông từ các nước Đức, Mỹ, Anh vào trong chương trình đào tạo của Học viện để tạo ra sự đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo; Tham gia các dự án về ICT của khu vực, liên khu vực và Quốc tế. Tranh thủ sự hợp tác Quốc tế để huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA, nhằm đẩy mạnh đào tạo ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước và phát triển hạ tầng cơ sở đào tạo ICT của Học viện phục vụ các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.

Tầm nhìn 2030

-Vị thế, vai trò:  Được công nhận là tổ chức đào tạo nghiên cứu đạt chất lượng, trình độ khu vực và nằm trong Top 200 trong khu vực theo QS University Rankings; Phát triển, mở rộng phạm vi tiếp nhận và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học ra thị trường Quốc tế, có các cơ sở ở nước ngoài;

-Về đội ngũ cán bộ:  Có 40 đến 50 Giáo sư và Phó giáo sư trong lĩnh vực CNTT, viễn thông, kinh tế; Tỷ lệ cán bộ có trình độ Tiến sĩ đạt trên 35%; 100% cán bộ giảng dạy và nghiên cứu có trình độ Thạc sĩ trở lên; Đạt tỷ lệ 1 giảng viên/15 sinh viên.

-Về giáo dục đào tạo:  Có 4 đến 5 chuyên ngành đào tạo đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực. Có từ 30 -50 giảng viên có thể tham gia giảng dạy ở nước ngoài. Đạt tỷ lệ 80% số lượng sinh viên ICT tốt nghiệp đủ năng lực tham gia thị trường lao động Quốc tế; Đạt trên 95% số sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động. Tổng lưu lượng học sinh bình quân của tất cả các hệ/trình độ đào tạo đạt 30.000 sinh viên, trong đó: qui mô đào tạo đại học cao đẳng chính qui là 25.000. Đạt tỷ lệ 2% sinh viên người nước ngoài so với tổng số sinh viên của Học viện đến học tập, nghiên cứu tại Học viện.

-Về khoa học công nghệ:  Phấn đấu chiếm lĩnh 5-10% thị phần sản phẩm, giải pháp ICT tại Việt Nam; Mỗi năm có khoảng 90-100 bài báo đăng ở các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới như SCI/SCIE/ISI hoặc tương đương; Số lượng đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ký được với Nhà nước; Bộ ngành và xã hội đạt khoảng 300 đề tài/năm.

-Về đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn:  Trở thành 1 trong 5 trường nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực uy tín hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực ICT; Số lượt học viên tham gia đào tạo bồi dưỡng đạt 25.000 lượt người/năm.

- Về gắn kết nghiên cứu với đào tạo và với hoạt động SXKD:  Tỷ lệ cán bộ nghiên cứu tham gia giảng dạy, hướng dẫn tốt nghiệp là 100%; Tỷ lệ Giảng viên tham gia các hoạt động nghiên cứu chuyên nghiệp trên 80%; Phấn đấu mỗi năm có trên 3.000 học sinh, sinh viên các hệ đào tạo và trên 100 đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện theo đặt hàng của các doanh nghiệp ICT.

-Về Hợp tác quốc tế:  Tập trung mở rộng thị trường Quốc tế, đa dạng hóa các dịch vụ đào tạo ICT để góp phần nâng cao khả năng phát triển nền giáo dục đào tạo của Việt Nam; Thúc đẩy việc liên kết hoặc mở cơ sở đào tạo ICT ở nước ngoài để tạo đột phá về thương hiệu đào tạo ICT của Học viện. Tăng cường hợp tác liên kết các trường đại học nước ngoài tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên của Học viện học tập và trau dồi kiến thức về ICT tiên tiến, có nền tảng vững chắc sau khi ra trường cũng như làm việc ở môi trường quốc tế.

GIẢI PHÁP ĐẶC THÙ THỰC HIỆN MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

Nằm trong hệ thống các đại học hàng đầu Việt Nam, Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông cần có các cơ chế vận hành để đảm bảo đầy đủ các tiêu chí của GATS trong mô hình đại học hàng đầu trong khu vực.

Trong quản trị học, Học viện cần hoàn chỉnh hóa toàn bộ hệ thống tổ chức, cơ chế chính sách nội bộ, sao cho phát huy hết sức mạnh hệ thống như cam kết trong tầm nhìn, sứ mạng của mình.

Trong giáo dục và đào tạo ngoài việc cung cấp các kiến thức chuyên môn, người học cần được chú trọng rèn luyện các phẩm chất đạo đức, đặc biệt kỹ năng để có đầu ra cạnh tranh với khu vực, chủ động tham gia thị trường cung ứng nhân lực.

Để có thể chủ động tận dụng các cơ hội hợp tác quốc tế, nhằm đẩy nhanh tiến trình chuẩn hóa chất lượng, Học viện cần có các nhóm chuyên trách xây dựng các đề án liên kết quốc tế có đủ năng lực để thực thi nhiệm vụ.

Học viện cần đẩy mạnh kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ có tầm nhìn quốc tế trong quản trị đại học, đào tạo và nghiên cứu khoa học, đảm bảo tính liên tục và tính kế thừa của các giai đoạn hội nhập quốc tế, tiên phong trong thực hiện đầy đủ các tiêu chí của đại học phát triển để trở thành đối tác chủ động trong thị trường giáo dục toàn cầu. 

PGS.TS. Lê Hữu Lập

(TCTTTT Kỳ 1/8/2015)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
Đừng bỏ lỡ
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Tuyên Quang: Tăng cường các giải pháp chuyển đổi số báo chí
    Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG: ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GẮN VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH (P2)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO