Ô tô, điện thoại 5G thúc đẩy tăng trưởng doanh thu ngành bán dẫn

Hoàng Linh| 18/04/2022 10:03
Theo dõi ICTVietnam trên

Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu đang diễn ra nghiêm trọng, nhưng điều đó không ngăn được các công ty bán dẫn hàng đầu thế giới thành công rực rỡ trong năm 2021.

Theo thông tin từ Gartner, doanh thu ngành bán dẫn trên toàn thế giới tăng 26,3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 595 tỷ USD vào năm 2021, dẫn đầu là Samsung và Intel.

Andrew Norwood của Gartner cho biết: "Tình trạng thiếu hụt chip hiện nay tiếp tục tác động đến các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) trên toàn thế giới, nhưng sự gia tăng của điện thoại thông minh 5G và cùng với nhu cầu mạnh mẽ và hậu cần/giá nguyên liệu thô đã khiến giá bán trung bình của chất bán dẫn (ASP) cao hơn, góp phần tăng trưởng doanh thu đáng kể vào năm 2021".

Tăng trưởngtrở lại

Mộtđiểm đángchú ý nữa là tình trạng thiếu hụt chipít tạo ra sự khác biệt đối với doanh thu tổng thể và Gartner giải thích rằng cácthị trường công nghiệp và tự động hóa đã hồi sinh sau đại dịch, thúc đẩy nhu cầu tổng thể.

Đặc biệt, ngành công nghiệp ô tô đã có một năm thành công rực rỡ, tăng trưởng 34,9% và vượt trội so với tất cả các ngành công nghiệp khác. Truyền thông diđộng, rất quan trọng đối với điện thoại thông minh, tăng trưởng24,6%.

Số lượng điện thoại thông minh 5G được sản xuất đạt 556 triệu chiếcvào năm 2021, tăng từ 251 triệu chiếcvào năm 2020, do iPhone 13, Samsung Galaxy S22 và các thiết bị khác thúc đẩy nhu cầu.

Bộ nhớ, được thúc đẩy bởi DRAM, chiếm 27,9% doanh số bán dẫn trong cả năm, tạo ra doanh thu 41,3 tỷ USD.

Samsung và Intel dẫn đầu

Xét về cách thức hoạt động của các công ty riêng lẻ, thị trường bán dẫn được thống trị bởi hai tên tuổi là Samsung và Intel.

Bất chấp khó khăn, ngành bán dẫn đạt doanh thu cao - Ảnh 1.

Samsung đã đạt doanh thu đáng kinh ngạc 73,1 tỷ USD trong năm 2021 từ mảng bán dẫn và các mảng liên quan, tăng 28% từ 57 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 12,3% thị phần.

Intel cũngbáo cáo mức doanh thu 72,5 tỷ USD, giảm 0,3% so với mức 72,8 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 12,2% thị phần. Hai côngty đổi vị trí thứ nhất và thứ hai.

Tiếp theo là SK Hynix với 36 tỷ USD, tăng 40,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 6,1% thị phần; Micron với 28,6%, tăng 31,4% sovới cùng kỳ năm ngoái, chiếm 4,8% thị phần; Qualcomm với 27 tỷ USD, tăng 53,4% sovới cùng kỳ, chiếm 4,6% thị phần; Broadcom với 18,7 tỷ USD, tăng 19,3% sovới cùng kỳ, chiếm 3,2% thị phần.

Bacông ty Texas Instruments (17 tỷ USD), Nvidia (16,8 tỷ USD) và AMD (16,3 tỷ USD) với khoảng 3% thị phần.

Gartner lưu ý rằng có lẽ sự thay đổi đáng kinh ngạc nhất là đối với HiSilicon của Huawei, công ty chứng kiến doanh thu giảm 81% từ 8,2 tỷ USD xuống 1,5 tỷ USD do các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Hồi tháng 2, John Neuffer, giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn (SIA), cho biết năm 2021 là năm đầu tiên kể từ năm 2018 khi hơn 1.000 tỷ chip được xuất xưởng trong năm. Mặc dù kỳ vọng nhu cầu về bán dẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh mẽ nhưng ông chỉ đưa ra dự báo doanh thu bán dẫn tăng trưởng 8,8% hàngnăm vào năm 2022.

Trênthị trường bán dẫn toàn cầu, theo trang livemint, Ấn Độ làquốc gia đáng chú ý khi đã phê duyệt chương trình khuyến khích liên kết sản xuất (PLI) 76.000 rupi cho các nhà sản xuất chip vào tháng 12/2021. Vào tháng 2 năm nay, có 5 công ty đã nộp đơn đăng ký thành lập các nhà máy màn hình và bán dẫn trong nước, với kế hoạch đầu tư lên tới 1,53 vạn rupi. Các hồ sơ đăng ký có thông tin sẽ thành lập các nhà máy sản xuất bán dẫn 28nm - 65nm, với công suất khoảng 120.000 tấm wafer/tháng.

Trong số những công ty nộp đơn có Vedanta của Ấn Độ và Foxconn của Trung Quốc cho một liên doanh, ISMC (hợp tác giữa NextOrbit Ventures của UAE và Tower Semiconductor của Israel, hiện thuộc sở hữu của Intel) và những công ty khác. Trước khi công bố kế hoạch PLI, Tatas cũng được cho là đang đàm phán để mua một đơn vị lắp ráp và kiểm tra chất bán dẫn trị giá 300 triệu USD./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
  • AI, chuyển đổi số xoay chuyển lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng
    Sự phát triển của AI, cùng với làn sóng chuyển đổi số (CĐS), đang cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm tại Việt Nam. Từ cá nhân hóa dịch vụ đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
  • Ra mắt sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" của Đại tá, GS. Phan Phác
    Cuốn sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" với những bài viết mang giá trị lịch sử và thực tiễn sâu sắc được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn biên soạn và ra mắt độc giả đúng dịp cả nước trong không khí kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Đừng bỏ lỡ
Ô tô, điện thoại 5G thúc đẩy tăng trưởng doanh thu ngành bán dẫn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO