Nền tảng tư vấn y tế kết nối bác sỹ toàn quốc "Giúp tôi!": Sự trợ giúp kịp thời cho người Việt

Hoàng Linh| 26/08/2021 21:12
Theo dõi ICTVietnam trên

Nền tảng ra mắt kịp thời trong bối cảnh mỗi ngày cả nước đang phải gồng mình chống chọi với số ca lây nhiễm ngày càng tăng, đã vượt quá 10.000 ca/ngày.

Theo thống kê, số các ca nặng chiếm khoảng 20% tổng số F0 và số các ca nhẹ/không triệu chứng chiếm khoảng 80% trên tổng số F0. Nhu cầu được cần được tư vấn y tế và sức khỏe tâm lý đặc biệt trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết đối với người dân trong vùng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đặc biệt là tư vấn hỗ trợ về chuyên khoa cho các đối tượng như các thai phụ, trẻ em, người già có bệnh mãn tính, người khuyết tật, người có bệnh nền...

Nền tảng kết nối theo yêu cầu Giúp tôi!, thành viên của Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia, chính thức ra mắt tính năng tư vấn y tế và sức khỏe tâm lý từ xa thông qua ứng dụng di động, tới người dân đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên toàn quốc.

Với mục đích thông qua công nghệ giúp giảm tải cho đội ngũ cán bộ y tế đang ngày đêm chống dịch, nền tảngGiúp tôi! cấp tốc được xây dựng và ra đời trong vòng 02 tuần bởi hơn 200 tình nguyện viên người Việt trên khắp thế giới, hoàn toàn miễn phí để phục vụ cộng đồng.

Thông qua ứng dụng Giúp tôi!, người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19 có nhu cầu tư vấn sẽ được kết nối với các y, bác sĩ, nhân viên y tế, chuyên gia tâm lý là tình nguyện viên (TNV) tư vấn để được hỗ trợ trực tiếp, thông qua hình thức nhắn tin (chat) hay cuộc gọi hình ảnh (video call). Chỉ cần 15 phút và với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet, một TNV đã có thể kết nối và tư vấn cho một người dân cần giúp đỡ, thông tin cá nhân, chi tiết nội dung trao đổi giữa các TNV tư vấn và người dân được bảo mật theo quy định của pháp luật.

Nền tảng tư vấn y tế

TS. Trần Việt Hùng - Đồng sáng lập dự án Giúp tôi! - rất tâm huyết với dự án

Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng ứng dụng Giúp tôi! miễn phí và dễ dàng

Ứng dụng Giúp tôi! được thiết kế đơn giản theo tiêu chí "Nhanh chóng Kết nối - Dễ dàng Trao đổi - Mọi lúc mọi nơi". Người dùng có thể cài đặt ứng dụng miễn phí tại App Store hoặc Google Play để nhận được trợ giúp trực tiếp từ các TNV tư vấn của Giúp tôi! với đúng chuyên môn, phù hợp yêu cầu của người dùng.

Người dùng có 2 cách để nhận được tư vấn y tế từ các TNV tư vấn. Thứ nhất là tư vấn trực tiếp thông qua tin nhắn (chat) hay cuộc gọi hình ảnh (video call) với các TNV tư vấn. Theo đó, người dùng chỉ cần mô tả vấn đề cần trợ giúp, bấm nút để gửi yêu cầu và hệ thống sẽ kết nối với TNV tư vấn phù hợp nhất. Mỗi phiên tư vấn trực tiếp kéo dài 15 phút, trừ khi TNV tư vấn quyết định kéo dài thời gian.

Thứ hai là hỏi & đáp,trong trường hợp không quá khẩn cấp,người dùng có thể gửi các câu hỏi lên hệ thống để các TNV tư vấn có thể trả lời sau.

Việc này giúp giảm tải cho hệ thống và các TNV tư vấn khi có quá nhiều cuộc gọi kết nối cùng lúc và các câu hỏi có thể đề cập cùng một vấn đề. Tính năng hỏi & đáp cũng giúp tận dụng tối đa thời gian rảnh của các TNV tư vấn, bất kỳ khi nào có thời gian, họ có thể truy cập vào hệ thống để trả lời các câu hỏi đã được gửi, nhằm hỗ trợ thông tin tốt nhất cho người dân, đặc biệt là người dân trong vùng ảnh hưởng nặng của dịch bệnh.

Nền tảng tư vấn y tế

Ths.BS Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế - đánh giá cao dự án

Hiện ứng dụng Giúp tôi! đang tập trung kết nối và hỗ trợ tư vấn cho 3 nhóm người dùng. Đó là nhóm người bệnh liên quan đến COVID-19 (F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ (chiếm 80% tổng số F0 hiện tại) và Fx đang cách ly tại nhà); Nhóm không mắc COVID-19 nhưng cần tư vấn sức khỏe, hỗ trợ chuyên khoa thường xuyên như thai phụ, trẻ em, người già có bệnh mạn tính, người khuyết tật, người có bệnh nền,... và nhóm người dân cần hỗ trợ về vấn đề tâm lý do ảnh hưởng của dịch.

Giúp tôi! nhận được sự tham gia của các y, bác sĩ, nhân viên y tế trên toàn quốc

Dự án Giúp tôi! nhận được ủng hộ, tham gia của nhiều y bác sĩ, nhân viên y tế, chuyên gia tâm lý trên toàn quốc với vai trò TNV tư vấn. Nhiều bệnh viện thậm chí đã huy động số lượng lớn y bác sĩ và nhân viên y tế tham gia để ủng hộ cho dự án. Đơn cử như bệnh viện 199 Bộ Công an đã có hơn 300 y, bác sĩ, nhân viên y tế tình nguyện trở thành TNV tư vấn của Giúp tôi!

Hiện dự án vẫn đang tích cực kết nối thêm đội ngũ các y bác sĩ chuyên khoa từ các bệnh viện, cơ sở y tế ở nhiều tỉnh thành, cùng tham gia, đặc biệt trong bối cảnh nhiều người dân không thể đến bệnh viện, phòng khám do tình trạng quá tải hoặc nằm trong khu vực phong tỏa do dịch bệnh nhưng vẫn rất cần tư vấn y tế, chăm sóc sức khỏe.

Ngoài ra Giúp tôi! cũng đang kết nối các F0 đã khỏi bệnh, đặc biệt đối với các F0, Fx là nhân viên y tế đang bị cách ly để tham gia tư vấn, hỗ trợ cho các F0 và F1 khác, thông qua chính trải nghiệm thực tế và kiến thức của họ, tạo nên cộng đồng các F0 giúp đỡ, chia sẻ cho F0.

Nền tảng tư vấn y tế

TS.BS Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa - BV Nhi TW - kêu gọi

Ngoài tính năng chính về kết nối y tế, đội ngũ Giúp tôi! đang làm việc tích cực để cho ra mắt trong tương lai sớm nhất các tính năng hỗ trợ khác cho người dân trong vùng dịch như kết nối về nhu yếu phẩm, trợ giúp giáo dục, việc làm…

Nền tảng tư vấn y tế

Ông Đỗ Lập Hiển - Thường trực Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 Quốc gia - chia sẻ

Với sự hỗ trợ về công nghệ và sự đồng hành của các Bộ, ngành, các tổ chức và cá nhân, Giúp tôi! hy vọng sẽ mang lại sự trợ giúp kịp thời cho người Việt Nam ở bất cứ vùng miền nào của đất nước, đặc biệt là ở những tỉnh thành đang bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19.

Chia sẻ tại sự kiện TekTalk mới đây, TS. Trần Việt Hùng cho biết: Giúp tôi! là một dự án cộng đồng do Got It Vietnam, STEAM for Vietnam, Kompa Group và Filum AI khởi xướng với mục tiêu sử dụng công nghệ để trợ giúp những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Nền tảng kết nối theo yêu cầu Giúp tôi! được xây dựng và vận hành bởi một nỗ lực toàn cầu đến từ hơn 200 tình nguyện viên người Việt ở khắp nơi trên thế giới và hơn 10 công ty, tổ chức.

Giúp tôi! là thành viên của Trung tâm công nghệ phòng chống, dịch COVID-19 quốc gia và được bảo trợ bởi Bộ TT&TT, Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
Nền tảng tư vấn y tế kết nối bác sỹ toàn quốc "Giúp tôi!": Sự trợ giúp kịp thời cho người Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO