Thành phố thông minh: góc nhìn trong nước và hợp tác quốc tế

Phạm Hồng Phong| 15/05/2021 10:22
Theo dõi ICTVietnam trên

Sự gia tăng phát triển những sáng tạo công nghệ số khắp Đông Nam Á nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 là minh chứng cho cam kết không ngừng của khu vực trong việc xây dựng một loạt cơ sở hạ tầng và ứng dụng “thông minh”.

Tại Việt Nam, trong nỗ lực chống lại COVID-19, Hà Nội đã phát triển ứng dụng di động Hanoi SmartCity để tìm kiếm các cá nhân có tiếp xúc gần với người sau đó được xét nghiệm dương tính với COVID-19. 

Thành phố thông minh: góc nhìn trong nước và hợp tác quốc tế - Ảnh 1.

Ứng dụng Hanoi SmartCity giúp tìm kiếm các cá nhân có tiếp xúc gần với người sau đó được xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Còn trên phạm vi quốc gia, ứng dụng di động Bluezone được chính phủ Việt Nam phát triển vẫn đang được triển khai mạnh mẽ nhằm giúp người dân theo dõi sức khỏe, nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch và hỗ trợ điều trị khi cần thiết. Việc ra mắt ứng dụng Bluezone được coi là dấu mốc khởi đầu cho quá trình chuyển đổi số (CĐS) của ngành y tế và là một bước tiến trên con đường hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước trở thành quốc gia thông minh.

Đại dịch đã cho thấy không có giải pháp nào là đơn giản, nhưng chúng ta có thể cùng nhau vượt qua. Mạng lưới các thành phố thông minh (TPTM) ASEAN đóng vai trò là một nền tảng quan trọng, nơi các thành phố lớn từ 10 quốc gia thành viên ASEAN học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong cách thức hợp tác với các đối tác toàn cầu để áp dụng công nghệ thông minh, thúc đẩy mục tiêu chung về phát triển đô thị bền vững. 

Việt Nam hiện có 3 thành phố là Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đã tham gia Mạng lưới này từ năm 2018 và gần 40 địa phương đang triển khai mô hình TPTM.

Hợp tác đưa ra những quyết định tốt hơn, nhanh hơn

Quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa các công nghệ mới vào khu vực công. Văn phòng Chính phủ Việt Nam đã ra mắt Nền tảng trao đổi tài liệu điện tử quốc gia, một bước đi hướng tới xây dựng nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu số quốc gia. Các bộ, ngành địa phương đang tiến hành hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp (DN), đất đai quốc gia, hộ khẩu điện tử và dữ liệu chuyên ngành. Tới năm 2025, các cơ sở dữ liệu này sẽ được kết nối với Nền tảng trao đổi tài liệu điện tử quốc gia với trọng tâm là tăng cường an ninh mạng.

Theo một nghiên cứu gần đây của tổ chức tư vấn ESI ThoughtLab, và các đối tác khác, hầu hết các thành phố lớn trong khu vực đang đầu tư mạnh vào công nghệ đám mây và các dịch vụ công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) dựa trên nền tảng đám mây.

Tuy nhiên, trong khi các cơ quan chính phủ nhận ra rằng các dịch vụ đám mây sẽ cho phép họ đổi mới ở quy mô nhanh hơn bao giờ hết, thì vẫn tồn tại những lo ngại về bảo mật, tuân thủ quy định và ngân sách. Đó có thể chính là lý do 83% các nhà lãnh đạo các thành phố ASEAN cho biết họ ưa chuộng phương thức tiếp cận đám mây lai (hybrid cloud) cho việc triển khai các dịch vụ TPTM. Các đám mây lai cho phép các thành phố lưu trữ phần lớn dữ liệu và khối lượng công việc trọng yếu tại chỗ (on-premise), tích hợp với phần công việc tổng hợp mở dành cho người dân trên nền tảng đám mây.

Trong khi đó, những dịch vụ đám mây với các tính năng tích hợp sẵn AI sẽ đưa công nghệ mới nổi này vượt ra khỏi các phòng nghiên cứu cũng như các tổ chức lớn với chuyên môn chuyên sâu để trở thành xu hướng chủ đạo của khu vực công.

Một trong những lĩnh vực mà trí tuệ nhân tạo có nhiều tiềm năng là việc giải toả áp lực ùn tắc giao thông, nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường cũng như sự phiền toái ở các thành phố lớn của Đông Nam Á như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Jakarta và Kuala Lumpur. Theo báo cáo của McKinsey, tắc nghẽn đường bộ hiện gây thiệt hại cho các nền kinh tế châu Á từ 2% đến 5% tổng sản phẩm quốc nội của họ mỗi năm, số tiền dự báo sẽ vượt 35 tỷ USD vào năm 2030.

Việt Nam đang tăng tốc xây dựng để hỗ trợ thiết lập các dự án đô thị thông minh kết hợp với những công nghệ tiên tiến hàng đầu nhằm nâng cao năng lực điều hành và quản lý kinh tế của cả nước. Hơn nữa, huy động công nghệ và chuyên môn của các công ty quốc tế và địa phương, các kế hoạch TPTM nhắm tới giải quyết các vấn đề xã hội mà người dân phải đối mặt, bao gồm: sức khỏe môi trường điển hình như chất lượng nước và không khí, cải thiện sức khỏe người dân, nâng cao an toàn và an ninh tiên tiến, giáo dục chất lượng cao, và phát triển cộng động.

Ứng dụng phương pháp tiếp cận 'toàn thế giới', xây dựng một hệ sinh thái cho các cơ hội

Mục tiêu chính của các sáng kiến số công - tư và chia sẻ thông tin là nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận của các dịch vụ, và do đó cải thiện chất lượng cuộc sống của công dân.

Các cuộc đối thoại toàn cầu như cuộc họp thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới và Hội nghị Thượng đỉnh Các thành phố thế giới, hội tụ các nhà lãnh đạo thành phố và các chuyên gia trong ngành để cùng thảo luận về những thách thức đô thị cấp bách nhất, chia sẻ giải pháp và xây dựng các quan hệ đối tác mới.

Tóm lại, việc tận dụng sự đổi mới và tinh thần kinh doanh sẽ tăng cường năng lực của khu vực để tạo ra một hệ sinh thái các cơ hội cũng như chứng minh những gì có thể để phần còn lại của thế giới cùng học tập.

Trong khi cơ sở hạ tầng và dịch vụ số phù hợp mang lại cho các đô thị thông minh khả năng cần thiết để giải quyết những thách thức quan trọng nhất và nắm bắt những cơ hội lớn nhất, điều quan trọng không kém là xây dựng một hệ sinh thái gồm các đối tác đáng tin cậy để phát triển và thúc đẩy các giải pháp bền vững đó.

Các thành phố 4.0

1. Aarhus

2. Los Angeles

3. Athens

4. Madrid

5. Baltimore

6. Moscow

7. Barcelona

8. New York

9. Berlin

10. Orlando

11. Birmingham

12. Paris

13. Boston

14. Philadelphia

15. Copenhagen

16. Singapore

17. Helsinki

18. Tallinn

19. London

20. Vienna

Thành phố 4.0

Theo ESI ThoughtLab, 20 trong số 167 thành phố tham gia 1 khảo sát của họ, trên toàn cầu đã đáp ứng được tiêu chuẩn định nghĩa về Thành phố 4.0 (Cities 4.0) - đó là những nơi này đã có các bước tiến vượt trội trong việc tận dụng công nghệ, dữ liệu, hệ sinh thái và các mối quan hệ đối tác, bao gồm cả cấp lãnh đạo thành phố với doanh nghiệp, trường đại học, công dân và cộng đồng. Do đó, Cities 4.0 đang dẫn đầu về các sáng kiến TPTM hơn các thành phố khác. 

Ví dụ, họ triển khai rộng rãi 14 dự án TPTM so với trung bình là 7 dự án cho các thành phố khác và họ có cơ sở hạ tầng vượt trội, giao thông công cộng tốt hơn, đường xá, công viên, chăm sóc sức khỏe và kết nối số...

Ngoài ra, nhóm Cities 4.0 này cũng đã đạt được bước tiến lớn nhất trong phát triển bền vững (SDG), với 86% đạt được tiến bộ trong tất cả 17 mục tiêu của Liên Hợp Quốc. Và họ đang thấy họ có ROI (tỉ suất lợi nhuận) cao hơn trên các khoản đầu tư công nghệ được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực đô thị, bao gồm cả cơ sở hạ tầng số; giao thông; an ninh công cộng; đời sống và sức khỏe; chính phủ và giáo dục; sự bền vững; và năng lượng và nước.

Nghiên cứu cũng cho thấy các thành phố này đang đầu tư vào một loạt các công nghệ thông minh. Các khoản đầu tư lớn nhất hiện đang được thực hiện vào đám mây (87% thành phố trong nhóm 20 Cities 4.0), di động (85%), IoT (81%), sinh trắc học (72%) và AI (66%). Trong ba năm tới, các công nghệ có mức tăng đầu tư lớn nhất sẽ là bản sao số (+164%), in 3D (+125%), thực tế tăng cường /thực tế ảo (+63%) và kho dữ liệu (+50%).

Đại dịch Covid-19 thúc đẩy tiến trình phát triển thành phố 4.0 của Hà Nội - Ảnh 3.

Nhóm Cities 4.0 đã đạt được bước tiến lớn nhất trong phát triển bền vững (SDG), với 86% đạt tiến bộ trong tất cả 17 mục tiêu của Liên Hợp quốc.

Cuối cùng, dù là thành phố đang tiến tới mục tiêu Cities 4.0 như Hà Nội hay các thành phố đã là Cities 4.0 như Singapore thì yếu tố phát triển bền vững (SDG) vẫn luôn được nhấn mạnh trong báo cáo này. Điều đó cho thấy SDG thực sự quan trọng đối với bất kỳ địa phương nào. 

Lãnh đạo ở các thành phố có trong nghiên cứu này đang áp dụng các bài học kinh nghiệm trong đại dịch để tìm ra con đường đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Họ cho biết thành phố đã làm được nhiều nhất trong SDG là liên quan đến con người, bao gồm không nghèo đói (91% thành phố), sức khỏe và hạnh phúc (89%), công việc (86%) và giáo dục chất lượng (86%).

Nghiên cứu mang tên "Giải pháp TPTM cho thế giới rủi ro hơn" của ESI ThoughtLab được tiến hành dựa trên việc khảo sát 167 lãnh đạo thành phố từ 82 quốc gia trên thế giới (46 thành phố tại châu Á, bao gồm Hà Nội) với nội dung nhấn mạnh đáng kể vai trò quan trọng của công nghệ, dữ liệu, quan hệ đối tác và sự tham gia của người dân trong việc cho phép các thành phố phục hồi sau đại dịch COVID-19 và giúp cho ra đời một kiểu thành phố mới - Thành phố 4.0. Trong đó có một số nội dung đáng chú ý như:

- Đại dịch đã thúc đẩy hơn 1/3 số thành phố trên toàn cầu dành nhiều ưu tiên hơn cho các nỗ lực ích lợi xã hội.

- 65% lãnh đạo thành phố cho biết các chương trình thành phố thông minh rất quan trọng đối với phản ứng COVID-19.

- 25% lãnh đạo thành phố cho biết COVID-19 nhấn mạnh sự cấp thiết để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên hợp quốc.

- 20 thành phố trên toàn cầu được xác định là Thành phố 4.0 (châu Á có duy nhất Singapore) - những thành phố đi đầu trong việc sử dụng công nghệ thông minh, dữ liệu và quan hệ đối tác để đạt được các mục tiêu xã hội, môi trường và kinh tế của họ.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Thành phố thông minh: góc nhìn trong nước và hợp tác quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO