Một số vấn đề xã hội số hậu Covid-19

Nguyễn Uyên| 14/12/2020 08:09
Theo dõi ICTVietnam trên

Đại dịch COVID-19 là thách thức của thế kỷ mà tất cả chúng ta phải đổi mặt. Nhiều người đã thiệt mạng, các nền kinh tế trì trệ và các chính phủ gặp nhiều khó khăn.

Lúc này, công nghệ ICT đã chứng minh được vai trò quan trọng trong giúp các quốc gia phản ứng và thích nghi trước các thách thức của dịch bệnh bằng cách kích hoạt học tập và làm việc từ xa. CNTT trở nên hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống COVID-19 và đưa cuộc sống của chúng ta quay lại trạng thái bình thường mới. COVID-19 đã tạo ra những thay đổi vô cùng to lớn và cũng mở ra những khả năng chưa từng có trước đây.

Cách ly xã hội - đặt ra những câu hỏi về tương lai Xã hội số

Cách ly xã hội xuất hiện lúc đại dịch bùng phát, đồng thời đây cũng là thời điểm nổi lên của công nghệ số trong bối cảnh u ám của toàn thế giới. Mọi người cho rằng: "Chúng ta đang phải đối mặt với điều này ngày hôm nay, nhưng không phải (giả sử) hai mươi năm trước khi chúng ta chưa có thể làm mọi thứ trực tuyến"; "Đây sẽ là thời điểm mà các cách thức hoạt động kỹ thuật số tiến lên nhanh chóng - là con đường tốt nhất để tiến lên".

Chắc chắn có một sự thật mà không ai có thể phủ nhận. Chúng ta đã có thể thay thế cho những cách chúng ta đã làm trước đây trong phần lớn cuộc đời của mình - hoặc, ít nhất, một số người trong chúng ta đã làm bằng các cách thức hoạt động kỹ thuật số. Nhưng sự thật này cũng được chứng minh là những hiệu quả của những cách thức thay thế này, một phần và ít phổ biến hơn dự kiến, điều này đặt ra những câu hỏi cho tương lai.

Một số vấn đề xã hội số hậu Covid – 19 - Ảnh 1.

Bất bình đẳng

Một tác động có thể nhìn thấy đó là sự không đồng đều. Những người được kết nối kỹ thuật số tốt - cho dù đó là ở bất kỳ quốc gia nào, giàu hay nghèo - có khả năng quản lý cuộc sống của họ trong tình trạng bị cách ly, tốt hơn nhiều so với những người không được kết nối kỹ thuật số. Những người có công việc văn phòng có thể duy trì thu nhập của họ nhiều hơn những người làm trực tiếp trong các ngành sản xuất hoặc dịch vụ.

Cách ly xã hội (Lockdown) có thể mang lại sự thoải mái cho một số người, nhưng đây lại là cơn ác mộng cho những người khác, và mọi người thường đồng ý, nó có thể làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng, trong hiện tại và cho tương lai. Ví dụ, hãy nghĩ về những cơ hội khác nhau mà trẻ em được kết nối và không được kết nối phải theo kịp với việc học tập của chúng.

Thay thế không phải là sao chép

Mọi người đều thống nhất rằng: thay thế không phải là sao chép. Các cuộc họp trực tuyến là tương tác hai chiều so với các cuộc họp thực tế. Nhưng ngay cả đối với những người đã quen với chúng, luôn mong muốn và yêu thích những trải nghiệm trực tuyến, thì họ vẫn có những lý do khiến mọi người muốn tập trung tại một nơi cùng một lúc.

Ví dụ, trong các cuộc họp trực tuyến, không phải mọi thứ đều suôn sẻ. Khi đó sẽ phát sinh các cuộc tranh luận và đưa ra các quyết định, nhưng hầu hết các cuộc tranh luận như vậy đều diễn ra ở hành lang và nhà hàng chứ không phải trong hội trường. Hậu COVID, không có khả năng để tiếp tục việc gặp gỡ ảo, mặc dù chúng ta có thể rút ra các bài học để cải thiện hiệu quả của các hoạt động giữa các phiên họp, và thực hiện các cuộc gặp trực tiếp với nhiều người tham dự hơn.

Trải nghiệm khác nhau với những người khác nhau

Trải nghiệm về cách ly xã hội của mọi người, ở bất kỳ đâu, có những điểm tương đồng nhưng cũng có những điểm khác biệt. Mọi cá nhân trên trái đất là những chủ thể khác biệt, độ tuổi khác nhau, khả năng bị lây nhiễm khác nhau. Chúng ta sống ở những nơi khác nhau, trong những văn hóa gia đình khác nhau, với những công việc khác nhau, những trách nhiệm khác nhau, những thái độ khác nhau, những lo lắng khác nhau, thời gian giải trí khác nhau. Và do đó, chúng ta đã bị ảnh hưởng khác nhau bởi việc cách ly này.

Nhiều người cảm thấy thích thú khi làm việc tại nhà, nhưng đối với những người khác, điều đó lại là khó khăn và mệt mỏi hơn. Ra ngoài làm việc đã tách biệt thời gian làm việc với thời gian riêng tư. Làm việc tại nhà trong không gian gia đình khó hơn nhiều so với trong một không gian văn phòng; và khó hơn nữa khi trường học vẫn đóng cửa và con bạn ở nhà. Các cuộc họp trên Zoom được yêu cầu nhiều hơn, không ít hơn các cuộc họp trong văn phòng.

Mọi người mua sắm trực tuyến khá nhiều, nhưng, hầu hết mọi người, cũng thích mua sắm tại các cửa hàng. Cách ly xã hội là thời điểm bùng nổ của Amazon nhưng lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp không được thiết lập cho khách hàng trực tuyến.

Chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Điều gì xảy ra hậu COVID là một câu hỏi khó vì nó quá không chắc chắn.

Thế giới có trở lại kinh doanh như bình thường không? Liệu mọi người có quay trở lại lối sống cũ - điều mà đối với nhiều người đó có nghĩa là đi làm bằng phương tiện công cộng, dành cả ngày cho các cuộc họp văn phòng, buổi tối ở quán rượu, nhà hàng và rạp chiếu phim? Hay việc cách ly xã hội sẽ đẩy nhanh những thay đổi lâu dài trong sự cân bằng giữa kỹ thuật số và analog?

Chắc chắn rằng sẽ có những thay đổi trong lâu dài, nhưng đó sẽ là kết quả chủ yếu từ cách chúng ta phản ứng với mức độ rủi ro và cơ hội kinh tế, và cách thức sử dụng các công nghệ kỹ thuật số mà chúng ta đã biết thay vì phụ thuộc vào những đổi mới hơn nữa. Việc này phụ thuộc bởi 4 yếu tố sẽ rất quan trọng đối với những gì xảy ra và với tốc độ ra sao.

Đầu tiên, hãy nhìn về một thực trạng: Khi việc cách ly xã hội được nới lỏng, nhiều người đang tận dụng đầy đủ và nhanh chóng các "quyền tự do" mới. Các bãi biển đông đúc. Các gia đình và nhóm bạn bè gặp nhau trong công viên và nhà riêng. Sự tuân thủ về giãn cách xã hội đang giảm dần.

Hầu hết mọi người đều sẽ tìm thấy một số điều mà họ thích làm với trực tuyến chẳng hạn như: sẽ mua đồ và xem nhiều phim hơn; sẽ nói chuyện với bạn bè và gia đình bằng Zoom nhiều hơn những gì thường làm.

Những điều này rất quan trọng nhưng chúng không phải là bản chất, vì trên thực tế, mội người sẽ vẫn thích gặp gỡ bạn bè trong công viên hơn là nhìn họ trên màn hình; thích xem một vở kịch trên sân khấu hơn là xem trên TV.

Một số thứ sẽ không bao giờ thích hợp khi thực hiện với kỹ thuật số, cho dù công nghệ thông minh. Rõ rằng có thể tổ chức một đám tang trực tuyến và làm cho nó có ý nghĩa, nhưng điều đó không thể mang lại sự thoải mái như thật. Đau buồn không hoạt động tốt trên Zoom.

Nếu vi rút biến mất, có thể dự đoán rằng mọi người sẽ quay trở lại trạng thái cũ nhanh hơn nhiều so với dự đoán để trở về cuộc sống bình thường mà họ đã sống trước đây; rằng việc áp dụng các giải pháp thay thế kỹ thuật số sẽ kém an toàn hơn so với cách nghĩ của những người đam mê kỹ thuật số. Tuy nhiên, việc điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

Điểu đẩu tiên là thái độ với rủi ro. Cách ly xã hội đã dạy cho chúng ta nỗi sợ hãi, dần dần chúng ta đã học cách cân bằng với những rủi ro liên quan đến vi rút và cách mà chúng ta chuẩn bị đối phó. Việc điều chỉnh sẽ diễn ra theo thời gian - và sẽ có rất nhiều thay đổi giữa những người có mức độ tổn thương khác nhau. Nhiều người trẻ tuổi đang từ bỏ sự giãn cách xã hội vì họ nghĩ rằng vi rút gây ra mối đe dọa thấp hơn nhiều cho họ. Việc xác định mối đe dọa khác nhau sẽ tác động đến thái độ với rủi ro cũng khác nhau.

Vấn để thứ hai là về tác động kinh tế của vi rut và việc cách ly xã hội này. Bình thường, các cửa hàng bán lẻ đã khó duy trì thị phần trước các đối thủ cạnh tranh trực tuyến. Việc cách ly lại càng thúc đẩy sự chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến: một sự thúc đẩy lớn cho Amazon, tia hy vọng cho các doanh nghiệp địa phương näng động. Việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn, tuy vậy đã cắt bỏ phần lớn niềm vui của mọi người khi duyệt qua các cửa hàng.

Nếu mua hàng trực tuyến trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng hơn, điều đó có thể đẩy nhanh sự biến mất của các cửa hàng trên phố và sự đa dạng và sự lựa chọn mà họ cung cấp. Liệu mua sắm trên phố có quay trở lại đủ nhanh để duy trì các mô hình kinh doanh trên phố trong bối cảnh mua sắm kỹ thuật số là một giải pháp thay thế thực sự không?

Đối với các công việc vän phòng, thì liệu các nhà tuyển dụng đang quản lý trực tuyến có tiếp tục chọn cách làm như vậy và để tiết kiệm chi phí vän phòng không? Điều đó có thể hiệu quả theo quan điểm của họ, nhưng nó chuyển chi phí việc làm lên nhân viên và khiến những người lao động đó bị cäng thẳng trong cuộc sống. Nó có thể gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đến cá nhân và xã hội: về sự bình đẳng (ai trong một hộ gia đình sẽ kết hợp công việc của họ với việc chäm sóc trẻ em?); đến khả näng tồn tại của các trung tâm thành phố và giao thông công cộng.

Các quốc gia và cả hành tinh, đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế do hậu quả của cuộc khủng hoảng COVID. Việc làm bị mất, thu nhập giảm, nhu cầu hàng hóa và dịch vụ giảm.

Các biện pháp kinh tế quyết liệt sẽ là cần thiết để phục hồi. Số hóa có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiên các biện pháp phục hồi (mặc dù không phải tất cả việc sản xuất đều có thể được số hóa và đó không phải là cách tốt nhất để khôi phục mức việc làm). Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công trình công cộng là một trong những cách tiếp cận mà các chính phủ có thể áp dụng: với việc áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng. Sự lựa chọn đó sẽ có nhiều tác động hơn đến sự phục hồi tổng thể.

Yếu tố thứ ba là những gì xảy ra với vi rút. Đại dịch sẽ bùng phát, hay giảm đi, hay trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta? Mức độ lây nhiễm đang täng lên ở một số quốc gia, bao gồm cả một số nơi trước đây đã giảm. Cuộc khủng hoảng này có thể trở nên tồi tệ hơn theo quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới - có thể còn lâu nữa mới được gọi là "kết thúc".

Triển vọng về những hạn chế kéo dài sẽ củng cố các xu hướng chuyển từ tương tự sang kỹ thuật số trong việc làm và trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. cho đến nay, sự thay thế kỹ thuật số hầu như chỉ là tạm thời; sau một näm sự thay thế sẽ bắt đầu ổn định. Nhưng điều đó có thể thay đổi nếu việc cách ly xã hội trở lại làm thay đổi phạm vi phục hồi kinh tế (và làm giảm tinh thần của những người đã mong đợi trở lại cuộc sống bình thường).

Các phát triển y tế sẽ là yếu tố quyết định quan trọng: Có thể làm gì để giảm sự lây lan của vi rút? Phương pháp điều trị nào sẽ hiệu quả? Khi nào có vắc xin?

Công nghệ kỹ thuật số có vai trò trong tất cả những điều này: chúng đang được sử dụng để kiểm tra, theo dõi và truy tìm vết, nhưng đây là điều không phải là không còn tranh cãi. Dữ liệu lớn có thể giúp xác định các phương pháp điều trị để giảm bớt các triệu chứng và giảm tỷ lệ tử vong. Việc phát triển và thử nghiệm vắc xin được xúc tiến bằng phân tích kỹ thuật số. Nhưng công nghệ kỹ thuật số không phải là giải pháp ở đây: cũng như đối với nền kinh tế, nó cung cấp các công cụ y tế có thể hữu ích hoặc có thể không.

Kết luận

Cuộc khủng hoảng COVID-19 là một bài kiểm tra về mức độ mà các công nghệ kỹ thuật số có thể thay thế cho các cách thức hoạt động đã được thiết lập và cách chúng có thể làm điều đó một cách hiệu quả. Có nhiều điều để học hỏi từ kinh nghiệm đó và chúng ta hy vọng chúng ta học được những gì hiệu quả nhất cho người dân, cũng như chính phủ và doanh nghiệp.

Mức độ thay thế kỹ thuật số trên tất cả sẽ phụ thuộc vào hai điều: thời gian của cuộc khủng hoảng và mức độ mà mọi người cảm thấy các lựa chọn thay thế trực tuyến tốt như (hoặc tốt hơn) các sản phẩm tương đương ngoại tuyến. Sẽ có một khoảng cách giữa các cá nhân và các lĩnh vực trong việc chuyển đổi này, nhưng có nhiều lĩnh vực trong cuộc sống mà mọi người sẽ thích những cách cũ hơn và sẽ quay lại với chúng.!

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 15+16 tháng 11/2020)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Một số vấn đề xã hội số hậu Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO