Làm việc kết hợp sẽ là đột phá mới của Việt Nam trong và sau đại dịch COVID-19

Minh Thiện| 25/05/2021 17:07
Theo dõi ICTVietnam trên

81% lực lượng lao động tại Việt Nam mong muốn được làm việc linh hoạt từ xa, đồng thời, 77% lực lượng lao động cũng muốn có thời gian gặp mặt trực tiếp các đồng nghiệp của mình.

Mô hình làm việc từ xa đã trở nên quen thuộc

Microsoft vừa công bố những phát hiện liên quan đến thị trường Việt Nam từ Báo cáo Chỉ số Xu hướng Công việc thường niên đầu tiên của tập đoàn. Với tiêu đề "Làm việc kết hợp, sự đột phá mới - Liệu chúng ta đã sẵn sàng?", báo cáo đã chỉ ra 7 xu hướng làm việc kết hợp mà mọi lãnh đạo doanh nghiệp cần biết khi chúng ta bước vào kỷ nguyên làm việc hoàn toàn mới. 

Báo cáo cũng chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam cần chú ý một số vấn đề mới phát sinh khi chuyển đổi sang làm việc kết hợp.

Làm việc kết hợp sẽ là đột phá mới của Việt Nam trong và sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Bà Phan Tú Quyên, Giám đốc Marketing và Vận hành, Microsoft Việt Nam, cho biết: "Một lần nữa chúng ta đang đứng trước một sự thay đổi rất lớn, giống như năm ngoái khi cả thế giới phải chuyển sang hình thức làm việc từ xa, thì bây giờ là chuyển sang mô hình làm việc kết hợp: mô hình làm việc cho phép một số nhân viên trở lại nơi làm việc như trước kia trong khi một số khác sẽ tiếp tục làm việc tại nhà." 

Để thực hiện bước chuyển đổi này, bà Quyên cho rằng: "Lãnh đạo cần nhìn lại các giả định đã tồn tại từ lâu. Những gì chúng ta lựa chọn ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng đến tổ chức trong nhiều năm tới. Đây là thời điểm đòi hỏi phải có một tầm nhìn rõ ràng và tư duy cầu tiến. Những quyết định hôm nay sẽ tác động đến mọi thứ, từ cách chúng ta định hình văn hóa doanh nghiệp, thu hút và giữ chân nhân tài, đến cách thúc đẩy sự hợp tác và đổi mới."

Để giúp các tổ chức chuyển đổi thuận lợi, Báo cáo về Chỉ số xu hướng công việc năm 2021 đã liệt kê những phát hiện từ một nghiên cứu có sự tham gia 30.000 đáp viên tại 31 quốc gia, trong đó có Việt Nam, và phân tích hàng nghìn tỷ tín hiệu năng suất và lao động trên Microsoft 365 và LinkedIn. Báo cáo cũng bao gồm quan điểm từ các chuyên gia đã nghiên cứu về sự hợp tác, cộng tác xã hội và thiết kế không gian nơi làm việc trong nhiều thập kỷ.

7 xu hướng làm việc kết hợp tại Việt Nam

Microsoft mong muốn các DN nhận ra rằng công việc đã không còn bị ràng buộc bởi các quan niệm truyền thống về thời gian và không gian khi đề cập tới phương thức, thời điểm và địa điểm làm việc. Dưới đây là 7 xu hướng mới nổi:

1. Phương thức làm việc linh hoạt sẽ trở nên phổ biến: 81% người lao động tại Việt Nam tham gia khảo sát mong muốn tiếp tục làm việc từ xa linh hoạt, trong khi đồng thời 77% người lao động cũng mong muốn có thêm thời gian gặp mặt trực tiếp với các đồng nghiệp của mình. Lãnh đạo DN tại Việt Nam (71%) đang nhận ra sự thay đổi của nơi làm việc và có nhiều khả năng lập kế hoạch thiết kế lại không gian văn phòng để phù hợp với mô hình làm việc kết hợp.

2. Lãnh đạo không sâu sát với nhân viên và họ cần nhận ra điều đó: Theo nghiên cứu, 89% lãnh đạo tại Việt Nam cho biết công việc của họ rất thuận lợi - cao hơn 31 điểm phần trăm so với nhân viên.

3. Đằng sau năng suất lao động cao là một lực lượng lao động kiệt sức: 40% người lao động tại Việt Nam bị quá tải với công việc và 20% cảm thấy kiệt sức.

4. Thế hệ Z đang gặp rủi ro và sẽ cần được tái tạo năng lượng: 44% người trẻ tại Việt Nam - trong độ tuổi 18 - 25 - nói rằng họ đang phải vật lộn với công việc.

Làm việc kết hợp sẽ là đột phá mới của Việt Nam trong và sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Thế hệ Z (Gen Z) đang gặp khó khăn hơn các thế hệ khác. Năm vừa qua có nhiều thử thách hơn đối với Gen Z về nhiều mặt - từ việc đưa ra những ý tưởng mới cho đến cảm giác gắn bó hoặc hào hứng với công việc.

5. Mạng lưới tương tác thu hẹp đang cản trở sự đổi mới: Các xu hướng tổng hợp từ hàng tỷ cuộc họp Microsoft Teams và email Outlook cho thấy các tương tác trên mạng lưới rộng đã giảm dần khi mọi người chuyển sang làm việc từ xa. 20% người lao động tại Việt Nam cho biết họ đã giảm tương tác với đồng nghiệp khi chuyển sang làm việc từ xa.

6. Được sống thật với chính mình sẽ thúc đẩy năng suất và hạnh phúc của người lao động: Các đồng nghiệp đã cùng nhau vượt qua một năm thử thách theo những cách chưa từng có. 20% người lao động tại Việt Nam đã khóc với một đồng nghiệp, 15% đã gặp thú cưng của đồng nghiệp qua mạng, 34% đã gặp gia đình của đồng nghiệp qua mạng. Theo đó, 62% người lao động tại Việt Nam cảm thấy rằng năm vừa qua họ được hoàn toàn là chính mình trong công việc.

7. Nhân tài ở khắp mọi nơi trong thế giới làm việc kết hợp: 58% số người được khảo sát tại Việt Nam đang có kế hoạch chuyển đến một địa điểm mới trong năm nay. Điều đó cho thấy mọi người không cần phải rời bàn làm việc, nơi ở hoặc cộng đồng để mở rộng cơ hội nghề nghiệp của họ. Thực tế này cũng giải thích cho việc 46% người lao động và 52% người thuộc thế hệ Z tại Việt Nam có thể cân nhắc thay đổi công ty trong năm nay.

Kỳ vọng của người lao động khi thực hiện làm việc kết hợp

Những xu hướng khác trong lực lượng lao động ở châu Á , Úc và New Zealand, và Nhật Bản cho thấy bản chất công việc đã thay đổi đáng kể trên toàn khu vực và chúng ta đang trên đỉnh điểm của sự đột phá tại nơi làm việc:

• Nhiều khả năng thay đổi con đường sự nghiệp: 47% người lao động ở châu Á có khả năng cân nhắc thay đổi công ty và 56% có khả năng cân nhắc chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, con số này khiêm tốn hơn nhiều, với chỉ 38% người lao động có khả năng cân nhắc thay đổi công ty trong năm nay.

• Kết nối nhiều hơn với đồng nghiệp: chỉ 35% người lao động ở châu Á nhận thấy tương tác của họ với đồng nghiệp đã giảm đi.

• Tự do hơn với con người thật của họ: 55% người làm việc từ xa ở châu Á và 50% ở Úc và New Zealand nói rằng họ được sống thật với con người mình hơn tại nơi làm việc so với năm ngoái.

Làm việc kết hợp sẽ là đột phá mới của Việt Nam trong và sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Các cơ hội từ xa hấp dẫn hơn đối với các ứng viên đa dạng. Trên LinkedIn, phụ nữ, Gen Z và những người không có bằng tốt nghiệp, có nhiều khả năng ứng tuyển vào các vị trí từ xa.

• Năng suất làm việc cao hơn nhưng kiệt sức và căng thẳng: 63% người lao động ở Nhật Bản cho biết mức năng suất của họ vẫn không đổi so với năm ngoái. Trong khi đó, 48% người lao động đang cảm thấy kiệt sức và 45% cảm thấy căng thẳng.

• Nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên cân bằng giữa công việc và cuộc sống hơn: 61% người lao động ở Úc và New Zealand cho biết công ty nơi họ làm việc có quan tâm đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên.

• Mọi người có nhiều khả năng thay đổi nơi định cư hơn khi họ có thể làm việc từ xa: 50% người làm việc từ xa ở Úc và New Zealand có khả năng chuyển đến một địa điểm mới vì giờ đây họ có thể làm việc từ xa

Không chỉ khám phá những mối nguy của tương lai công việc, báo cáo Chỉ số Xu hướng Công việc còn xác định 5 chiến lược cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khi họ bắt đầu quá trình chuyển đổi:

• Xây dựng kế hoạch trao quyền cho nhân viên để đạt được mức độ linh hoạt cao.

• Đầu tư vào không gian làm việc và công nghệ để tạo cầu nối giữa thế giới vật lý và thế giới số.

• Thống nhất từ cấp lãnh đạo: nói không với tình trạng quá tải khi làm việc trực tuyến.

• Ưu tiên xây dựng lại văn hoá và vốn xã hội

• Định nghĩa lại khái niệm trải nghiệm của nhân viên để thu hút được đa dạng và nhiều nhân tài nhất.

Ông Karin Kimbrough, Giám đốc Kinh tế của LinkedIn chia sẻ: "Trong đại dịch này, chúng tôi nhận thấy một số xu hướng tiền COVID nổi lên rất nhanh chóng. Nhưng có lẽ một trong những xu hướng thú vị nhất là sự phổ biến của phương thức làm việc từ xa. Khi cơ hội được dân chủ hóa thông qua phương thức làm việc từ xa và sự thay đổi trong cách định nghĩa nhân tài, chúng ta sẽ thấy những đòi hỏi về kỹ năng trở nên đa dạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tiếp cận với các kỹ năng khác nhau mà trước đây họ chưa cần đến."

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khoảng 95% người tiêu dùng mua hàng qua livestream
    Với dân số đông, tỷ lệ sử dụng Internet cao, Việt Nam là thị trường màu mỡ cho thương mại điện tử (TMĐT) phát triển. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, 95% người mua sắm trực tuyến đã mua hàng từ các phiên livestream trong suốt 3 tháng đầu năm 2024.
  • HONOR mở bán X8b tại Thế Giới Di Động
    Thế Giới Di Động (TGDĐ) và HONOR Việt Nam đã ký kết hợp tác kinh doanh, mở bán đặc quyền HONOR X8b với mức giá 7,69 triệu đồng.
  • Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp số toàn diện để giải quyết "điểm nghẽn"
    Tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) diễn ra mới đây, ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho rằng, CĐS nông nghiệp là một bài toán khó nhưng không thể không làm.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức ra mắt mini app BR-VT Smart trên Zalo
    Từ dịch vụ công (DVC) trực tuyến, giải đáp thắc mắc cho đến các tiện ích như hiến kế phát triển tỉnh, lịch tiếp công dân, thông tin quy hoạch, thông tin đất đai... đều được tích hợp trong mini app “BR-VT Smart” trên Zalo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • Số vốn đầu tư cho startup Việt năm 2023 giảm 17%
    Theo báo cáo Đầu tư công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, năm 2023, các startup Việt Nam nhận được tổng số vốn đầu tư là 529 triệu USD, giảm 17% so với năm trước, do ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế biến động trên toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Làm việc kết hợp sẽ là đột phá mới của Việt Nam trong và sau đại dịch COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO